Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền văn hóa thế giới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đặc biệt là người mắc các bệnh lý về thận nên cân nhắc khi sử dụng loại đồ uống này. Bệnh nhân sỏi thận cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt, tránh để bệnh lý tiến triển nặng hơn.

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Khi bị sỏi thận người bệnh cần xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng lắng đọng cặn sỏi

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Sỏi thận là các tinh thể rắn được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao. Thông thường thận sẽ làm nhiệm vụ lọc các cặn dư thừa này ra khỏi cơ thể, để chúng bài tiết qua nước tiểu thoát ra ngoài. Tuy nhiên khi chức năng thận bị cản trở, các cặn khoáng này lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.

Những tinh thể sỏi được tạo ra thông qua quá trình lọc máu tại các ống thận hình thành nước tiểu. Cặn sỏi lắng đọng chủ yếu tại nhú thận vì đây là nơi các tinh thể sẽ trải qua giai đoạn gắn kết với nhau. Khi tinh thể ngày càng lớn dần, viên sỏi được hình thành và được tiếp tục phát triển trong thận. Sỏi thận phát triển càng lâu sẽ càng có kích thước lớn, gây chèn ép và làm tổn thương thận.

Đã có nhiều nghiên cứu đã được đặt ra để giải thích cho sự lắng đọng tinh thể – nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Trong đó những nguyên nhân chính gồm

  • Do cơ thể người bệnh thiếu nước, điều này khiến cho nước tiểu bị cô đặc và tinh thể lắng cặn trong nước tiểu dần hình thành sỏi.
  • Bản thân người bệnh có những dị dạng bẩm sinh hay do mắc phải của đường tiết niệu, từ đó khiến lượng nước tiểu không thể thoát ra được, chúng tích trữ đọng lại và hình thành sỏi.
  • Bệnh sỏi thận có tỷ lệ xảy ra cao đối với những bệnh nhân bị u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Người bệnh sau chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ khiến bài tiết bị tắc nghẽn, lắng đọng cặn sỏi lâu ngày.
  • Bệnh nhân mắc phải các bệnh nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại, tạo cơ hội để vi trùng và vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, sinh ra mủ và lắng đọng gây ra sỏi thận.
  • Do người bệnh ăn nhiều thực phẩm chức oxalate, canxi, lạm dụng thuốc có thành phần acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, glucocorticoids, theophyline, thiazide, vitamin D, vitamin C..

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đường kính, số lượng sỏi. Đôi khi chúng tồn tại thầm lặng bên trong cơ thể và không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mặc dù vậy,  người bệnh vẫn phải phát hiện sớm và chủ động đào thải sỏi thận ra bên ngoài bằng các cách tự nhiên. Thay vì để bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra biến chứng nặng nề.

Người bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sỏi thận, cơ bản người bệnh nên ưu tiên những loại thực phẩm lành mạnh, rau xanh và uống nhiều nước, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của bia rượu đối với sỏi thận. Tuy nhiên với riêng bia làm từ lúa mạch, nếu như bổ sung ở mức vừa đủ thì đây hoàn toàn là loại thức uống tốt cho sức khoẻ.

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Uống bia rượu thường xuyên có thể gây cản trở chức năng hệ tiêu hóa và cơ quan thải độc như gan và thận

Theo các chuyên gia nghiên cứu ở Helsinki (Phần Lan) cho biết, trong thành phần men bia có chứa lượng lên men tự nhiên, lượng chất này có thể ngăn cản quá trình lắng đọng chất vôi trong đường tiết niệu giúp phòng ngừa hình thành sỏi thận. Người bệnh chỉ nên uống khoảng 0,5 lít bia mỗi ngày, nếu duy trì ở mức này có thể giảm 40% nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Tuy nhiên nhìn chung, bia và rượu luôn nằm trong các nhóm thức uống không cần thiết đối với sức khỏe. Nếu bổ sung quá mức, chúng có thể làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu. Nhất là đối với những người bệnh nhân bị sỏi thận ở mức độ trung bình và nặng tuyệt đối không nên uống bia rượu thường xuyên. Thực tế chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tiến triển bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Cụ thể là những ảnh hưởng sau:

  • Bia làm giảm chức năng của thận: Dựa trên một số nghiên cứu, việc bệnh nhân tiêu thụ bia rượu thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của cơ thể, trong đó có thận. Thận đóng vai trò lọc các cặn dư thừa, chất độc hại, và đồng thời thúc đẩy các chất lắng đọng ra ngoài bằng đường tiểu. Nếu sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm giảm khả năng lọc nước tiểu của thận khiến bệnh thêm nặng.
  • Sỏi phát triển, kích thước lớn dần: Bia là một chất háo nước nên đặc tính của bia là chất lợi tiểu. Do đó khi uống quá nhiều bia, bạn sẽ có cảm giác khô họng, khát nước và đồng thời bạn cũng đi vệ sinh nhiều hơn. Đây cũng chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để sỏi phát triển và tác động xấu đến chức năng của thận.
  • Tổn thương thận cấp tính: Khi lượng cồn tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ra ít nhiều rối loạn trao đổi chất, và khả năng tổn thương thận vĩnh viễn. Nếu như thận bị ảnh hưởng, bệnh nhân không được lọc thải độc tố, bắt buộc người bệnh phải tiến hành lọc máu để thay hoạt động của thận cho đến khi thận khỏe lại.
  • Uống bia ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận. Uống bia rượu thường xuyên làm suy giảm chức lọc nước tiểu của thận.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Không chỉ thận, bia rượu sẽ “biến chất” thành độc hại nếu bạn sử dụng chúng thường xuyên. Ngoài thận, thì gan và mật cũng sẽ bị ảnh hưởng, tim mạch và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không ít. Từ đó làm tăng nguy cơ tai biến hoặc thậm chí đột tử.
Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng thức uống kích thích thường xuyên để bảo vệ chức năng thận

Tóm lại, việc người bị sỏi thận có nên uống bia không phụ thuộc vào lượng bia mà bạn sử dụng. Nếu sử dụng ở liều lượng hạn chế, các loại thức uống sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giúp bổ sung các chất oxi hóa có lợi cho sức khỏe.

Các loại thức uống tốt cho bệnh nhân sỏi thận

Thay vì uống bia rượu để giải khát, người bệnh sỏi thận còn rất nhiều lựa chọn thức uống ngon miệng khác. Các loại thức uống này có thể hỗ trợ hoạt động bài tiết và cải thiện chức năng thận. Cùng tham khảo các loại thức uống sau:

Nước chanh và dầu ô liu

Người bị sỏi thận có thể uống nước chanh kết hợp cùng dầu oliu để tăng cường hoạt động đào thải cặn sỏi hiệu quả hơn. Chanh và dầu oliu cung cấp các chất bổ sung chống oxy hóa giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời việc kết hợp các chất dinh dưỡng giữa chanh và dầu oliu có thể làm tăng hiệu quả đối với sức khỏe.

Thành phần acid citric của chanh khá cao, đây là một chất có tác dụng ngăn ngừa các loại sỏi canxi, từ đó giúp kéo các phân tử canxi ra khỏi viên sỏi. Nhờ có sự hỗ trợ của acid citric mà sỏi sẽ bào mòn và hòa tan dần dần trong nước tiểu. Bên cạnh đó, tác dụng của dầu oliu là bổ sung đa dạng các loại vitamin, đồng thời kích thích mật tăng cường bài tiết dịch mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật.

Chanh và dầu oliu hỗ trợ hoạt động 2 tạng Gan, Thận và Dạ dày – ruột vận hành trơn tru và hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng nước ép 1 quả chanh trộn với khoảng 2 thìa cà phê dầu oliu, sau đó bạn trộn đều và ăn trước bữa sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể uống thêm 1 cốc nước ấm hoặc 1 cốc nước chanh loãng ấm. Chỉ uống hỗn hợp này vào bữa sáng, không nên sử dụng vào buổi chiều và tối.

Nước ép cần tây

Một trong những loại thức uống tốt cho người bị sỏi thận được y học công nhận là nước ép cần tây. Công dụng chính của nước ép cần tây là khả năng lợi tiểu, loại bỏ độc tố và các chất lắng đọng gây sỏi thận. Người bệnh cần duy trì thói quen uống nước cần tây mỗi ngày để có thể loại bỏ sỏi thận  hiệu quả, đồng thời chống lại tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kích thích hoạt động bài tiết.

Nước ép cần tây tương đối khó uống, nhưng bạn nên kết hợp cần tây cũng các loại trái cây khác để tăng hương vị. Ưu tiên những loại trái cây có vị chua nhẹ như táo, thơm, hạn chế kết hợp cần tây với trái cây chua sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Các loại nước ép trái cây có thể bổ sung song song cùng nước lọc để hỗ trợ hoạt động của thận

Nước râu ngô

Một loại thức uống mát và có tác dụng tốt cho bệnh nhân sỏi thận là nước râu ngô. Thực tế, nước râu ngô là một loại thức uống lợi tiểu, sử dụng nước ép râu ngô giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi thận, chống lại bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Thực tế, nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu gấp 4 lần so với bình thường. Bên cạnh khả năng giải nhiệt, lợi tiểu thì nước râu ngô còn chứa các protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Loại thức uống này còn giúp làm thay đổi lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nước ép quả lựu

Người bị sỏi thận cần bổ sung các loại nước ép trái cây có hàm lượng acid nitric cao. Trong đó nước ép lựu đã được công nhận trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, và được sử dụng từ rất lâu đời. Công dụng chính của nước ép lựu là cải thiện chức năng thận và loại bỏ độc tố. Thành phần chính có trong hỗn hợp nước ép lựu là 1,22% acid citric – một loại acid rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Bên cạnh đó, khi bạn uống nước lựu sẽ giúp làm giảm lượng acid tại nước tiểu (pH nước tiểu tăng), đồng thời phòng tránh hình thành sỏi mới. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý chỉ uống nước ép lựu sau khi đã dùng bữa, tránh uống khi đói có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Nước dừa

Người bị sỏi thận nên uống nước dừa thường xuyên. Trong nước dừa có nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng như protein, acid amin, vitamin nhóm B, C cùng rất nhiều muối khoáng. Nước dừa có hiệu quả giải khát, thanh nhiệt, đồng thời còn giúp cơ thể cân bằng điện giải rất tốt.

Khi uống nước dừa thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn đang giúp hỗ trợ, phòng bệnh sỏi thận. Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt mát, tính bình, ngoài tác dụng làm mát còn có hiệu quả trong tiêu khát, lợi tiểu. Khi uống nước dừa cũng giúp tăng bài tiết nước tiểu. Nhờ hoạt động bài tiết thường xuyên mà các muối khoáng và chất cặn bã không có cơ hội lắng đọng tại thận, tiết niệu.

Bia rượu mang lại những tác dụng nhất định đối với người bệnh sỏi thận, mặc dù có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhưng nếu lạm dụng, chúng cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Tác dụng của rượu bia cũng thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Do đó để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ rủi ro, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bia hoặc bất kỳ loại thức uống nào chứa cồn.

Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh bị sỏi thận. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp trung hòa các chất, hỗ trợ giảm kích thước của sỏi thận. Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị rất tốt mà bạn không nên bỏ qua.

Hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề “Người bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?”. Thực tế nhóm thức uống có cồn vẫn luôn nằm trong những loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh. Do đó, lời khuyên đối với bệnh nhân bị sỏi thận là không nên sử dụng bia khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Ngày đăng 14:32 - 17/02/2023 - Cập nhật lúc: 11:17 - 21/05/2024
Chia sẻ:
Bị sỏi thận có nên uống nước cam? Uống khi nào? Bị sỏi thận có nên uống nước cam? Uống khi nào?

Nước cam là loại thức uống quen thuộc và bổ dưỡng nhờ thành phần vitamin C dồi dào. Tuy nhiên…

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị sỏi thận tự nhiên. Cách…

Các loại hoa quả, trái cây tốt cho người bị sỏi thận

Trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người bị…

Cách chữa sỏi thận bằng đu đủ (quả xanh và hoa đực)

Chữa sỏi thận bằng đu đủ là cách chữa bệnh đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua