Á Sừng Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Thông Tin Cần Biết
Á sừng sau sinh là bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương trên da như khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ, sưng đỏ… ở bàn tay, bàn chân và đặc biệt nghiêm trọng khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu không được phát hiện sớm và tích cực điều trị, các tổn thương có thể bị bội nhiễm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé sau sinh.
Bệnh á sừng sau sinh là gì?
Bệnh á sừng sau sinh là một dạng viêm da cơ địa xảy ra ở các chị em vừa sanh đẻ xong. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể bị á sừng nhưng thường xảy ra phổ biến nhất là ở các đầu ngón tay, ngón chân, gót chân. Bệnh đặc trưng với tình trạng như khô ráp, nứt nẻ, bong tróc da… và nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ gây nhiễm khuẩn dẫn đến sưng viêm, mưng mủ, nổi hạch, phát sốt…
Thực chất, căn bệnh á sừng này không gây nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ sau sinh, tuy nhiên chị em không được lơ là chủ quan trong điều trị và phòng ngừa để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây á sừng sau sinh
Cho đến hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây á sừng sau sinh nói riêng và bệnh á sừng nói chung. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, nhiều chuyên gia khẳng định bệnh này có liên quan đến một số yếu tố sau:
Do yếu tố di truyền
Á sừng có tính di truyền qua các thế hệ, vì vậy với những người có cùng huyết thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Đối với phụ nữ trước sinh không có dấu hiệu của bệnh á sừng nhưng sau sinh lại bùng phát bệnh, có thể liên quan đến vấn đề thay đổi gen sau sinh, tạo điều kiện bùng phát các triệu chứng á sừng như da khô, nứt nẻ, bong tróc…
Do thay đổi nội tiết tố
Cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều sau khi sinh, phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc suy giảm hormone đột ngột trong giai đoạn cho con bú. Lượng hormone bị mất cân bằng khiến nhiều bộ phận trên cơ thể gặp trục trặc, trong đó làn da là một trong những bộ phận ảnh hưởng nặng nề nhất. Da trở nên suy yếu, kích ứng lâu ngày và hình thành bệnh á sừng.
Do suy giảm hệ miễn dịch
Thời kỳ thai nghén khiến mẹ mệt mỏi cộng thêm sự phát triển từng ngày của thai nhi càng làm cơ thể thai phụ trở nên nặng nề hơn. Đến khi sinh xong, những mệt mỏi trong việc chăm sóc con nhỏ, ăn uống không đầy đủ, thiếu ngủ… càng khiến cơ thể mẹ suy nhược và suy giảm hệ miễn dịch. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus, nấm tấn công vào trong cơ thể.
Một trong những bộ phận dễ bị tấn công nhất là làn da của mẹ sau sinh, dễ kích ứng, các tế bào da phát triển nhanh bất thường, tăng quá trình sừng hóa làm cho lớp da cũ mới chồng chất lên nhau, từ đó gây ra bệnh á sừng.
Do các yếu tố dị ứng, nhiễm khuẩn
Như đã nói, hệ miễn dịch của phụ nữ sau sinh rất yếu kém, hàng rào bảo vệ cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm amidan, viêm họng, viêm da trong đó có bệnh á sừng.
Một số yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân vừa kể trên, bệnh á sừng cũng có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào nếu phụ nữ sau sinh tiếp xúc với các yếu tố sau:
- Cơ thể phụ nữ sau sinh dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc…
- Phụ nữ sau sinh gặp chấn thương hoặc nhiễm độc cơ thể nhưng không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ có nguy cơ bị á sừng cao hơn người bình thường.
Triệu chứng bệnh á sừng sau sinh
Tương tự như những người bệnh á sừng bình thường, phụ nữ sau sinh bị á sừng có thể gặp phải một trong nhiều các triệu chứng sau đây:
- Da khô, bong tróc: Hầu hết tất cả những người bị á sừng đều gặp phải triệu chứng này chứ không riêng gì với phụ nữ sau sinh. Lúc này, lớp da tại các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… khô ráp, sần sùi và bong tróc thành từng mảng.
- Ngứa ngáy, khó chịu: Đi kèm với tình trạng bong tróc da chính là những cơn ngứa ngáy cực độ, khiến mẹ bỉm phải liên tục gãi ngứa để giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Da nứt nẻ, chảy máu: Một số trường hợp mắc bệnh á sừng nặng, da khô đến mức nứt toác ra, tạo thành các rãnh sâu trên da và chảy máu. Lúc này, mẹ nên tránh cào gãi hoặc chà xát vì sẽ càng làm vết thương lan rộng, viêm loét, nhiễm trùng…
- Nổi mụn nước li ti: Một số trường hợp nhiễm trùng da làm nổi các đốm mụn nước li ti sần sùi trên bề mặt da. Chúng là nguyên nhân gây ngứa dữ dội, gãi nhiều gây đau rát và nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh càng ngày càng chuyển biến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.
Tùy theo mức độ bệnh, cơ địa thể trạng sức khỏe của từng người mà các triệu chứng sẽ có mức độ khác nhau. Khuyến cáo mẹ sau sinh nên chủ động thăm khám ngay khi vừa bùng phát các triệu chứng ban đầu, điều trị kịp thời phòng ngừa các biến chứng bệnh á sừng nguy hiểm.
Phụ nữ sau sinh bị á sừng có nguy hiểm không?
Bản chất của bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, các triệu chứng và biến chứng của bệnh là những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đối với phụ nữ sau sinh sức khỏe vốn yếu hơn người bình thường, nên khi mắc bệnh á sừng càng khiến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Điển hình như các triệu chứng khó chịu của bệnh khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ khiến cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tình trạng này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bởi trẻ trong giai đoạn đầu được khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, một số trường hợp phải dùng thuốc điều trị cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn sữa.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh bị á sừng nhưng chủ quan lơ là không điều trị còn làm tăng các biến chứng khó lường như:
- Bội nhiễm, hoại tử da
- Nhiễm trùng máu
- Suy giảm chức năng bảo vệ làn da
- ….
Cách điều trị bệnh á sừng nhanh khỏi, ngăn biến chứng
Cơ thể người mẹ sau sinh còn rất yếu ớt nên các biện pháp điều trị á sừng không được đa dạng như những người bình thường. Việc điều trị phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, đảm bảo chữa khỏi bệnh nhưng không làm ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe và chất lượng nguồn sữa. Dưới đây là 2 cách chữa á sừng sau sinh hiệu quả nhất:
1. Chữa bệnh á sừng cho phụ nữ sau sinh bằng mẹo dân gian
Chữa á sừng sau sinh bằng mẹo dân gian là phương pháp được ưu tiên hàng đầu vì đem lại hiệu quả tốt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, lành tính với cơ thể người mẹ. Thông thường, các mẹo dân gian này đều bắt nguồn từ các loại thảo dược tự nhiên, nấu nước ngâm rửa ngoài da để cải thiện triệu chứng, đặc biệt không gây tác dụng phụ và tiết kiệm tối đa chi phí cho mẹ.
Một số loại dược liệu tốt cho phụ nữ sau sinh bị á sừng như:
Lá lốt
Chữa á sừng bằng lá lốt là một trong những mẹo cực kỳ hiệu quả được nhiều người áp dụng, đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm giúp giảm sưng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, tinh chất lá lốt chứa hàm lượng lớn tinh dầu, hoạt chất alkaloid giúp giảm sưng viêm, làm mềm da, kích thích tái tạo phục hồi da và giảm thiểu các triệu chứng á sừng như ngứa ngáy, nứt nẻ…
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 50g lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm vào thau nước muối khoảng 15 phút.
- Cho vào nồi đun sôi lên trong vòng 15 phút thì tắt bếp.
- Rót nước lá lốt ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc thêm vào một ít nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ.
- Tiến hành ngâm rửa vùng da bị á sừng, vừa rửa vừa dùng bã lá lốt massage nhẹ nhàng để làm bong lớp da bị sừng hóa.
- Rửa sạch lại với nước và thấm khô bằng khăn sạch.
- Kiên trì thực hiện mẹo này 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh được dứt điểm hẳn.
Lá trầu không
Tương tự như lá lốt, lá trầu không có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Loại là này rất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa, làm đẹp da… và đặc biệt hỗ trợ chữa trị chứng á sừng sau sinh hiệu quả. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá trầu không chứa nhiều thành phần hoạt chất như axit amin, vitamin khoáng chất… có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự phát triển lây lan của chúng, thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của vết thương do á sừng sau sinh gây ra.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi, rửa kỹ qua nhiều lần nước và ngâm nước muối 15 – 20 phút.
- Đun sôi lá trầu không cùng 1 lít nước trong vòng 10 – 15 phút tùy theo lượng nước.
- Đổ cả nước và lá trầu không ra chậu lớn, tiến hành ngâm rửa lên vùng da bị tổn thương, kết hợp chà xát bã lá trầu không để tăng hiệu quả điều trị.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Lá chè xanh
Dùng lá chè xanh chữa á sừng sau sinh là một trong những mẹo dân gian hiệu quả và an toàn. Bởi trong loại dược liệu này có chứa hàm lượng vitamin khoáng chất, tinh dầu, đặc biệt là chất chống oxy hóa cao có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm, làm mềm da, thúc đẩy tái tạo da mới, phục hồi tổn thương.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 50g lá chè xanh tươi, tiến hành sơ chế và ngâm muối sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Cho lá trà vào nồi đun sôi lên cùng 1 lít nước.
- Đổ nước lá ra chậu, đợi cho nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng da bị á sừng của mẹ sau sinh.
- Phần bã lá không nên vứt vội, nên tận dụng để chà xát lên da nhẹ nhàng tăng hiệu quả điều trị.
- Chỉ cần thực hiện điều đặn 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
Lá tía tô
Mẹ sau sinh dùng lá tía tô rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp dùng trong điều trị bệnh á sừng. Theo các nghiên cứu, lá tía tô có vị cay, tính ấm, chứa lượng tinh dầu, vitamin khoáng chất lớn (như canxi, phospho, sắt…) giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc… nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 50 – 100g lá tía tô tươi, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng cho sạch vi khuẩn.
- Cho vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút.
- Đổ ra chậu, đợi cho nguội bớt tiến hành ngâm rửa vùng da bị á sừng.
Ngoài những loại dược liệu vừa kể trên, mẹ bỉm sữa cũng có thể tận dụng những loại khác có cùng công dụng như lá đinh lăng, lá huyết dụ, sài đất, rau răm… Đây đều là những loại dược liệu tự nhiên lành tính, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả tương đối. Mẹ nên chú ý chỉ nên sử dụng ngoài da như ngâm rửa hoặc bôi đắp (với điều kiện không có vết thương hở).
Lưu ý phương pháp này chỉ phù hợp với những chị em phụ nữ sau sinh bị á sừng mức độ nhẹ. Những trường hợp bệnh nặng nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
2. Trị á sừng sau sinh bằng thuốc Tây
Như đã nói, hầu hết các trường hợp á sừng sau sinh nhẹ đều đáp ứng điều trị với các bài thuốc dân gian. Ngược lại với những trường hợp bệnh nặng cần phải sớm được thăm khám kiểm tra và kê đơn thuốc trị bệnh á sừng phù hợp. Do sau sinh mẹ bỉm phải nuôi con bằng sữa mẹ nên việc dùng thuốc Tây cần phải hết sức thận trọng.
- Thuốc dạng bôi chống bạt sừng: Đây là nhóm thuốc bạt sừng có tác dụng cấp ẩm, làm mềm lớp sừng, ngăn cản tình trạng bong tróc da nhờ khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào thượng bì, giảm tốc hình thành sừng… Điển hình như salisylic acid 5%, diprosalic, dibetalic, betnoval..
- Thuốc chống viêm steroid: Điển hình như Gentrisone, Fucicort, Eumovate, Dermovate… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, chống dị ứng. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp á sừng sau sinh trung bình và nặng mới được sử dụng loại thuốc này do tác dụng phụ của thuốc khá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng thận, dạ dày, huyết áp, tim mạch… không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
- Kem dưỡng da: Phụ nữ sau sinh bị á sừng thường được chỉ định sử dụng kem dưỡng ẩm cải thiện triệu chứng. Loại kem này có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và duy trì độ ẩm cho da, ức chế quá trình sừng hóa và cải thiện các triệu chứng như khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ…
- Một số loại thuốc khác: Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, nguyên nhân gây á sừng sau sinh mà bác sĩ sẽ kê đơn toa thuốc phù hợp như thuốc chống nấm dạng mỡ bôi, thuốc kháng sinh…
Lưu ý: Các loại thuốc tân dược trị á sừng sau sinh rất dễ gây tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng nguồn sữa, không tốt cho mẹ và sự phát triển của em bé. Vì vậy, chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng thuốc để ngăn ngừa các rủi ro ngoài ý muốn.
Biện pháp phòng ngừa chứng bệnh á sừng sau sinh
Để giúp sớm thoát khỏi căn bệnh á sừng và phòng ngừa tái phát ổn định sức khỏe, mẹ bỉm nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ vệ sinh thân thể, hạn chế để mồ hôi, chất bã nhờn tồn đọng trên da quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh á sừng sau sinh.
- Cắt móng tay đều đặn hằng ngày để tránh làm tổn thương đến vùng da đang bị á sừng.
- Hạn chế để da tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường bị ô nhiễm. Đặc biệt, chị em nếu thường xuyên làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ… cần sử dụng găng tay, ủng, khẩu trang…
- Trường hợp bị á sừng ở chân nên mang tất trước khi đi giày, ngâm rửa chân bằng nước thảo dược, hạn chế đi bộ… để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
- Sau khi ngâm rửa tay chân nên dùng khăn thấm khô, đặc biệt là các kẽ ngón tay, ngón chân. Vì da càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công gây bệnh.
- Không nên ngâm tay chân với nước muối quá lâu vì nước muối sẽ hút nước trong các tế bào khiến da khô ráp, tăng nguy cơ vết nứt toác ra.
- Dưỡng ẩm da hằng ngày, ưu tiên chọn lựa nguyên liệu từ thiên nhiên, chăm sóc da với các bước phù hợp.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Tránh căng thẳng kéo dài, vận động thường xuyên để phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu chủ quan, lơ là không điều trị có thể gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Vì vậy, khuyến khích mẹ bỉm nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh á sừng ở trẻ em – Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả, an toàn
- Bệnh á sừng ở da đầu – Nguyên nhân và cách điều trị đúng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!