Mẹ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
Sử dụng thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn, lo lắng chung của nhiều mẹ bầu. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, một số loại thuốc trị đau dạ dày có thể ẩn chứa tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.
Bệnh đau dạ dày – Nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu
Theo thống kê, có khoảng 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất là phụ nữ đang mang thai do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, căng thẳng quá mức hoặc do tử cung phát triển và chèn ép lên dạ dày,…
Người bình thường mắc bệnh đau dạ dày đã phải rất khổ sở. Nếu là phụ nữ đang mang thai, bệnh sẽ còn khó chịu nhiều hơn nữa. Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện thường xuyên và bất chợt. Mẹ bầu luôn cảm thấy nóng ran ở bụng và kèm với đó là tình trạng ợ chua rất khó chịu.
Không những thế, bệnh đau dạ dày còn khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng. Việc tiêu hóa thức ăn cũng luôn gặp vấn đề. Nhất là tình trạng buồn nôn và khó tiêu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, buồn bực và kém tập trung.
Nghiêm trọng hơn, một khi việc tiêu hóa thức ăn có vấn đề. Chất dinh dưỡng tạo ra sẽ không đủ cho nhu cầu của cả mẹ và bé. Điều này có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Tham khảo thêm: Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và những điều cần biết
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các thuốc đau dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc thường không được khuyến cáo trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong những trường hợp bị đau dạ dày nặng, mẹ bầu cần dùng thuốc để kiểm soát nguyên nhân và triệu chứng bệnh.Việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu cũng cần được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng. Tự tiện dụng thuốc trị đau dạ dày dù đang ở tháng thứ mấy của thai kỳ cũng có thể nguy hại trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Mức độ ảnh hưởng và tác hại của thuốc tới thai nhi còn phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ:
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu: Thai nhi bắt đầu hình thành một số cơ quan như tim, thần kinh trung ương, chân tay… Thế nên, mẹ bầu dùng thuốc chữa đau dạ dày trong giai đoạn này rất dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Giai đoạn 3 tháng giữa: Lúc này, mẹ cũng không nên dùng thuốc dù thai nhi đã ít nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài. Bởi đây là thời gian các bộ phận tiếp tục được biệt hóa, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục.
- Giai đoạn 3 tháng cuối: Ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, các bộ phận đã được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, gan vẫn chưa hoàn thiện chức năng và thận cũng chưa hoạt động hiệu quả. Do đó, dùng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này cũng không được khuyến khích. Bởi nó vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ hoặc khi trẻ được sinh ra.
So với thuốc Tây y, sử dụng thuốc Đông y, thuốc Nam sẽ an toàn và lành tính hơn với mẹ bầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để chắc chắn rằng việc dùng thuốc không ảnh hưởng tới thai nhi.
Mách bạn: 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tốt nhất
Trường hợp mẹ bầu lỡ uống thuốc có sao không?
Dùng thuốc trị bệnh đau dạ dày ít nhiều đều có ảnh hưởng đến thai nhi là điều mà tất cả mẹ bầu nên nhận thức rõ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp không biết mình đang mang thai và lỡ uống thuốc. Gặp phải trường hợp này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và mang kèm theo đơn thuốc, loại thuốc đang sử dụng.
Các bác sĩ sẽ xem mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi thế nào để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Các xét nghiệm từ tuần 13-20 có thể phát hiện xem thai nhi có bị dị tật không. Sau khi kiểm tra và cân nhắc các nguy cơ, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu các lời khuyên.
Ngoài ra, có một điều mẹ bầu cần lưu ý là không chỉ thuốc chữa đau dạ dày, tất cả các loại thuốc sử dụng trong giai đoạn mang thai đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi hầu hết các loại kháng sinh trên thị trường hiện nay đều chống chỉ định cho bà bầu. Tự ý dùng thuốc không chỉ không cải thiện được bệnh tình mà còn có nguy cơ gây sảy thai hoặc quái thai.
Đừng bỏ qua: 5 thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt và an toàn nhất
Những việc mẹ bầu cần làm nếu bị đau dạ dày khi mang thai
Do thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều chị em khá hoang mang, không biết làm sao chữa được bệnh này? Mẹ bầu đừng quá lo lắng, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống có thể phần nào giúp mẹ ngăn chặn thậm chí chữa khỏi hoàn toàn bệnh này.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Bên cạnh việc ăn đủ chất và bổ sung thêm các thực phẩm trong thực đơn cho người đau dạ dày, mẹ bầu cần tập cách ăn uống khoa học. Dưới đây là những vấn đề cần chú ý:
- Khi ăn, mẹ hãy ăn từ tốn. Ăn quá nhanh sẽ khiến dạ dày sản sinh nhiều acid. Lượng acid dư thừa sẽ khiến bụng khó chịu, đầy hơi và ợ chua. Trong khi đó, ăn chậm sẽ tăng sự bài tiết nước bọt, giảm và bão hòa được lượng acid trong dạ dày.
- Chọn thức ăn mềm và chia bữa thành thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ được các tế bào niêm mạc trong cơ quan này.
- Các thực phẩm quá chua cũng cần được hạn chế.
- Tuyệt đối không được ăn các thực phẩm còn sống, lạnh hoặc ôi thiu.
- Ngoài ra, để phòng chống bệnh hoặc ít nhất là không để bệnh đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn, mẹ bầu không được để bụng đói. Bởi khi đói, lượng acid trong dạ dày tăng rất cao, gây đau và viêm loét nặng hơn.
Xem chi tiết: Người bị đau dạ dày nên kiêng gì và ăn gì?
Giữ cho tinh thần thoải mái
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai là do tâm lý thường xuyên căng thẳng và lo lắng. Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị tình trạng này. Do đó, mẹ bầu hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái bằng cách ngủ đủ giấc, không suy nghĩ nhiều và tránh thức quá khuya.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp để tinh thần thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn. Hãy tập hít thở sâu khi bị căng thẳng hoặc mất bình tĩnh.
Tránh xa các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cafe không được khuyến khích sử dụng nhiều dù ở người bình thường. Khi mang thai và bị đau dạ dày thì mẹ càng phải tránh xa các đồ uống và chất kích thích này.
Những thức uống có cồn sẽ gia tăng thêm áp lực cho hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Ngoài ra, các độc tố trong những đồ uống và chất kích thích trên còn có thể phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày và khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
Không vận động quá nhiều ngay sau khi ăn
Dạ dày không chỉ làm việc lúc mẹ bầu ăn. Khi ăn xong, nó vẫn tiếp tục làm việc để tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào. Quá trình này cần nhiều năng lượng. Do đó, nếu mẹ bầu vận động tay chân quá nhiều ngay sau bữa ăn, máu sẽ lưu thông ít hơn qua dạ dày.
Khi đó, dạ dày hoạt động không tốt và gây chứng khó tiêu, đầy bụng. Các tế bào niêm mạc dạ dày cứ bị phình lên quá mức và kéo dài trong thời gian dài có thể khiến chúng không thể trở lại kích thước ban đầu nữa.
Hậu quả của việc này là bệnh đau dạ dày. Tốt nhất, mẹ bầu nên vận động sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để đảm bảo rằng tất cả các thức ăn đã được tiêu hóa hết.
Với những nghiên cứu hiện tại, việc sử dụng thuốc đau dạ dày trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, các bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thông tin hữu ích nên xem
- Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?
- 13 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả, Giảm Đau Nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!