Ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngứa toàn thân thường là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng như nhiễm giun sán, sự suy giảm chức năng gan hoặc thận. Vì vậy cần sớm thăm khám để có kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Chức năng thận suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây ngứa toàn thân.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa toàn thân bao gồm cả những bệnh lý nghiêm trọng

Nguyên nhân gây ngứa toàn thân

Ngứa toàn thân là tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da, xảy ra ở khắp cơ thể hoặc nhiều vị trí. Cơn ngứa thường đột ngột xuất hiện trên diện rộng, tái phát nhiều lần.

  • Dị ứng thời tiết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh với các yếu tố thời tiết như sương mù, phấn hoa, nhiệt độ, áp suất không khí và tác động của mặt trời. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sưng, đỏ, và vẩy da.

Dị ứng thời tiết có thể gây ngứa toàn thân. Người mắc phải dị ứng thời tiết thường trải qua các triệu chứng gây khó chịu, trong đó có cảm giác ngứa trên da.

  • Tiếp xúc với chất gây kích ứng

Tiếp xúc với chất gây kích ứng như hóa chất, xà phòng… có thể gây kích ứng da, dẫn đến phát ban và ngứa. Đôi khi, các phản ứng dị ứng với một số chất như độc tố từ cây thường xuân hoặc mỹ phẩm cũng có thể là nguyên nhân.

  • Phản ứng thuốc

Ngứa là phản ứng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau opioid, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc đối kháng histamine. Tình trạng này gây ngứa da toàn thân kèm theo các nốt mẩn đỏ. Đôi khi bệnh nhân bị sốc phản vê với biểu hiện khó thở, sưng mặt, lưỡi, họng…

  • Vết cắn của côn trùng

Khi bị muỗi cắn, nguyên nhân gây ngứa thường rõ ràng và ngứa sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, khi các loại côn trùng như rận giường, chấy, hoặc ve (ghẻ) sống trên da hoặc hút máu mỗi đêm, cảm giác ngứa có thể kéo dài và không kiểm soát được​​.

Bệnh ghẻ
Cái ghẻ sống trên da có thể gây ngứa ngáy toàn thân, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thay đổi tự nhiên trong cơ thể

Điều này có thể bao gồm sự thay đổi do tuổi tác hoặc do các thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, não, tình trạng tâm thần, môi trường sống có chất gây kích ứng cũng có thể là những yếu tố gây ngứa​​.

  • Lão hóa

Khi lão hóa, hàng rào bảo vệ da không còn hiệu quả như trước. Lúc này những thứ trước đây không làm bạn kích ứng nay có thể được hấp thụ qua da và gây ngứa.

Nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân có thể do thận bị suy yếu, không thể lọc các chất thải trong máu. Tình trạng này thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, buồn nôn, ớn lạnh, cao huyết áp và các dấu hiệu của tăng ure máu…

  • Bệnh lý về gan

Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… đều làm suy giảm chức năng đào thải độc tố và chất cặn bã của cơ quan này. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể, chúng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn và ngứa ngáy toàn thân. Nổi mẩn ngứa do bệnh gan thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ.

  • Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán (chẳng hạn như sán chó, giun đũa…) là nguyên nhân gây ngứa toàn thân thường gặp. Trong cơ thể, chúng tiết ra chất thải đi vào máu. Điều này khiến hệ miễn dịch sản sinh kháng thể gây ra các cơn ngứa toàn thân kéo dài không dứt.

Một số trường hợp bị ngứa là do nhiễm giun sán trong nội tạng gây tắc nghẽn ống mật. Tình trạng này xảy ra do thường xuyên ăn rau sống, các thức ăn bẩn mà không tẩy giun định kỳ.

  • Bệnh da liễu

Các bệnh da liễu như eczema (viêm da cơ địa), viêm da tiếp xúc, và vảy nến thường gây ngứa toàn thân. Các tình trạng này có thể khiến da trở nên khô, bong tróc, nổi mẩn đỏ, sưng to và viêm nhiễm.

Eczema khiến da khô ráp, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu
Eczema khiến da khô ráp, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu
  • Bệnh nội tiết

Các tình trạng bệnh nội tiết như tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng ngứa toàn thân. Sự thay đổi trong cơ địa và hormone có thể làm da khô và ngứa.

  • Sốt phát ban

Sốt phát ban ở trẻ em/ người lớn khiến cơ thể nổi nhiều vết ban màu hồng sau sốt, gây ngứa ngáy, mệt mỏi. Bệnh xảy ra sau khi bị lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7.

  • Stress và tâm lý

Căng thẳng và tâm lý không ổn định có thể gây ra tình trạng ngứa toàn thân. Cơ chế cụ thể không được hiểu rõ, nhưng tác động của tâm lý lên hệ thần kinh có thể gây ra cảm giác ngứa.

  • Ngứa các bệnh lý khác

Ngứa toàn thân còn có thể là biểu hiện của tình trạng hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể gặp các vấn đề về máu như loạn sản tủy, tăng Histamin trong máu, do bệnh lý ác tính về hệ bạch huyết như Hodgkin. Ngoài ra, ngứa toàn thân còn là dấu hiệu của bệnh HIV…

Ngứa toàn thân có nguy hiểm không

Đa số các bệnh lý gây ngứa toàn thân nếu không được điều trị đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Biến chứng có thể gặp gồm:

  • Sốc phản vệ
  • Suy gan, suy thận đe dọa tính mạng
  • Nhiễm trùng lan rộng

Phản ứng gãi tự nhiên khi ngứa có thế khiến da bị tổn thương, trầy xước dẫn đến viêm, nhiễm trùng da để lại sẹo xấu. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng ngứa toàn thân, người bệnh nên khám chữa để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị ngứa da toàn thân

Điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân. Nếu ngứa toàn thân, hãy tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một số cách điều trị thường được áp dụng trong điều trị ngứa toàn thân gồm:

Điều trị tại nhà

Giữ cơ thể thoáng mát, sạch sẽ, tránh hoạt động đổ nhiều mồ hôi để không làm tồi tệ hơn cơn ngứa. Sau đó áp dụng những cách sau:

Mật ong và húng quế thường được sử dụng trị ngứa da toàn thân.
Mật ong và húng quế thường được sử dụng trị ngứa da toàn thân.
  • Sử dụng mật ong và lá húng quế: Lấy một ít húng quế rửa sạch, nghiền nát rồi trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp đặc sệt sau đó thoa lên vùng da bị ngứa.
  • Ngâm mình trong nước ấm: Lấy một ít tía tô, kinh giới, lá khế nấu nước để ngâm từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Bạn pháp này sẽ giúp các mao mạch giãn nở, máu dễ dàng tuần hoàn hơn.
  • Chữa ngứa bằng trà xanh: Có thể dùng túi trà xanh lạnh áp trực tiếp lên vùng da bị ngứa hoặc dùng lá trà xanh vò nát, pha với nước được ngâm mình.

XEM THÊM: 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả, lành tính

Trị ngứa toàn thân bằng thuốc Tây

Để trị ngứa da toàn thân, các bác sĩ thường chỉ định các thuốc giảm ngứa và thuốc điều trị nguyên nhân.

  • Kem Calamine: Đây là loại kem dùng để bôi tại chỗ có chứa Menthol giúp mang lại cảm giác mát lạnh và làm dịu cơn ngứa được nhiều bệnh nhân đánh giá cao.
  • Kem capsaicin 0,025%: Sản phẩm được chỉ định cho người bị ngứa khu trú do viêm da thần kinh gây nên. 
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này giúp trị ngứa toàn thân và các tình trạng dị ứng.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Corticosteroid được dùng để điều trị viêm, sưng, đau, ngứa cho trường hợp nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc dùng để điều trị viêm nhiễm hoặc bội nhiễm trên da.
  • Permethrin 5%: Permethrin 5% dạng xịt hoặc dạng kem bôi được dùng để điều trị bệnh ghẻ.

Lưu ý: Luôn dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc kháng sinh giảm ngứa và hạn chế tình trạng sưng viêm thường được chỉ định sử dụng để trị ngứa toàn thân.
Dùng thuốc điều trị nguyên nhân và giảm các cơn ngứa

Ngứa toàn thân phải làm sao? ăn gì và kiêng gì để giảm ngứa?

Để giảm nhẹ các cơn ngứa da, người bệnh cần chú ý thực hiện các vấn đề kiêng kỵ trong sinh hoạt cũng như ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất (rau màu xanh đậm, rau họ cải, bina, súp lơ xanh, rau diếp cá, rau má, dưa hấu, sữa chua…). Uống nhiều nước và bổ sung thêm nước ép trái cây.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ sinh phong, hóa nhiệt, động huyết như hải sản, tôm, cua, thịt bò, bơ sữa, đồ ăn cay nóng, nhộng tằm, nấm, rượu bia…
  • Tuyệt đối không nên gãi mạnh khi ngứa. Việc gãi ngứa có thể kích hoạt phản ứng ngứa nghiêm trọng và lan rộng hơn.
  • Tắm bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng để giảm ngứa tạm thời.
  • Mặc quần áo rộng rãi, vệ sinh môi trường sống cũng là cách để hạn chế dị nguyên gây ngứa da.
Ngứa toàn thân nên bổ sung nhiều rau xanh
Ngứa toàn thân nên bổ sung nhiều rau xanh

Ngứa toàn thân tái phát nhiều lần phần lớn là do dấu hiệu của bệnh lý bên trong cơ thể. Người bệnh tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám.

XEM THÊM:

Chia sẻ:
Mẩn ngứa ở trẻ em và cách chữa hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên

Mẩn ngứa ở trẻ em gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Để…

mề đay có nên tắm Bị nổi mề đay có tắm được không?

Mề đay thường có xu hướng ngứa dữ dội và lan rộng khi dùng tay gãi mạnh hoặc bị nhiễm…

Bác sĩ Lê Phương chữa mề đay hiệu quả với phác đồ “không kháng sinh, không corticoid”

Mặc dù các loại thuốc bôi corticoid có thể làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng các loại thuốc…

thuốc trị mề đay 15 Thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay và lưu ý

Danh sách thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay gồm những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin…

Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay và các bệnh lý liên quan

Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay là một bệnh lý phổ biến và liên quan đến nhiều nguyên nhân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua