Các phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các phương pháp chữa trĩ không cần phẫu thuật là ưu tiên hàng đầu của nhiều bệnh nhân để tránh các biến chứng tiềm ẩn từ tác động của dao kéo như mất máu, đau đớn, nhiễm trùng vết mổ… Bạn có thể sử dụng một số biện pháp như sử dụng rau diếp cá, lá lốt, thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện thể dục…

6 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Một số phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc, thảo dược hay tập luyện có thể giúp khắc phục bệnh trĩ mà không cần đến phẫu thuật.

1. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thảo dược

Một số loại thảo dược lành tính có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả có thể kể đến như:

Lá diếp cá:

Rau diếp cá có tác dụng sát khuẩn, làm co búi trĩ. Khi dùng theo đường miệng có tác dụng trị nóng trong, táo bón – một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. 

chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Rau diếp cá là một trong những loại thảo dược dễ tìm nhưng có hiệu quả điều trị trĩ tốt

Dân gian thường dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ như sau:

  • Giã nát 100g rau diếp cá cùng với vài hạt muối ăn, sau đó đắp hỗn hợp này vào hậu môn. Sử dụng băng gạc y tế cố định thuốc lại trong vài tiếng để tăng hiệu quả. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
  • Sử dụng nước rau diếp cá tươi để ngâm rửa trực tiếp hậu môn hàng ngày.

Thầu dầu tía: 

Thực hiện như sau:

  • Hái 7 – 10 lá thầu dầu tía, đem rửa sạch.
  • Đun sôi cùng 2 lít nước trong 15 phút cho các hoạt chất trong lá thầu dầu được giải phóng ra nước.
  • Dùng nước này xông và ngâm hậu môn mỗi ngày có tác dụng giảm ngứa, tiêu sưng búi trĩ, chống ứ trệ máu ở hậu môn, giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch trĩ.

Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật bằng bồ kết:

Y học cổ truyền ghi nhận, quả bồ kết giúp kháng khuẩn, sát trùng và thu nhỏ búi trĩ.

  • Dùng ngoài: Nấu 15 quả bồ kết với 1,5 lít nước, sau đó ngâm mỗi ngày 1 lần.
  • Dùng trong: Tẩm sữa 5 quả bồ kết, nướng giòn, tán bột mịn, trộn mật làm hoàn. Uống mỗi ngày 10 viên cỡ đầu đũa. Đi tái khám sau khi hết thuốc để đánh giá kết quả.
bồ kết
Bồ kết có hiệu quả kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả

Tham khảo thêm: Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?

Lá lốt:

Lá lốt giúp chống đại tiện ra máu, giảm sưng viêm và làm bền thành mạch trĩ, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y.

Cách làm: Xay nhuyễn 100g lá lốt và chắt lấy nước cốt. Uống mỗi ngày 2 lần để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.

2. Khắc phục bệnh trĩ nhờ thói quen ăn uống sinh hoạt đúng cách

Một số người bị bệnh trĩ do lối sống không khoa học và chế độ ăn uống không đúng. Điều chỉnh thói quen không tốt có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trĩ, đặc biệt là ở các trường hợp nhẹ. Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn cần:

  • Uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Sử dụng rau giàu chất xơ và tính nhuận tràng như mồng tơi, rau ngót, rau đay, rau diếp cá.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu sắt như rau dền, các loại hạt, cải bó xôi, lòng đỏ trứng nếu đi cầu ra máu.
  • Tránh thức ăn nóng, cứng, chiên xào, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không sử dụng đồ uống kích thích như bia, rượu, chè đặc, nước ngọt có gas…
  • Vệ sinh hậu môn thường xuyên và tắm nước ấm để giảm đau và tăng cường lưu thông máu.
  • Đứng dậy và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 tiếng khi làm việc.
  • Tránh căng thẳng và ăn uống đúng giờ.
  • Tạo thói quen đi cầu hàng ngày.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và ức chế sự tiến triển của bệnh trĩ.
chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống đúng cách cũng giúp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Tham khảo thêm: 10+ bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tốt nhất và cách dùng

3. Tập luyện – cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật đơn giản

Một số bài tập đơn giản có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ, tăng cường lưu thông máu ở khu vực hậu môn, chống táo bón, giảm stress và nâng cao sức bền của các cơ co thắt ở hậu môn, khiến búi trĩ không còn cơ hội tiếp tục phát triển. Bạn có thể thử thực hành một số bài tập sau:

Bài 1: Gấp đùi kết hợp nâng hậu môn:

  • Nằm ngửa, đầu gối co lên phía trước.
  • Ép hai gót chân sát vào mông.
  • Từ từ nâng xương chậu rồi ưỡn lên, kết hợp co nhíu hậu môn lại trong 5 giây.
  • Thả lỏng cơ thể trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác này 20 lần mỗi ngày.

Bài tập 2: Co thắt hậu môn

  • Nằm hoặc ngồi với tư thế thả lỏng cơ thể, hướng suy nghĩ về phía bụng dưới.
  • Hít một hơi thật sâu và cùng lúc ép chặt hai bên mông và thót hậu môn lại, uốn cong lưỡi áp vào hàm trên.
  • Giữ tư thế này trong 5 giây rồi thở ra, đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường.
  • Lặp lại động tác này 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần.
chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Tập luyện là phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật, an toàn, tự nhiên

Bài tập số 3: Đi bộ

  • Đứng thẳng, khép nhẹ hàng, hai tay thả lỏng tự nhiên.
  • Tập trung hướng tinh thần về khu vực gần xương mu, ngón chân gập lại bám vào mặt đất.
  • Nhíu hậu môn lại và đi bộ từng bước chậm rãi, nhẹ nhàng, thở đều đặn.
  • Sau khoảng 5 phút, thả lỏng hậu môn ra và tiếp tục đi bộ ở tư thế bình thường trong 2 phút trước khi thắt hậu môn lại.
  • Áp dụng bài tập này mỗi ngày trong 30 phút.

Bài tập số 4: Tăng cường chức năng tiêu hóa

  • Đứng thẳng trên sàn nhà, hai chân mở rộng khoảng bằng vai, tay để thả lỏng tự nhiên.
  • Nhún đầu gối xuống tạo tư thế đứng tấn, miệng khép lại, cong lưỡi uốn quanh vòm miệng. Giữ lưng thẳng.
  • Giữ tư thế này cho đến khi có nước bọt, sau đó nuốt vào bụng và co nhóm hậu môn trong vài giây.
  • Nghỉ 5 giây và lặp lại động tác này 20 lần.

Tham khảo thêm: Khoai tây chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả không?

4. Châm cứu chữa bệnh trĩ

Châm cứu trong Đông y là phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay. Bằng cách kích thích các huyệt đạo liên quan bằng kim châm, phương pháp này giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương, giảm đau, thu nhỏ búi trĩ và cải thiện các triệu chứng khác.

Các huyệt đạo cần châm cứu chủ yếu thuộc kinh Bàng quang. Bao gồm huyệt: Thứ liêu, Trường cường, Bạch hoàn du, Thừa sơn… Trường hợp bị trĩ do táo bón thì kết hợp châm cứu thêm các huyệt: Đại trường du, Chi câu…

Bệnh nhân cần tiến hành châm cứu đều đặn 1 – 2 ngày một lần. Thời gian lưu kim khoảng 20 phút. Kết hợp với các biện pháp điều trị khác như xoa bóp, bấm huyệt, ngâm hậu môn trong nước ấm… để nhanh cải thiện bệnh tình.

5. Cách chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn

Diện chẩn là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1980. Phương pháp này sử dụng nhìn sắc mặt để đoán bệnh và kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ như lăn, hơ, gõ, cào để tác động lên các huyệt đạo trên sơ đồ phản chiếu.

Điều này giúp giảm các triệu chứng bên ngoài, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa nói chung và hậu môn trực tràng nói riêng.

chữa bệnh trĩ bằng diện chận
Diện chẩn tác động vào các huyệt đạo trên khuôn mặt để đẩy lùi bệnh trĩ mà không cần đụng đến dao kéo

Các bước chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn như sau:

  • Đầu tiên thầy thuốc dùng tay day ấn vào các huyệt đạo thuộc bộ thông nghẹt. Lần lượt theo thứ tự là huyệt 19 → huyệt 14 → huyệt 275 → huyệt 26. Hoặc có thể tác động vào bộ huyệt 312 → huyệt 184 → huyệt 61 → huyệt 39 → huyệt 85.
  •  Day các huyệt thuộc bộ tiêu viêm gồm: Huyệt 41→ huyệt 127 → huyệt 19 → huyệt 143 → huyệt 26 →huyệt 3 → huyệt 38.
  • Cuối cùng day các huyệt có tác dụng làm tan máu bầm: Huyệt 156 → huyệt 343 →huyệt 344.

Tần suất áp dụng: Thực hiện 30 phút x 1-2 lần mỗi ngày. Tìm đến các thầy thuốc có chuyên môn để điều trị và áp dụng kiên trì hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Tham khảo thêm: 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ – Giảm đau rát hiệu quả

6. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Dùng thuốc là một trong những cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật được áp dụng tại các bệnh viện. Có các nhóm thuốc chính:

  • Thuốc bôi: Bao gồm các loại kem hoặc gel chứa chất kháng viêm, giảm đau và tăng độ bền cho tĩnh mạch ở hậu môn. Các loại thông dụng như Proctolog, Titanoreine, Hemorrhostop…
  • Thuốc đạn đặt hậu môn: Bao gồm các thương hiệu như Avenoc, Witch Hazel, Calmol, Neo Haelar, chứa các hoạt chất hoặc chiết xuất tự nhiên giúp kiểm soát triệu chứng. Áp dụng 1-2 lần mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc uống: Thuốc co mạch (Phenylephrine, Norephinephrin, Epinephrin…), thuốc giảm ngứa (Hydrocortisone…), thuốc gây tê, giảm đau (Nupercainal, Dibucain, Lanacane…)
dùng thuốc
Dùng thuốc là biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả

Dùng thuốc tân dược có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Đông y cũng là giải pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh tin tưởng lựa chọn. Trong trường hợp bệnh trĩ mãn tính hoặc ở những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ trước và sau khi sinh, người già,… thì Đông y là giải pháp toàn diện hơn cả.

Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật mặc dù giải phóng bệnh nhân khỏi nỗi ám ảnh của “bệnh trĩ”, nhưng lại ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của ống hậu môn và có nguy cơ gặp biến chứng. Chi phí phẫu thuật cũng không nhỏ và bệnh trĩ có thể tái phát sau phẫu thuật.

Chính vì vậy, việc chỉ định phẫu thuật cắt trĩ đòi hỏi các bác sĩ phải xem xét kỹ lưỡng. Phương pháp này chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nội khoa nhưng không đáp ứng được, bệnh vẫn tiếp tục phát triển.
  • Bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp ở mức độ nặng (giai đoạn 4).
  • Bệnh trĩ ở giai đoạn 3 gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh.
  • Bệnh trĩ gây ra biến chứng như áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, rò hậu môn…

Có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật được áp dụng hiện nay. Những phương pháp này thường không cho hiệu quả trong một sớm một chiều mà đòi hỏi bệnh nhân phải có sự kiên trì, phối hợp tốt cùng bác sĩ để bệnh tật được đẩy lùi tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
sau phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì Sau khi phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì, kiêng cữ gì nhanh khỏi?

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì? Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý đóng…

bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì Người Bị Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi Nhất?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.…

Thuốc đặt trĩ TOP 6 Thuốc Đặt Trĩ (Nhét Hậu Môn) Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc đặt trĩ còn được biết đến là thuốc nhét hậu môn, là phương pháp điều trị được ưa chuộng…

thuốc co búi trĩ Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và…

Bệnh nhân khỏi hẳn chỉ sau 1 tháng điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc đến cảm ơn và chúc tết bác sĩ

Bất ngờ khi mang trong mình căn bệnh trĩ quái ác, hẳn ai cũng đều cảm thấy vô cùng bế…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua