Cách tẩy giun kim bằng thuốc uống và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tẩy giun kim bằng thuốc uống có tác dụng tiêu diệt giun và một số ký sinh trùng trong cơ quan tiêu hóa. Những loại thuốc Tây phổ biến, được các cơ sở y tế sử dụng hiện nay gồm: Albendazol, Mebendazol, Pyrantel pamoat. 

uống thuốc tẩy giun kim
Một số thông tin cần biết về cách tẩy giun kim bằng thuốc uống

Một số thông tin về cách tẩy giun kim bằng thuốc uống

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm giun kim và một số loại ký sinh trùng khác. Nhiễm giun kim gây ra các triệu chứng như khó ngủ, buồn nôn, đau bụng, khó chịu, bứt rứt, xanh xao và suy dinh dưỡng.

Hơn nữa trong những trường hợp nghiêm trọng, giun kim có thể gây ra các biến chứng như tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục, giun chui ống tụy… Do đó phụ huynh cần chủ động tẩy giun định kỳ bằng thuốc để bảo vệ sức khỏe của con trẻ. 

Đọc thêm: Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi được không? Dùng mẹo hay thuốc gì?

1. Các loại thuốc tẩy giun kim

Một số loại thuốc tẩy giun kim được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Albendazol

Albendazol là một loại thuốc benzimidazol carbamat hiệu quả chống lại nhiều loại giun ký sinh như giun đũa, giun mỏ, giun móc, và các ấu trùng sán.

  • Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
  • Liều dùng: Dùng 400mg/ lần, chỉ dùng 1 liều duy nhất
  • Tác dụng không mong muốn: Sốt, chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, nhứa đầu, rụng tóc có hồi phục, tăng áp suất trong não, chức năng gan bất thường…
  • Tương tác: Theophylline, Cimetidin, Praziquantel, Dexamethason…

Mebendazol

Mebendazol là dẫn chất của benzimidazol carbamat. Thuốc tiêu diệt giun sán bằng cách ức chế hấp thu dưỡng chất và glucose, từ đó làm suy kiệt nguồn glycopen dữ trự và gây chết giun sán.

Thuốc Mebendazol
Thuốc Mebendazol làm suy kiệt nguồn glycopen dữ trự và gây chết giun sán
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
  • Liều dùng: Dùng 500mg – một liều duy nhất
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy và đau bụng thoáng qua, nổi mề đay, phát ban da…
  • Tương tác: Tránh dùng chung với Phenytoin, Cimetidin và Carbamazepine.

Pyrantel pamoat

Pyrantel có tác dụng mạnh đối với giun kim, giun đũa, giun mỏ và giun móc. Thuốc có tác dụng tiêu diệt giun sán.

  • Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ trên 1 tuổi.
  • Liều dùng: Dùng 10mg – một liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 2 tuần với liều tương tự.
  • Tác dụng phụ: Ỉa chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, sốt, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…
  • Tương tác: Piperazin và Levamisole.

Tham khảo: Bệnh sán chó có lây không – Người sang người – chó sang người?

2. Đối tượng nên tẩy giun kim

Khi tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định tẩy giun kim cho các đối tượng sau:

Lưu ý khi tẩy giun kim
Không tẩy giun kim bằng thuốc cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Người bị suy gan nặng
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc

4. Cần lưu ý gì khi uống thuốc tẩy giun kim?

Khi dùng thuốc tẩy giun kim, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác trước khi dùng thuốc.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, tần suất và chỉ dẫn của bác sĩ, có thể cần nhắc lại liều.
  • Không cần ăn kiêng hoặc để bụng đói khi dùng thuốc.
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ để phòng ngừa.
  • Chú ý dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mề đay, phát ban và liên hệ bệnh viện nếu cần.
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc tẩy giun, bạn cần hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Cụ thể:

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun kim
Giữ vệ sinh là biện pháp ngăn ngừa nhiễm giun kim và các loại ký sinh trùng khác
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước – sau khi ăn, cũng như sau khi chơi với chó mèo hoặc hoạt động ngoài trời.
  • Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và dạy trẻ không cào gãi ở những nơi ngứa.
  • Vệ sinh quần áo, mền, gối và đồ chơi của trẻ bằng nước ấm và phơi dưới nắng để tiêu diệt trứng giun.
  • Thường xuyên làm sạch nhà tắm, bồn cầu và các vật dụng khác có thể chứa trứng giun.
  •  

Nhiễm giun kim là một trong tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa và quá trình phát triển của cơ thể. Vì vậy bạn cần chủ động trong việc tẩy giun định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe cho con trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Siêu Âm Dạ Dày Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Có Chính Xác Không?

Siêu âm dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán y học tiên tiến, giúp phát hiện các bệnh lý dạ…

viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không? Viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng thường gặp, gây nhiều bất tiện và lo lắng cho người bệnh.…

Món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày của bạn

Món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày được sử dụng để giảm triệu chứng như đau thắt…

Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?

Bụng nóng cồn cào có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như…

Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến và khó điều trị dứt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua