Tác hại của thức khuya – Mắc đống bệnh, giảm tuổi thọ

Thức khuya thường khiến con người cảm thấy mệt mỏi và thiếu tinh thần. Tuy nhiên, tác hại của thức khuya đôi khi có thể làm giảm tuổi thọ, gây ra nhiều bệnh tật và thậm chí là dẫn đến tử vong.

tác hại của thức khuya
Thức khuya có thể dẫn đến một số bệnh lý nhất định

Những tác hại của thức khuya đối với cơ thể người

Một số nghiên cứu cho thấy việc thức khuya có thể làm gián đoạn chu kỳ tự nhiên của giấc ngủ. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của trí não và năng lượng của bạn vào ngày hôm sau. Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến một số rối loạn sức khỏe lâu dài, cụ thể như:

1. Suy giảm hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có sự liên kết chặt chẽ với chu kỳ giấc ngủ và nhịp sinh học ở con người. Nhịp độ sinh học của con người được lập trình 12 giờ ánh sáng và 12 giờ trong bóng tối. Do đó, thức khuya làm rối loạn nhịp sinh học bình thường và khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Trong một số nghiên cứu cho biết việc thức khuya có thể làm tăng các tế bào miễn dịch tiền viêm. Điều này khiến cơ thể mất khả năng chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm mốc.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ

Những người thức khuya thường sở hữu ít chất trắng ở các khu vực não bộ. Chất trắng là chất béo có trong não và tạo điều kiện để các tế bào thần kinh liên kết và hoạt động. Chất trắng cũng hỗ trợ truyền các tín hiệu đến các khu vực khác nhau của cơ thể và kiểm soát các hoạt động của cơ thể.

Việc thiếu chất trắng sẽ ức chế khả năng truyền tín hiệu của não đến cơ thể. Do đó, người thường thức khuya hoặc thiếu ngủ đôi khi sẽ có phản ứng chậm chạp, suy giảm chức năng nhận thức và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

giảm tác hại của thức khuya
Mất ngủ làm rối loạn việc truyền các tín hiệu đến các khu vực khác nhau của cơ thể

3. Ảnh hưởng đến thói quen ăn uống

Khi ngủ và ăn uống lệch giờ sinh học có thể dẫn đến sự thay đổi thèm ăn và trao đổi chất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thói quen ăn vặt nhiều hơn vào buổi tối, điều này có thể gây tăng cân.

Một số thói quen ăn uống xấu do tác hại của thức khuya bao gồm:

  • Ăn nhiều calo hơn trong suốt cả ngày.
  • Tiêu thụ gấp đôi lượng thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,…
  • Có xu hướng ăn ít rau xanh và trái cây tươi.

4. Tình trạng da kém

Thời gian để da hồi phục là vào 22 – 23 giờ mỗi đêm. Do đó, nếu bạn không thư giãn và nghỉ ngơi vào khoảng thời gian này, da sẽ không được phục hồi và tự chữa lành.

Ngủ đủ là cách tốt nhất để Hydrat hóa làn da và tránh khỏi các vấn để nhạy cảm và bong tróc. Do đó, người thường thức khuya sẽ có làn da kém sắc, khô, xỉn màu, sạm nám và rất nhạy cảm.

Xem thêm: Các tác hại của thức khuya với phụ nữ – Da xấu, dễ ung thư…

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa

Theo một số nghiên cứu, nam giới thức khuya thường có xu hướng mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa gấp đôi những người khác.

Những người thức khuya thường có thói quen ăn uống nhiều calo sau 8 giờ tối để duy trì sự tỉnh táo. Bên cạnh đó, người thức khuya cũng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo (điện thoại, máy tính, tivi, đèn,…). Hai lý do này có thể dẫn đến việc rối loạn chức năng trao đổi chất của cơ thể và dẫn đến tiểu đường.

6. Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Một người trưởng thành, khỏe mạnh cần ngủ 6 – 8 giờ mỗi đêm. Trên thực tế việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể hồi phục để hoạt động tốt hơn vào hôm sau.

Trong lúc ngủ, não bộ sẽ sắp xếp lại thông tin. Do đó, khi thức khuya có thể làm rối loạn thông tin ở não bộ và làm suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh cũng cảm thấy mất tập trung, dễ chóng mặt, mệt mỏi và thường không thể tập trung ghi nhớ một vấn đề dễ dàng, nhanh chóng.

các tác hại của thức khuya
Thức khuya làm rối loạn thông tin của não và làm suy giảm trí nhớ

7. Phản ứng chậm

Khi não bộ không nghỉ ngơi đủ, não sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin. Điều này khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để phản hồi lại các thông tin và sự việc trong cuộc sống hàng ngày.

Việc xử lý thông tin chậm có thể khiến bạn đưa ra một số quyết định không đúng đắn. Đôi khi phản ứng chậm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

8. Có nguy cơ rối loạn giấc ngủ

Những người thức khuya, khó ngủ và mất ngủ thường xuyên có nhiều nguy cơ rối loạn giấc ngủ hơn những người khác. Bên cạnh đó, người thức khuya cũng dễ mắc các chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hay nằm mơ hoặc mộng du.

9. Tăng nguy cơ bệnh tim

Khi bạn ngủ muộn, cơ thể có thể giải phóng một loại hormone gọi là Cortisol. Hormone này có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý về tim mạch và huyết áp.

Theo các nghiên cứu cho thấy, thức khuya có thể gây rối loạn lịch trình giấc ngủ và làm nguy cơ bệnh tim tăng lên 11%.

10. Tăng nguy cơ trầm cảm và tâm thần

Trầm cảm và bệnh tâm thần có thể là một trong các tác hại của thức khuya. Khi ngủ muộn, cơ thể không đủ nghỉ ngơi đầy đủ, não bộ bị căng thẳng nghiêm trọng. Nếu căng thẳng này không được giải tỏa đúng cách có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm.

Thức khuya cũng làm cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Điều này có thể dẫn đến một cảm giác và các suy nghĩ tiêu cực. Người thường hay thức khuya thường có xu hướng u ám, chán nản và dẫn dẫn đến các hành vi tiêu cực hơn người ngủ đủ.

những tác hại của thức khuya
Thức khuya có thể tăng nguy cơ trầm cảm

11. Thức khuya gây giảm tuổi thọ

Theo một số nghiên cứu từ Anh Quốc, việc ngủ muộn làm tăng 10% nguy cơ tử vong. Những tác hại của thức khuya như làm lệch giờ sinh học, rối loạn tiêu hóa, bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn thần kinh và rối loạn hô hấp đều góp phần làm suy giảm sức khỏe tổng thể và giảm tuổi thọ của con người.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy những người thức khuya, không có các bệnh lý khác thường có tuổi thọ ngắn hơn 6.5 năm so với người có cùng điều kiện những ngủ đầy đủ giấc mỗi tối.

Thức khuya có thể dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy giảm tuổi thọ. Do đó, để làm giảm tác hại của thức khuya mọi người đi ngủ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể bù đắp vào những giờ ngủ bị thiếu của ngày hôm trước thông qua việc ngủ trưa và đi ngủ sớm hơn ngày bình thường.

Những người làm việc về đêm hoặc làm việc thay ca cần điều chỉnh thời gian sinh học hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn bị khó ngủ hoặc mất ngủ mãn tính, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Chia sẻ:
Chưng yến bao lâu Chưng Yến Bao Lâu Để Đạt Giá Trị Dinh Dưỡng Tốt Nhất?

Chưng yến bao lâu để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người.…

Nôn ói (mửa): Nguyên nhân, cơ chế, chẩn đoán và điều trị

Nôn ói (mửa) là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Triệu chứng này có…

1 tai yến ăn được nhiêu lần? 1 Tai Yến Chưng Bao Nhiêu Nước? Ăn Được Nhiêu Lần?

Yến chưng là món ăn bổ dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chưng yến đúng…

19 tác dụng của sữa chua với sức khỏe và cách dùng

Sữa chua mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ăn sao…

Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?

Nhân sâm được xem là vị thuốc đại bổ nhờ có nhiều công dụng quý cho sức khỏe như chống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua