Bệnh trĩ trong tiếng anh “Hemorrhoids” và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ trong tiếng Anh là Hemorrhoids. Đây là thuật ngữ y học để mô tả tình trạng sưng phồng của các mạch máu ở khu vực trực tràng và hậu môn. Tình trạng này thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi đi vệ sinh, thậm chí cả khi ngồi.

Hemorrhoids là gì?

Bệnh trĩ trong tiếng Anh được gọi là Hemorrhoids. Có khoảng 50% người bị bệnh trĩ và thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tuy vào vị trí mà bệnh trĩ được chia thành:

Hemorrhoids là gì?
Bệnh trĩ trong tiếng anh được biết đến là Hemorrhoids

Bệnh trĩ nội, tiếng anh là Internal Hemorrhoids:

Đây là tình trạng búi trĩ phát triển bên trong trực tràng. Người bệnh không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ.

Bệnh trĩ nội có thể gây chảy máu từ bên trong. Tuy nhiên, bởi vì có rất ít dây thần kinh cảm giác ở trực tràng, do đó, người bệnh có thể không cảm nhận thấy các cơn đau. Đôi khi bệnh trĩ nội có thể tăng sinh. Điều này có nghĩa là các búi trĩ có thể phát triển, tăng kích thước. 

Bệnh trĩ ngoại trong tiếng Anh là External Hemorrhoids:

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch bên ngoài hậu môn sưng to. Điều này dẫn đến các búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn, dẫn đến các cơn đau và chảy máu.

Bệnh trĩ ngoại có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Búi trĩ có thể sưng to lên, có màu hồng và gây đau đớn khi bạn đi đại tiện.

Trĩ nội và trĩ ngoại trong tiếng Anh
Bệnh trĩ ngoại trong tiếng anh gọi là External Hemorrhoids và trĩ nội là Internal Hemorrhoids.

Bệnh trĩ huyết khối với tên tiếng Anh là Thrombosis:

Đây là tình trạng búi trĩ ngoại tăng sản gây xuất hiện các cục máu đông chuyển sang màu tím hoặc màu xanh và có thể gây chảy máu. Bệnh trĩ huyết khối không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một tuần mà không cần điều trị y tế.

Gợi ý: Bị bệnh trĩ có đau bụng không? Giải đáp thắc mắc

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Hiện tại các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ thường bao gồm:

  • Căng thẳng khi đi vệ sinh.
  • Táo bón mãn tính mà không được điều trị đúng phương pháp.
  • Tình chất công việc ngồi lâu hoặc thường dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh.
  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ.
  • Béo phì, quá cân.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Bệnh tiêu chảy mạn tính cũng có thể gây bệnh trĩ.
  • Mang thai khiến tử cung mở rộng, gây áp lực lên các tĩnh mạch đại tràng dẫn đến việc hình thành các búi trĩ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Táo bón mãn tính có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau, khó chịu ở hậu môn.
  • Ngứa xung quanh hậu môn.
  • Xuất hiện các vết sưng xung quanh hậu môn hoặc rìa hậu môn.
  • Có máu trên giấy vệ sinh hoặc phân.

Mặc dù bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn khó chịu, nhưng bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh trĩ cũng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên bị bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu thiếu máu, da nhợt nhạt, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ kéo dài bao lâu?

Thời gian chữa lành bệnh trĩ phụ thuộc vào các mức độ khác nhau của bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và có thể khỏi trong 7 ngày.

Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ tăng sinh hoặc búi trĩ phát triển đến kích thước lớn hơn, người bệnh có thể cần khoảng 2 tháng để điều trị bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ và các dấu hiệu không biến mất sau một tuân, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Chữa như thế nào? 

Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng như:

  • Thiếu máu: Bệnh trĩ có thể gây ra thiếu máu mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. 
  • Xuất hiện cục máu đông: Thỉnh thoảng, cục máu động có thể hình thành trong một búi trĩ (bệnh trĩ huyết khối). Mặc dù không nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây đau đớn.
  • Bệnh trĩ tắc mạch: Đây là tình trạng nguồn cung cấp máu cho búi trĩ bị ngăn chặn. Điều này khiến người bệnh cực kỳ đau đớn, ngay cả khi không đi vệ sinh.

Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ thường được điều trị nội khoa bằng thuốc sau khi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng, hậu môn để xác định tình trạng bệnh. Hoặc áp dụng tiểu phẫu can thiệp ngoại khoa tùy thuộc mức độ nặng, nhẹ và biến chứng.

Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ

Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ dựa trên nguyên lý giảm nhanh triệu chứng – hiệu quả tức thì. Các loại thuốc thường dùng với mục đích kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa, làm mềm – co – teo búi trĩ để người bệnh dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc thường dùng: 

  • Thuốc bôi trĩ: Proctolog, Titanoreine, Hemorrhostop,…
  • Thuốc uống co mạch: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin
  • Thuốc giảm đau Hydrocortisone
  • Thuốc kháng sinh: Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen
  • Thuốc đặt điều trị bệnh trĩ:  Avenoc, Witch Hazel, Calmol,…

Ưu điểm: Thuốc tác dụng nhanh, hiệu quả cảm nhận tức thì. Cách sử dụng đơn giản nên được nhiều người lựa chọn.

Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu hóa, gây chóng mặt, buồn nôn,… Tác dụng thuốc mang tính tạm thời, bệnh có thể tái phát sau khi dừng thuốc.

Phẫu thuật cắt búi trĩ

Phương pháp thường không được khuyến khích vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng cả trong và sau quá trình phẫu thuật. Các tiểu phẫu cắt búi trĩ hoặc nội sinh sẽ được chỉ định khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.

Ưu điểm: Ứng dụng công nghệ hiện đại, khoa học để có hiệu quả tốt nhất. Được thực hiện cẩn thận bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Nhược điểm: Không giải quyết được gốc bệnh, bệnh vẫn có thể tái phát sau 1 thời gian.

Đông y chữa bệnh trĩ

Đông y chữa bệnh trĩ tập trung vào tổng thể. Ngoài tác động để giảm nhanh các triệu chứng, Đông y còn xử lý bệnh từ căn nguyên tận gốc để bệnh khỏi triệt để hơn.

Đông y chữa bệnh trĩ
Phương pháp Đông y có thể giúp điều trị bệnh trĩ tận gốc.

Nếu Tây y có nhiều loại thuốc khác nhau để người bệnh lựa chọn thì Đông y hạn chế hơn về số lượng các bài thuốc. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả lại rất tốt, thậm chí đảm bảo an toàn. Một số nguyên liệu thiên nhiên thường được dùng để chữa trĩ trong Đông y như: rau diếp cá, hoa hòe, cây xấu hổ, đường quy,….

Ưu điểm: Phương pháp Đông y khá an toàn, lành tính do các nguyên liệu từ thiên nhiên. Ngoài ra, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhược điểm: Thuốc có tác dụng khá chậm nên người bệnh cần kiên nhẫn khi sử dụng thuốc. 

Một số phương pháp khác điều trị bệnh trĩ tại nhà

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà:

  • Giảm đau bằng cách ngồi ngâm người trong bồn nước ấm ít nhất là 10 phút mỗi ngày. Người bệnh cũng có thể ngồi trên chai nước ấm để giảm đau cho bệnh trĩ ngoại gây ra.
  • Sử dụng thuốc đạn, thuốc giảm đau, thuốc mỡ và kem giảm đau không kê đơn.
  • Bổ sung các chất xơ.
  • Sử dụng các loại kem điều trị bệnh trĩ như Hydrocortison. Thuốc có thể làm giảm khó chịu và đau đớn do bệnh gây ra.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng xà phòng cần chú ý để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nhu cầu điều trị của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Đọc thêm: Bệnh trĩ có uống bia – rượu được không? Nên uống bao nhiêu đủ?

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân luôn mềm. Để ngăn ngừa bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. 
  • Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày nhưng tránh tiêu thụ rượu, bia và các chất kích thích.
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết, không nên trì hoãn cảm giác cần đi vệ sinh.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
  • Không nên ngồi quá lâu.

Bệnh trĩ thường được điều trị một cách dễ dàng và không để lại biến chứng. Do đó, nhận biết các dấu hiệu và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi bệnh trĩ.

Một số quan điểm không đúng về bệnh trĩ

Hầu hết các trường hợp người bệnh không điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn điều trị. Việc này có thể liên quan đến một số quan điểm sai lầm về bệnh trĩ như:

1. Chỉ người cao tuổi mới bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể phổ biến ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi 45 – 65.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ở người trẻ tuổi là do áp lực tác động lên trực tràng, căng thẳng, táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày mà không được điều trị. Ngoài ra, mang thai, béo phì, tăng cân đột ngột cũng có thể gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ chỉ xảy ra ở người cao tuổi?
Bệnh trĩ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà những lứa tuổi khác cũng có thể mắc phải bởi nhiều nguyên nhân.

2. Thực phẩm cay có thể gây ra bệnh trĩ

Điều này không hoàn toàn đúng. Thức ăn cay có thể gây khó chịu và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực phẩm cay không gây căng thẳng lên các tĩnh mạch ở hậu môn và không gây ra bệnh trĩ.

Một số nghiên cứu cho biết, các triệu chứng bệnh trĩ không trở nên nghiêm trọng khi người bệnh ăn thức ăn cay nóng. 

3. Nên tránh vận động khi bị bệnh trĩ

Quan niệm này hoàn toàn sai. Trên thực tế tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón, béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón, béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

4. Ăn nhiều trái cây sẽ không mắc bệnh trĩ

Ăn nhiều trái cây và rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, điều này không làm người bệnh miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Một người có thể bị bệnh trĩ khi tĩnh mạch hậu môn bị viêm, sưng bên trong ống hậu môn. Có nhiều tác nhân có thể gây ra điều này gồm ngồi lâu, kém vận động, dùng quá sức khi đi đại tiện.

5. Chỉ nam giới mới bị bệnh trĩ

Điều này hoàn toàn sai trái. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn khi mang thai và không có bằng chứng nào cho thấy cho thấy nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

6. Bệnh trĩ cần phẫu thuật để điều trị

Trong hầu hết các trường hợp bệnh trĩ không nguy hiểm và không cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Bệnh trĩ có cần phẫu thuật để điều trị không?
Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ có thể khỏi mà không cần phẫu thuật.

Có ít hơn 10% người bệnh trĩ cần phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, hầu hết người bệnh được áp dụng các biện pháp điều trị không xâm lấn.

7. Bệnh trĩ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh trĩ có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng hoặc đại trực tràng. Điều duy nhất có liên quan giữa bệnh trĩ và ung thư là bệnh trĩ khiến người bệnh mất máu khi đi đại tiện. Việc này có thể khiến người bệnh bỏ qua các dấu hiệu đầu tiên của ung thư trực tràng, đại trực tràng và ung thư hậu môn.

Do đó, nếu bạn trên 50 tuổi và trong gia đình có tiền sử ung thư, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bệnh trĩ trong tiếng anh và các vấn đề liên quan đến bệnh luôn là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Tuy bệnh trĩ không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh thì việc thăm khám là điều cần thiết. Việc điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nghiêm trọng không mong muốn. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:04 - 02/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:32 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Áp dụng chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn

Chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân quan…

Các cấp độ của bệnh trĩ – Cách nhận biết & độ nguy hiểm

Búi trĩ hình thành không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng…

Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ

"Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ" - GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều…

Thịt gà Người Bệnh Trĩ Có Ăn Được Thịt Chó, Gà Không, Tại Sao?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục của người bệnh.…

Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ bị đẩy ra ngoài và xuống khu vực hậu môn khi đi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua