Con gái bị hôi nách – Tự ti, ngại giao tiếp, làm sao cải thiện?
Tăng tiết mồ hôi cơ thể do vệ sinh kém, sinh sống trong môi trường nóng ẩm, căng thẳng thần kinh, thường xuyên vận động mạnh… là những nguyên nhân hàng đầu khiến con gái bị hôi nách. Tuy đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng có thể khiến con gái bị mặc cảm, trở nên thiếu tự tin và ngại ngùng khi giao tiếp, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Vì sao con gái bị hôi nách?
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý thông thường của cơ thể nhằm điều hòa thân nhiệt và bảo vệ da trước các yếu tố từ môi trường.
Hôi nách là hệ quả do tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, chúng khiến vùng da dưới cánh tay luôn trong tình trạng ẩm ướt và có mùi khó chịu. Vấn đề này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt.
Tình trạng tăng tiết mồ hôi và hôi nách ở con gái có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau:
- Nồng độ hormone tăng cao: Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ sản xuất nồng độ hormone cao hơn bình thường, lượng hormone này thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu và kích thích hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi.
- Vệ sinh cơ thể kém: Không vệ sinh cơ thể đều đặn có thể khiến dầu thừa, bụi bẩn và vảy da chết tích tụ ở nách gây ra cảm giác ẩm ướt khó chịu. Ngoài ra vệ sinh kém còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây ra mùi hôi.
- Nhổ lông nách bằng nhíp: Thói quen này là một trong những nguyên nhân khiến con gái bị hôi nách, bởi tác động từ nhíp có thể gây tổn thương nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Mặc quần áo chật và có chất liệu dày: Đổ mồ hôi là hoạt động sinh lý của cơ thể, lượng mồ hôi tiết ra sẽ nhanh chóng bay hơi nhằm giữ cho vùng da thông thoáng và sạch sẽ. Tuy nhiên nếu mặc trang phục bó sát, lượng mồ hôi sẽ bị ứ đọng tại da, gây ẩm ướt và ngứa ngáy.
- Di truyền: Nếu có người thân cận huyết bị hôi nách, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn bình thường.
- Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh gây rối loạn nội tiết tố và kích thích hạch thần kinh giao cảm, từ đó làm tăng lượng mồ hôi tiết ra và phát sinh mùi khó chịu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, cà phê… là nguyên nhân gián tiếp khiến con gái dễ bị tăng tiết mồ hôi.
- Do bệnh lý: Ở một số ít trường hợp, hôi nách có thể là hệ quả do một số bệnh lý như bệnh cường giáp, tiểu đường, các vấn đề về gan, nấm da ở nách…
Tham khảo thêm: Hôi nách có chữa khỏi được không – Chuyên gia nói gì?
Làm sao để nhận biết con gái bị hôi nách?
Để sớm nhận biết tình trạng hôi nách, bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau đây để dễ dàng phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời:
- Vùng da dưới cánh tay luôn trong tình trạng ẩm ướt và có mùi khó chịu.
- Mùi hôi có dấu hiệu nồng hơn khi vận động mạnh hoặc mặc quần áo bó sát.
- Nách có thể tiết ra dịch nhờn, viêm nhẹ và ngứa ngáy.
- Mồ hôi nách đổ ra nhiều ngay cả khi không vận động hoặc căng thẳng.
- Tay áo thường bị ướt và có dấu hiệu ngả vàng.
Con gái bị hôi nách phải làm sao để cải thiện?
Hôi nách có thể khiến nữ giới đánh mất sự tự tin, mặc cảm, ngại ngùng khi giao tiếp, gây khó khăn trong quá trình học tập và sinh hoạt. Do đó bạn cần tiến hành khắc phục chứng hôi nách với các biện pháp sau:
1. Thay đổi một số thói quen
Mùi hôi ở vùng dưới cánh tay có thể là hệ quả do một số thói quen thiếu lành mạnh. Vì vậy để giảm mức độ tăng tiết mồ hôi và mùi khó chịu ở vùng da này, bạn cần hạn chế các thói quen sau đây:
- Lựa chọn trang phục có chất liệu thoáng mát và thấm hút, kích cỡ phù hợp với cân nặng và vóc dáng, tránh mặc quần áo quá chật và có chất liệu gây bí da như sợi công nghiệp, vải da,…
- Không nên sử dụng nhíp hoặc dao cạo để loại bỏ lông nách, những thói quen này có thể khiến sợi lông trở nên dày, cứng và mọc sâu vào trong biểu bì. Để loại bỏ lông ở vùng cánh tay, bạn nên sử dụng sản phẩm tẩy lông nhẹ dịu.
- Hạn chế vận động quá mức, có thể bơi lội thay cho những bộ môn dễ gây tiết mồ hôi như chạy bộ, đạp xe…
- Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.
- Ngưng hút thuốc, sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và kiêng các thực phẩm có khả năng tăng tiết mồ hôi.
- Nên cải thiện thói quen ít uống nước, thay vào đó nên bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.
- Tăng cường rau xanh, trái cây vào chế độ ăn.
Sau khi cải thiện các thói quen này, bạn sẽ nhận thấy vùng dưới cánh tay giảm tiết mồ hôi và mùi khó chịu.
Tham khảo thêm: Cách trị hôi nách bằng phèn chua – Hướng dẫn A-Z
2. Sử dụng lăn/ xịt khử mùi
Ngoài việc thay đổi các thói quen xấu, con gái có thể giảm hôi nách bằng cách sử dụng lăn và xịt khử mùi. Những sản phẩm này được sử dụng trực tiếp lên vùng da dưới cánh tay giúp khử mùi hôi, giúp hạn chế lượng mồ hôi do cơ thể bài tiết. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần tránh những sai lầm sau đây:
- Nên thận trọng khi lựa chọn sản phẩm, tránh mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Để tránh nguy cơ này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
- Chỉ nên dùng lăn khử mùi 2 lần/ ngày, tránh tình trạng lạm dụng quá mức, sử dụng quá thường xuyên có thể gây kích ứng và viêm da.
- Nên dùng lăn khử mùi sau khi tắm xong, tuy nhiên cần để vùng da này khô ráo hoàn toàn trước khi sử dụng.
- Đợi lăn khử mùi khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo để hạn chế tình trạng dây vào vải, giảm khả năng khử mùi.
3. Vệ sinh cơ thể hằng ngày
Vệ sinh cơ thể giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và lượng mồ hôi ứ đọng trên da. Thói quen vệ sinh hằng ngày không chỉ giảm mồ hôi mà còn hạn chế mùi khó chịu tiết ra trong quá trình vận động.
Bên cạnh đó, vệ sinh da thường xuyên còn loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ mắc các bệnh da liễu như viêm nang lông, nhiễm trùng da, viêm da,…
Bạn có thể vệ sinh da với nước sạch hoặc sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, cần hạn chế dùng xà phòng có độ pH cao và chứa nhiều hương liệu nhân tạo.
4. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Để khử mùi khó chịu ở vùng da dưới cánh tay và hạn chế hoạt động tiết mồ hôi, bạn có thể tận dụng một số thảo dược thiên nhiên sau:
- Gừng: Gừng có vị cay nóng, tính ấm, tác dụng sát trùng và kháng khuẩn. Sử dụng gừng giã nát lên vùng da dưới cánh tay có thể khử mùi hôi nhanh chóng.
- Chanh: Chanh chứa acid citric và vitamin C có tác dụng giảm mồ hôi, loại bỏ dầu thừa và hạn chế tình trạng sạm đen ở vùng nách. Bạn có thể sử dụng chanh trực tiếp hoặc trộn đều nước cốt chanh với muối để giảm tình trạng hôi nách.
- Lá ổi: Theo dân gian, lá ổi có vị đắng, chát và tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, khử mùi và giảm ngứa ngáy. Để loại bỏ tình trạng hôi nách, bạn có thể giã nát lá ổi và thoa trực tiếp lên vùng da dưới cánh tay.
Ngoài những thảo dược nói trên, bạn cũng có thể giảm mùi khó chịu và lượng mồ hôi với một số biện pháp khác như sử dụng muối, nghệ, baking soda, lá trầu không… Các biện pháp tự nhiên có độ an toàn cao và chi phí thấp, tuy nhiên cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả tốt.
Tham khảo thêm: Muốn chữa hôi nách bằng kem đánh răng phải biết điều này
5. Áp dụng các bài thuốc Đông y
Theo Đông y, con gái bị hôi nách khởi phát do thân nhiệt nóng và khí uất trệ khiến chất độc ứ đọng bên trong cơ thể. So với các biện pháp từ thảo dược tự nhiên, bài thuốc chữa hôi nách từ Đông y kết hợp nhiều dược liệu nên có khả năng giảm nhanh mùi cơ thể và hạn chế hoạt động tăng tiết mồ hôi ở nách.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị bạch chỉ và bạc hà mỗi thứ 10g. Đem dược liệu tán nhỏ, sau đó thoa lên nách 1 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày.
- Bài thuốc 2: Dùng kê thiệt hương, mật hương, diên phấn và hoắc hương mỗi thứ 30g. Đem các dược liệu nghiền nhỏ, sau đó dùng vải bọc lại. Đặt túi vải ngay nách khi đi ngủ, khi nào túi vải hết mùi thì thay túi mới.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị long não 4g và gừng tươi 20g. Sau đó đem dược liệu phơi khô và tán mịn. Sau khi tắm xong, dùng bột thuốc xát vào nách để giảm mùi và ngăn ngừa tiết mồ hôi.
Bên cạnh việc cải thiện, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp trên để phòng ngừa tình trạng hôi nách, ngăn chặn kịp thời nguy cơ để có một cuộc sống chất lượng, tránh mặc cảm tự ti, nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Những câu hỏi thường gặp về tình trạng hôi nách ở nữ giới
Bên cạnh những vấn đề về hôi nách ở nữ giới, có một số câu hỏi thường gặp về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về cơ thể, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Tại sao phụ nữ lại dễ bị hôi nách hơn nam giới?
Phụ nữ dễ bị hôi nách hơn nam giới do có sự khác biệt về hormone và cấu trúc tuyến mồ hôi. Hormone estrogen ở phụ nữ thúc đẩy sự hoạt động của tuyến mồ hôi apocrine, làm tăng lượng mồ hôi và chất nhờn, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi.
Thêm vào đó, do thói quen sử dụng mỹ phẩm hoặc việc thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị kích ứng da và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mùi cơ thể.
Sự thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh cũng làm tăng tiết mồ hôi, gây ra mùi khó chịu. Thói quen cạo hoặc tẩy lông nách thường xuyên có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, khiến mùi hương trở nên mạnh mẽ hơn.
Tham khảo thêm: 10+ lăn khử mùi hôi nách tốt nhất (loại có mùi và không)
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị hôi nách ở nữ giới?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hôi nách ở nữ giới bao gồm sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai và mãn kinh, lúc này tuyến tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Nếu phụ nữ kết hợp với chế độ ăn uống cay nóng, thực phẩm có mùi như tỏi, hành… kèm theo thói quen vệ sinh kém, mùi hôi sẽ ngày càng dữ dội hơn và khiến cơ thể bốc mùi.
Ngoài vùng nách, còn những vùng nào trên cơ thể nữ giới có thể bị hôi?
Ngoài vùng nách, các vùng khác trên cơ thể nữ giới cũng có thể bị hôi như vùng bẹn, vùng chân và da đầu. Những vùng này dễ ra mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, vì vậy cần phải vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
Thêm vào đó, vùng lưng và ngực cũng có thể gặp tình trạng này, đặc biệt khi cơ thể hoạt động nhiều hoặc trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Làm sao để phân biệt giữa mùi hôi nách bình thường và mùi hôi do bệnh lý?
Để phân biệt giữa mùi hôi nách bình thường và mùi hôi do bệnh lý, cần chú ý đến mức độ và tính chất của mùi.
Mùi hôi nách bình thường thường xuất hiện khi cơ thể ra mồ hôi nhiều, do vi khuẩn phân hủy các chất trong mồ hôi gây mùi. Tuy nhiên, mùi này thường giảm khi vệ sinh cá nhân tốt hoặc sử dụng các sản phẩm khử mùi.
Ngược lại, mùi hôi do bệnh lý thường nồng nặc, khó kiểm soát, không cải thiện ngay cả khi vệ sinh hoặc dùng sản phẩm khử mùi. Những trường hợp cần thực hiện thăm khám và có biện pháp điều trị khoa học hơn.
Con gái bị hôi nách có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin và khả năng giao tiếp. Vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, việc tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng, giúp chị em trở nên thoải mái khi xuất hiện ở bất kỳ đâu.
Có thể bạn quan tâm:
- Mồ hôi nách ra quá nhiều phải làm sao khắc phục?
- 7 Cách trị hôi nách dân gian xua tan nỗi lo dưới cánh tay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!