Bị sỏi thận ăn rau muống được không? Bác sĩ giải đáp

Bị sỏi thận ăn rau muống được không là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Rau muống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, dễ chế biến và thơm ngon. Tuy nhiên một số người không nên ăn loại rau này.

Bị sỏi thận ăn rau muống được không?
Tìm hiểu người bị sỏi thận ăn rau muống được không? Lưu ý gì?

Lợi ích của rau muống đối với sức khỏe

Rau muống là một loại rau xanh được sử dụng phổ biến nhờ hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Loại rau này chứa nhiều vitamin A, B, C, các khoáng chất như phospho, canxi, sắt…

Nhờ đó, thường xuyên ăn rau muống có thể giúp giảm cholesterol, giảm cân, chống tiểu đường. Hàm lượng cao chất sắt trong rau muống hỗ trợ điều trị thiếu máu, giúp bổ sung đầy đủ chất sắt trong giai đoạn mang thai.

Đặc biệt rau muốn là nguồn cung cấp vitamin A, C và beta-carotene. Đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ khả năng giảm mức cholesterol toàn phần, giảm nguy cơ hình thành các mảng lipid. Từ đó giảm nguy cơ đau tim, xơ vữa động mạch vành và đột quỵ.

Tác dụng khác của rau muống:

  • Chứa magie giúp giảm huyết áp
  • Bảo vệ gan và điều trị bệnh vàng da
  • Ăn rau muống hợp lý giúp bổ sung 13 chất chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư da
  • Điều trị táo bón và chứng khó tiêu
  • Tẩy giun, điều trị nhiễm giun sán
  • Giúp mắt sáng khỏe nhờ vitamin A và lutein
  • Điều trị bệnh về da như bệnh chàm, mụn trứng cá, bệnh vảy nến
  • Chống lão hóa và trẻ hóa da
  • Nước ép rau muống giúp tóc chắc khỏe, kích thích cho quá trình mọc tóc.

ĐỌC THÊM: Cách Dùng Rau Muống Chữa Bệnh Trĩ Đơn Giản, Hiệu Quả

Bị sỏi thận ăn rau muống được không?

Về vấn đề “Bị sỏi thận ăn rau muống được không?”, các chuyên gia cho biết, người bị sỏi thận không nên ăn rau muống. Điều này được giải thích như sau:

Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi và mang lại nhiều lợi ích, nhưng rau muống cũng chứa nhiều oxalate. Khi được hấp thu vào cơ thể, oxalate ức chế hấp thu canxi và kẽm, làm lắng đọng khoáng chất ở ống thận dẫn đến sỏi thận.

Mặt khác, oxalate dễ kết tủa và tạo sỏi ở thận. Do đó thường xuyên ăn nhiều rau muống có thể làm tăng kích thước viên sỏi cũng như tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh sỏi thận.

Người bị sỏi thận không nên ăn rau muống
Người bị sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh

Ngoài ra, rau muống chứa nhiều muối khoáng, kali và canxi. Vì thế những trường hợp bị sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu do suy thận không nên ăn loại rau này để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

ĐỌC NGAY: Người Bị Sỏi Thận Nên Ăn Rau Gì, Kiêng Loại Nào Để Tốt Cho Sức Khoẻ?

Suy thận có ăn được rau muống không?

Theo chuyên gia, bệnh nhân bị suy thận nên kiêng hoặc hạn chế ăn rau muống. Loại rau này chứa hàm lượng cao axit oxalic, có khả năng ức chế quá trình hấp thu canxi và kẽm. Lâu ngày, các khoáng chất không được hấp thụ sẽ tồn đọng lại trong ống thận, gây sỏi thận và làm suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra việc ăn quá nhiều rau muống trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và nước tiểu. Điều này khiến bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành sỏi thận, sỏi mật, gây bệnh gout và nhiều biến chứng do nồng độ canxi trong nước tiêu tăng cao.

Lưu ý khi ăn rau muống

Có thể thấy mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng rau muống không phù hợp để chế biến món ăn cho những người bị sỏi thận. Do đó những trường hợp này cần hạn chế tiêu thụ rau muống để tránh làm nặng thêm tình trạng, viên sỏi nhanh chóng tăng kích thước.

Đối với người khỏe mạnh, bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi thêm rau muống vào chế độ ăn uống:

  • Hầu hết rau muống được trồng ở ao, hồ và những nơi có nhiều nước. Chính vì thế mà việc không rửa sạch và ăn sống rau muống có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, sỏi mật, đầy bụng, khó tiêu.
  • Để đảm bảo an toàn, nên lựa chọn sản phẩm sạch, rau muống phải được làm sạch kỹ và nấu chín. Tốt nhất nên rửa sạch rau với nước, rồi ngâm nước muối loãng trong 30 phút.
  • Ăn rau muống trong khi đang dùng bài thuốc đông y có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn công dụng của thuốc.
  • Ngoài bệnh nhân bị sỏi thận và suy thận, những trường hợp dưới đây cũng nên hạn chế dùng rau muống như:
    • Người bị viêm nhiễm đường tiết niệu
    • Bệnh nhân bị gout
    • Bệnh nhân bị viêm khớp
    • Người dễ dị ứng, tiêu chảy
    • Cơ thể suy nhược, hư hàn
    • Có vết thương trên da
  • Không nên ăn quá nhiều rau muống. Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, < 300g/ngày.
Rau muống phải được làm sạch kỹ và nấu chín
Rau muống phải được làm sạch kỹ và nấu chín để tránh bị nhiễm ký sinh trùng

Thông tin trong bài viết là lời giải đáp cho câu hỏi “Bị sỏi thận ăn rau muống được không?”. Nhìn chung những người bị sỏi thận, suy thận nên hạn chế hoặc kiêng ăn rau muống để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Sỏi niệu quản 1/3 trên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 trên xảy ra khi sỏi hình thành tại điểm nối của thận và niệu quản. Tình…

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bao nhiêu/ngày?

Chế độ ăn uống có thể thúc đẩy hoặc kiểm soát sự hình thành và phát triển của sỏi thận.…

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không?

Yến sào là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào, giúp duy trì thể trạng và phục hồi sức khỏe…

Người bị sỏi thận ăn tôm được không? Bác sĩ tư vấn

Người bị sỏi thận ăn tôm được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua