Kinh nguyệt tuổi dậy thì và những vấn đề thường gặp

Kinh nguyệt tuổi dậy thì là khoảng thời gian hành kinh từ 10 – 15 tuổi. Tuy nhiên, do hoạt động nội tiết ở lứa tuổi này chưa ổn định nên các bạn gái có thể gặp các vấn đề trục trặc liên quan đến kinh nguyệt như trễ, rong hoặc bế kinh.

Kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt tuổi dậy thì thường xuất hiện vào độ tuổi nào?

Tuổi dậy thì bắt đầu được đánh dấu bằng lần đầu tiên có kinh nguyệt. Phần lớn các cô bé sẽ có kinh nguyệt lần đầu khi bước vào độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, ở một vài đứa trẻ khác, việc hành kinh có thể sẽ xảy ra sớm hoặc muộn hơn. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ, do đó, có nhiều trẻ dậy thì nhanh hơn những đứa trẻ khác. Thế nhưng, trong trường hợp trẻ sau 16 tuổi nhưng vẫn chứa xuất hiện kinh nguyệt, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để chắc chắn cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển bình thường.

Vấn đề thường gặp liên quan đến kinh nguyệt tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, quá trình dậy thì diễn ra có thể khiến trẻ gặp nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tâm lý, bao gồm các vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, do hoạt động nội tiết tố ở độ tuổi này vẫn chưa ổn định nên nhiều trẻ gặp phải các vấn đề trục trặc liên quan đến kinh nguyệt. Cụ thể như:

1. Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Theo các bác sĩ, trong hai năm đầu khi trẻ mới bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ thường bất thường, không đều. Điều này có nghĩa là chu kỳ hành kinh của trẻ thường không xảy ra đúng vào ngày cụ thể đã được tính trước đó. Thông thường, lần kinh thứ hai của trẻ sẽ xuất hiện trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ ngày đầu tiên trẻ có kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rối loạn, kinh nguyệt của trẻ có thể xuất hiện sớm hơn hoặc chậm hơn một đến hai tháng.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu hơn 3 tháng mà trẻ không có kinh lại, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Bởi một số trường hợp, kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cho thấy con trẻ mắc phải bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản.

hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt không đều tuổi dậy có thể là do căng thẳng, stress gây nên

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể là do biến động về nội tiết tố nhưng cũng có thể là do các yếu tố sau gây nên:

  • Do trẻ tập thể dục quá sức: Tập thể dục thể thao giúp máu lưu thông tốt, việc hành kinh diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ tập thể dục quá sức có thể tác động xấu đến chu kỳ hành kinh của trẻ. Chẳng hạn như các động tác tập luyện nặng có thể làm giảm thời gian hành kinh xuống, trẻ có thể có kinh 5 ngày vào tháng trước nhưng tháng sau trẻ chỉ chảy máu nhẹ ở 2 – 3 ngày. Ở một số trường hợp, kinh nguyệt của trẻ ngừng hẳn. Nếu trẻ nghỉ ngơi thì kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường
  • Căng thẳng hoặc do rối loạn ăn uống: Bước vào độ tuổi này, tâm sinh lý trẻ thường bị thay đổi nên dễ gặp phải vấn đề căng thẳng, stress liên quan đến việc học, gia đình,… Nếu căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt khiến việc hành kinh không đều. Ngoài yếu tố tâm lý, trẻ cũng trải qua những rối loạn trong ăn uống như ăn vào ói hoặc biếng ăn,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt của trẻ
  • Do mang thai: Kinh nguyệt của trẻ không đều cũng có thể liên quan đến vấn đề mang thai. Do đó, khi thấy biểu hiện này, cha mẹ nên hỏi xem trẻ có quan hệ tình dục trong thời gian gần đây không. Nếu có, các mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám bác sĩ.

2. Rong kinh tuổi dậy thì

Bình thường, thời gian có kinh của trẻ thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, khi thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày, trẻ đã bị rong kinh. Tình trạng này xảy ra với các biểu hiện như kinh nguyệt ra nhiều, da trẻ xanh xao và mệt mỏi do thiếu máu,…

Rong kinh nếu không điều trị sớm có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tình dục do huyết ra nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chưa kể đến, nếu vi khuẩn xâm nhập vào sâu vòi trứng có thể gây hẹp hoặc tắc vòi trứng, làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung. Ngoài ra, rong kinh tuổi dậy thì chính là nguyên nhân gây rụng trứng dẫn đến vô sinh. 

Do đó, khi thấy tình trạng kinh nguyệt của con kéo dài quá thời gian hành kinh bình thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Cách chăm sóc và xử lý rong kinh hiệu quả là trong quá trình diễn ra kinh nguyệt, trẻ không nên xách hoặc mang vác, làm việc nặng. Bên cạnh đó, trẻ nên giữ đầu óc thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều vì đây chính là nguyên nhân tác động đến lượng kinh trong thời gian kinh nguyệt.

3. Bế kinh tuổi dậy thì

Bế kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng trẻ vẫn có kinh nguyệt như bình thường nhưng huyết dịch thường bị ứ lại và không chảy ra ngoài. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do cơ quan sinh dục của trẻ không phát triển. Bên cạnh đó, bế kinh cũng có thể là do màng trinh có lỗ quá hẹp hoặc không có lỗ.

Bế kinh tuổi dậy thì thường xuất hiện với các biểu hiện như trẻ bị đau bụng dưới đều đặn hàng tháng. Trong những tháng đầu, mỗi lần có kinh đau 3 – 4 ngày và sau đó bình thường trở lại. Tuy nhiên, khi bước vào những tháng sau, số ngày đau có thể tăng lên 5 – 6 ngày kèm theo sự xuất hiện một khối trên xương mu gây đau nhức dữ đội. Ngoài đau, trẻ còn cảm thấy căng tức và nặng ở âm hộ. Trong trường hợp vén hai môi bé sẽ thấy màng trinh có màu tím, nguyên nhân là do huyết kinh làm giãn căng.

rong kinh tuổi dậy thì
Bế kinh là hiện tượng trẻ vẫn có kinh nguyệt như bình thường nhưng huyết kinh bị ứ đọng không thoát ra ngoài được

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bế kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị ở mỗi trẻ khác nhau. Cụ thể, đối với trường hợp bế kinh do màng trinh không thủng, nhân viên y tế chỉ cần rạch thủng màng trinh thì huyết kinh sẽ thoát ra ngoài dễ dàng.

Còn bế kinh do khiếm khuyết âm đạo như âm đạo có vách ngăn ngang hay không phát triển ở đoạn dưới, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt vách ngăn. Hoặc họ cũng có thể mổ tạo hình phần âm đạo không phát triển để huyết kinh chảy ra ngoài. Trong trường hợp bế kinh do không có âm đạo khiến cơ quan sinh dục chỉ có phần buồng trứng, tử cung mà không có âm đạo, để huyết kinh thoát ra ngoài, cần phẫu thuật tạo hình âm đạo.

Bế kinh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến huyết kinh không thoát ra ngoài sẽ đọng hoặc tràn lên vòi trứng, làm căng phồng tử cung và giãn vòi trứng. Tình trạng này nếu tiếp diễn sẽ khiến niêm mạc hai cơ quan này bị phá hủy, gây vô sinh. Nghiêm trọng hơn, huyết kinh ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tử cung, vòi trứng và gây biến chứng viêm phúc mạc, ổ bụng nguy hiểm.

Hướng dẫn cách vệ sinh kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt tuổi dậy thì là một trong những hiện tượng sinh lý rất đỗi bình thường, bất kỳ người con gái nào cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, trong tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như kinh nguyệt không đều, rong kinh hay bế kinh, cha mẹ nên hướng dẫn con trẻ cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trong những ngày hành kinh.

Ngoài ra, phụ huynh nên nhắc nhở con trẻ thường xuyên thay băng khi máu thấm nhiều. Mỗi lần thay băng nên vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch và sản phẩm vệ sinh chuyên dụng. Tuyệt đối không xịt nước vào cửa mình hay dùng tay rửa sâu vào bên trong. Lưu ý, trẻ nên rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới chuyển sang rửa hậu môn. Không nên dùng tay rửa hậu môn để rửa vùng sinh dục nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn. Sau khi rửa xong nên dùng khăn bông mềm, sạch lau lại.

Kinh nguyệt tuổi dậy thì thường xảy ra với nhiều biểu hiện bất thường. Do đó, để hạn chế nguy cơ do các chứng bệnh liên quan đến sự rối loạn kinh nguyệt, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị nếu trẻ gặp các vấn đề về hành kinh hay đau bụng hàng tháng.

Ngày đăng 11:52 - 02/10/2022 - Cập nhật lúc: 11:52 - 03/10/2022
Chia sẻ:
Dấu hiệu dậy thì ở nam giới & các kiến thức nhất định phải biết

Quá trình dậy thì ở nam giới thường diễn ra trong khoảng thời gian dài với sự thay đổi cả…

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt nhất hiện nay (2024)

Chứng đau bụng kinh thường ghé thăm trước, trong hay sau những ngày "đèn đỏ" đã trở thành nỗi khiếp…

Thuốc Lục Vị F – Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Lục Vị F là dược phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Fito Pharma - Việt Nam. Sản phẩm…

bạn trai có nhu cầu cao 1001 cách đối phó “bạn trai có nhu cầu sinh lý cao”

Chỉ cần chú ý quan sát một chút, bạn có thể dễ dàng nhận biết người bạn trai của mình…

10 bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì và cách tập đúng

Các bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì rất quan trọng để đạt đến một chiều cao lý tưởng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua