Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối là do bệnh gì gây ra?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang sống chung với các bệnh lý về da. Mặc dù vùng da này không quá nhạy cảm nhưng lại có nếp gấp, rất dễ phát sinh các vấn đề.

mẩn ngứa khuỷu tay đầu gối
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể do các bệnh lý về da kích hoạt

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối là bệnh gì?

Tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa ở khuỷu tay hay đầu gối có thể sẽ liên quan đến một số bệnh lý về da dưới đây:

1. Viêm da dị ứng

Nổi mẩn ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm da dị ứng. Tình trạng này có thể kích hoạt ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhất là những vùng da có nếp gấp như nách, khuỷu tay hay đầu gối. 

Viêm da dị ứng là một bệnh lý về da tương đối phổ biến, có thể khởi phát ở cả đối tượng trẻ em và người lớn. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian bùng phát, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể chuyển sang mãn tính nếu không được can thiệp đúng cách.

2. Viêm da tiếp xúc

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, nước tẩy rửa, nhựa cây…. Ngoài tình trạng nổi mẩn ngứa, vùng da bị tổn thương còn bị khô, bong vảy hoặc nứt nẻ.

3. Bệnh chàm

Bệnh chàm (Eczema) là một tình trạng viêm nhiễm da mãn tính. Bệnh thường được kích thích bởi các yếu tố như dị ứng, tiếp xúc với hóa chất và tình trạng da khô.

Eczema có thể khiến cho vùng da ở khuỷu tay và đầu gối nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ và rỉ máu. Đôi khi vùng da bệnh xuất hiện các mảng mụn nước li ti kèm theo đau rát.

4. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã khởi phát khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, thường ảnh hưởng da đầu và mặt. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối. Những triệu chứng khác gồm da khô ráp, đóng vảy và bong tróc.

5. Bệnh ghẻ

Ghẻ là một bệnh da liễu nhiễm khuẩn do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra. Bệnh gây ngứa da dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với người bệnh có thể khiến bệnh ghẻ lây lan.

nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay
Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Thông thường, vấn đề nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối sẽ chỉ là vấn đề tạm thời. Nó thể sẽ tự biến mất sau khoảng vài giờ hay vài ngày mà không cần đến sự chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp khắc phục thích hợp. Tốt nhất bạn nên thăm khám khi:

  • Tình trạng nổi mẩn ngứa xuất hiện với các biểu hiện toàn thân, điển hình nhất là sốt.
  • Vết mẩn lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh.
  • Phản ứng viêm nhiễm phát sinh trên vùng da tổn thương.
  • Mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng sưng hay có dịch mủ.

Khắc phục nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối

Chỉ định phương pháp thích hợp dựa vào nguyên nhân kích hoạt bệnh và mức độ của triệu chứng. Dưới đây là một vài cách khắc phục hiệu quả:

1. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào bệnh lý liên quan mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ sau đây:

  • Thuốc mỡ
  • Corticoid
  • Hydrocortisone

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng ngứa ngáy khó chịu một cách hiệu quả hơn, một số thuốc kháng Histamine thế hệ 2 cũng có thể sẽ được dùng, như:

  • Acrivastin
  • Fexofenadin
  • Loratadin

Để tránh rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên:

  • Tuân thủ thời gian, liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc mà bác sĩ yêu cầu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
  • Khi liều dùng không khắc phục được triệu chứng, báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.

2. Chườm lạnh

Nếu nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối là tình trạng cấp tính, biện pháp chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, ngứa và nổi mẩn đỏ. Cách này cũng giúp làm dịu da nhanh chóng. 

Tuyệt đối không chườm lạnh trong các trường hợp sau:

  • Mẩn ngứa kèm theo mụn nước li ti
  • Có xuất hiện dịch mủ trên vùng da tổn thương

Thực hiện:

  • Cho đá lạnh vào túi chườm
  • Áp nhẹ nhàng lên vùng da ở khuỷu tay và đầu gối
  • Chườm trong khoảng 15 – 20 phút
khắc phục nổi mẩn đỏ ở khuỷu tay và đầu gối
Bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh để xoa dịu tình trạng nổi mẩn ngứa thông thường

3. Dùng mẹo dân gian

Điều trị bằng thảo dược nếu tình trạng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có mức độ nhẹ, kèm theo khô ngứa và bong da.

Dùng lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi.
  • Rửa sạch với nước muối rồi đem vò nát.
  • Chà nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
  • Có thể giã nát và đắp lên da rồi để trong vòng 15 phút.
  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm.

Dùng gel lô hội:

  • Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi.
  • Rửa sạch rồi đem gọt bỏ phần vỏ.
  • Lấy phần gel thoa trực tiếp lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.
  • Để trong 20 phút rồi rửa nhẹ nhàng với nước ấm.

Cũng giống như liệu pháp chườm lạnh, bạn không nên áp dụng mẹo dân gian khi trên da xuất hiện phản ứng viêm nhiễm hay có dịch mủ kèm theo các vết mẩn ngứa.

Ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối

Để cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối, bạn nên thực hiện các khuyến nghị dưới đây:

  • Chú ý vấn đề vệ sinh da ở vùng khuỷu tay và đầu gối cẩn thận. Không dùng các sản phẩm có tỉnh tẩy rửa mạnh khi vùng da này đang bị tổn thương.
  • Khuỷu tay và đầu gối là vùng da khá dày, dễ bị khô và bong tróc. Chính vì vậy bạn cần chú ý đến vấn đề dưỡng ẩm, đặc biệt là trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh lẽo.
  • Tránh gãi hoặc chà xát khi vùng da đang bị nổi mề đay, bởi rất dễ khiến cho tổn thương trên da thêm nặng nề.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, đặc biệt là môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hay các yếu tố dị nguyên.
  • Điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho làn da. Hạn chế dung nạp các nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng.
  • Không nên tắm bằng nước nóng. Thay vào đó nên dùng nước ấm để tránh da bị khô hay bong tróc.

Khi bị nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay hay đầu gối, tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để điều trị đúng cách. Bởi đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về da cần được quan tâm kịp thời.

 

Thông tin hữu ích:

Chia sẻ:
Nguồn gốc bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay nổi danh

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc thảo dược Đông y đặc trị mề đay thuộc sở hữu độc…

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng đến…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Báo Pháp luật và Đời sống đưa tin nhà văn khỏi dứt mề đay nhờ TT Thuốc dân tộc

Mới đây, trang báo Pháp luật & Đời sống đã có bài viết đưa tin về hành trình điều trị…

Thuốc Chophytol – Công dụng, Cách dùng, Giá bán & Lưu ý

Thuốc Chophytol là dược phẩm của Công ty Rosa-Phytopharma Laboratoires - Pháp. Thuốc có tác dụng lợi mật, thông tiểu,…

Bình luận (2)

  1. Anh Thư
    Anh Thư says: Trả lời

    Em bị ngứa ở khuỷu chân khá lâu, gây ra tình trạng nổi mẩn, giống với triệu chứng viêm da. Em nên sd loại thuốc nào

  2. Vy
    Vy says: Trả lời

    bs ơi cháu mún hỏi ạ hôm nay 2 đầu gối cháu bị nổi mấy nốt li ti và ngứa e nghĩ là do mấy hôm trước e sd serum cấp ẩm dưỡng sáng da lên vùng này ko biết có phải ko ạ, cảm ơn bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua