Phân Biệt Viêm VA Và Viêm Amidan Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?
Viêm VA và viêm amidan là các bệnh lý hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Để phân biệt hai bệnh này, có thể dựa vào các biểu hiện thực thể và triệu chứng lâm sàng. Theo các chuyên gia, viêm amidan thường có tiến triển phức tạp và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm hơn so với viêm VA.
Cách phân biệt viêm VA và viêm amidan
Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm tổ chức lympho nằm phía sau vòm mũi họng. Bệnh lý này thường chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi và khỏi hẳn khi trưởng thành. Còn viêm amidan là hiện tượng viêm nhiễm khối amidan – 2 hạch bạch huyết nằm ở 2 bên cổ họng.
Cả amidan và VA đều có chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Tuy nhiên khi số lượng virus và vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, một trong hai cơ quan này có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến hiện tượng sưng viêm.
Có thể phân biệt viêm VA và viêm amidan thông thường các triệu chứng thực thể và lâm sàng sau đây.
1. Dựa vào triệu chứng thực thể
- VA nằm ở vị trí sau vòm mũi họng, khi xảy ra hiện tượng viêm sẽ khó có thể thấy rõ các triệu chứng thực thể thông qua mắt thường.
- Amidan nằm ở 2 bên vòm họng nên rất dễ quan sát khi há to miệng, tự đánh giá các biểu hiện thực thể. Thông thường, khi viê amidan thường có dấu hiệu sưng đỏ, kích thước to;
Ngoài ra, cả viêm VA và viêm amidan đều có thể gây sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.
2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Ngoài triệu chứng thực thể, bạn cũng có thể phân biệt viêm VA và viêm amidan thông qua những triệu chứng lâm sàng sau:
Nhận biết bệnh viêm VA
- Viêm VA cấp tính: Sốt cao, hơi thở có mùi hôi, trẻ thường xuyên quấy khóc, chán ăn, nghẹt mũi, chảy nước mũi và thở khò khè.
- Viêm VA mãn tính: Nghẹt mũi kéo dài, trẻ có xu hướng thở bằng miệng, ngưng thở khi ngủ, thở khò khè, khó ngủ và dễ thức giấc.
- VA quá phát: Phát sinh các thay đổi rõ rệt trên gương mặt như trán dô, miệng hở, răng vẩu, mũi tẹt, ngưng thở khi ngủ,… Ngoài ra trẻ bị VA phì đại thường chậm nói và nghe kém.
Nhận biết bệnh viêm amidan
- Viêm amidan cấp tính: Sốt cao, đau rát cổ họng, khàn tiếng, nuốt đau, chán ăn, người mệt mỏi, đau đầu và khát nước.
- Viêm amidan mãn tính: Đau rát cổ họng kéo dài, khàn giọng, ho khan, hơi thở có mùi hôi, nuốt vướng, hay ho khạc ra đờm,…
- Viêm amidan quá phát: Gây ngưng thở khi ngủ, ngáy to, trẻ chán ăn, mệt mỏi, nhẹ cân và thường xuyên há miệng khi ngủ.
=> ĐỌC NGAY: Nhận biết viêm VA độ 1-2-3-4 và cách khắc phục
Viêm VA hay viêm amidan – Cái nào nguy hiểm hơn?
Viêm VA và viêm amidan đều là những bệnh viêm nhiễm thường gặp ở đường hô hấp trên. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ và không quá nguy hiểm, đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Nhưng ngược lại, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
-Biến chứng viêm amidan:
- Viêm mủ hạch cổ
- Áp xe quanh amidan
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi
- Viêm xoang
- Viêm cầu thận cấp
- Nhiễm trùng máu
- Viêm cơ tim
- Viêm đa khớp
Biến chứng của bệnh viêm VA:
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi
- Viêm xoang
- Viêm phế quản
- Áp xe thành sau họng
- Tăng trưởng sọ mặt
- Viêm thanh quản
Điều trị viêm VA và viêm amidan
Phương pháp điều trị viêm VA và viêm amidan thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn cấp và mãn tính, mục tiêu thường là điều trị triệu chứng, dùng kháng sinh (trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn) và hướng dẫn một số biện pháp tại nhà.
Nhưng ở giai đoạn quá phát hoặc tái phát dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị nạo VA và cắt amidan để điều trị triệt để và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
1. Sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà
Một số loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị viêm VA và amidan, bao gồm:
- Thuốc giảm đau hạ sốt
- Thuốc kháng sinh (cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn)
- Thuốc long đờm
Kết hợp chăm sóc tích cực bằng các phương pháp sau:
Đối với trẻ bị viêm VA:
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày để hạn chế nghẹt mũi và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa và nước trái cây.
- Khuyến khích trẻ súc miệng với nước muối và chải răng thường xuyên để giảm mùi hôi miệng.
- Chườm khăn lạnh để giảm sốt.
Đối với trẻ bị viêm amidan:
- Cho trẻ súc miệng với nước muối thường xuyên để giảm hôi miệng và đau rát cổ họng.
- Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng và nguội để tránh gây kích thích lên niêm mạc amidan bị sưng đau.
- Uống 2 lít/ ngày, đồng thời nên bổ sung thêm các loại trà có tác dụng giảm ho và làm dịu cổ họng như trà cam quế, trà gừng, trà bạc hà,…
- Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng và chườm khăn lạnh để hạ thân nhiệt.
=> ĐỪNG BỎ QUA: Cách chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam tại nhà
2. Nạo VA và cắt amidan
Nạo VA và cắt amidan thường được chỉ định cho trường hợp viêm amidan quá phát và VA phì đại.
– Kỹ thuật nạo VA:
- Nạo VA truyền thống bằng thìa nạo
- Nạo VA bằng thiết bị cắt hút
- Nạo VA dưới sự trợ giúp của kỹ thuật nội soi
- Nạo VA bằng năng lượng điện/ sóng cao tần
– Kỹ thuật cắt amidan:
- Cắt amidan truyền thống bằng thòng lọng
- Cắt amidan bằng sóng điện tử/ laser
- Phẫu thuật loại bỏ amidan bằng thiết bị cắt hút
- Cắt amidan bằng dao siêu âm
- Loại bỏ amidan bằng Forcep lưỡng cực
- Dùng sóng điện cao tần cắt amidan
Nạo VA và cắt amidan là các thủ thuật ngoại khoa khá đơn giản. Thời gian thực hiện chỉ khoảng 20 – 60 phút (tùy trường hợp). Mặc dù vậy, các thủ thuật vẫn có khả năng gây ra các rủi hậu phẫu. Do đó sau khi nạo VA và cắt amidan, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc để dự phòng biến chứng.
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách phân biệt viêm VA và viêm amidan. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết vấn đề sức khỏe ở con trẻ và có các biện pháp điều trị hợp lý.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
- Trẻ bị viêm VA nên ăn gì, kiêng gì giúp giảm triệu chứng bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!