Tác hại của thức khuya với phụ nữ – Da xấu, dễ ung thư…

Da sạm, xuất hiện nếp nhăn, giảm mức độ tập trung, tăng cân, huyết áp cao,… là các tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ. Ngoài ra, thói quen này kéo dài còn ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây suy giảm ham muốn và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ
Thức khuya là thói quen gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nữ giới

Tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ

Thức khuya là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nữ giới.

Các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên thức khuya thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn và có tốc độ lão hóa nhanh hơn những người ngủ trước 23 giờ. Ngoài ra, thói quen này còn ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.

Dưới đây là một số tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ, bao gồm:

1. Da sạm và xuất hiện nếp nhăn

Làn da là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi thói quen thức khuya. Sau một đêm thức khuya và ngủ không đủ giấc, bạn có thể nhận thấy da sạm, tối và khô hơn bình thường. Nguyên nhân là do thức khuya làm ngưng trệ quá trình thải độc khiến độc tố ứ đọng trong tế bào da và gây ra hiện tượng sạm đen.

tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ
Thức khuya có thể gây khô da, sạm nám và dễ hình thành các nếp nhăn

Bên cạnh đó, thức khuya còn khiến da không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa tổn thương do tác hại của ánh nắng mặt trời và một số tác nhân khác như bụi, vi khuẩn, gió,…

Vì vậy nếu thường xuyên thức khuya, làn da sẽ có xu hướng hình thành các đốm nâu, mụn trứng cá, lỗ chân lông to và dễ xuất hiện nếp nhăn.

2. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hệ quả do thức khuya trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do thức khuya làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng, từ đó làm giảm nồng độ hormone estrogen, progesterone và một số thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa.

tác hại của thức khuya đối với phụ nữ
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tác hại thường gặp nhất của việc thức khuya đối với phụ nữ

Hormone bị rối loạn và mất cân bằng có thể dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, mệt mỏi, đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chuyên gia cho rằng, nữ giới có thói quen thức khuya thường gặp các triệu chứng bất thường trong giai đoạn hành kinh như lượng máu kinh ít/ nhiều hơn, máu có màu nâu, đen, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…

3. Giảm ham muốn tình dục

Ngoài khả năng sản xuất trứng, hormone estrogen còn duy trì chức năng sinh lý và ham muốn ở nữ giới. Do đó thức khuya kéo dài còn có thể gây suy giảm hormone và dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và ít suy nghĩ đến chuyện chăn gối.

4. Tăng nguy cơ ung thư vú

Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, ung thư vú có khả năng tăng lên gấp 1.5 lần ở nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Thức khuya có thể gây mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Bên cạnh đó, thói quen thức khuya còn làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone melatonin. Hormone này có vai trò giúp não bộ nghỉ ngơi, tạo cảm giác buồn ngủ, chống lại quá trình hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Do đó thường xuyên thức khuya có thể làm giảm hormone melatonin và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng,…

5. Tăng đường huyết và huyết áp

Ngoài những tác hại nói trên, nữ giới thường xuyên thức khuya còn đối mặt với tình trạng tăng huyết áp và đường huyết. Bởi thói quen này có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển hóa, từ đó làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, thức khuya, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng huyết áp. Trong trường hợp thức khuya kéo dài, bạn có thể mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim,…

6. Suy giảm trí nhớ

Ngủ thời điểm não bộ nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Vì vậy nếu thường xuyên thiếu ngủ và thức khuya, não bộ sẽ không có đủ thời gian để hồi phục và sửa chữa các hư tổn.

tác hại của thức khuya đối với phụ nữ
Não bộ không có đủ thời gian tái tạo và hồi phục thường có xu hướng suy giảm trí nhớ, kém tập trung,…

Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm số lượng tế bào thần kinh, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, lờ đờ, thiếu tập trung,… Các chuyên gia cho biết, nữ giới có thói quen thức khuya thường có hiệu suất học tập và làm việc kém so với những người ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

7. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa

Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa,… là các tác hại của việc thức khuya đối với cả nam và nữ giới. Nguyên nhân là do thức khuya kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết dịch vị và gây rối loạn nhu động ruột.

Người thường xuyên thức khuya thường có chức năng tiêu hóa kém, dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ăn không ngon,… Ngoài ra thói quen này còn ảnh hưởng đến tiến triển của các bệnh lý ở đường tiêu hóa và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

8. Mắc các bệnh về tâm thần

Theo thống kê của Asianone Health, phần lớn người bị rối loạn trầm cảm đều có thói quen thức khuya, mất ngủ và ngủ không đủ giấc. Bởi những thói quen này có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, dẫn đến trạng thái lo âu quá mức và trầm cảm.

tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ
Thức khuya kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,…

Ngoài ra, thói quen thức khuya còn gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến rối loạn cảm xúc và phát triển các suy nghĩ tiêu cực.

9. Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là trạng thái toàn thân mệt mỏi, kém tập trung, lo âu và chán ăn. Tình trạng này có thể xảy ra do căng thẳng, làm việc quá sức hoặc có thể là hệ quả do thói quen thức khuya.

Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến một vài cơ quan mà tác động đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài, các cơ quan sẽ có xu hướng suy giảm hoạt động và dẫn đến tình trạng suy nhược.

10. Suy giảm hệ thống miễn dịch

Thường xuyên thức khuya còn có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Các hạch bạch huyết là cơ quan sản sinh kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và những tác nhân gây hại.

tác hại của thức khuya với phụ nữ
Thiếu ngủ và thức khuya có thể làm giảm số lượng bạch cầu và gây suy giảm hệ thống miễn dịch

Tuy nhiên nếu thường xuyên thức khuya, các cơ quan này có thể bị tổn thương, hư hại và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng. Các chuyên gia cho biết, ngủ sau 23 giờ và giấc ngủ kéo dài ít hơn 6 tiếng/ ngày có thể khiến số lượng bạch cầu suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

11. Các tác hại khác

Ngoài ra, thói quen thức khuya ở nữ giới còn có thể gây ra một số tác hại sau đây:

  • Tăng nguy cơ u nang buồng trứng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Tăng cân/ béo phì
  • Giảm khả năng sinh sản
  • Thị lực suy giảm
  • Ù tai
  • Đau nửa đầu
  • Rối loạn tiền đình

Bài viết đã tổng hợp các tác hại của việc thức khuya đối với nữ giới. Hy vọng qua những thông tin trên bạn có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của thói quen thức khuya và có các biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ sức khỏe. Trong trường hợp thức khuya, mất ngủ do các bệnh lý thực thể, bạn nên thăm khám để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chia sẻ:
Quả nhàu khô – Tác dụng & Dùng đun nước uống hay ngâm?

Quả nhàu khô có rất nhiều công dụng tuyệt vời như chữa bệnh gút, thải độc, trị mụn cóc, giảm…

Yến chưng bí đỏ Yến Chưng Bí Đỏ – Cách Sơ Chế Thơm Ngon Mà Đơn Giản

Yến chưng bí đỏ là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt phù hợp với trẻ…

Đậu đũa: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Đậu đũa có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả chứa hầu hết các nhóm chất thiết yếu cho cơ…

Nước yến ngân nhĩ Nước Yến Ngân Nhĩ Là Gì? Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Nước yến ngân nhĩ là sản phẩm có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt,…

Biến chứng bệnh Lupus ban đỏ (thận, tim, phổi, thần kinh)

Lupus ban đỏ là bệnh lý diễn biến phức tạp, phát triển theo từng đợt, đợt sau thường nặng hơn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua