Viêm VA mãn tính và giải pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm VA quá phát hoặc viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn, do tổ chức VA ở trẻ nhỏ hoạt động khá mạnh trong những năm tháng đầu đời.

viêm va mạn là gì
Viêm VA mãn tính xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân

Viêm VA mãn tính là gì?

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm trong một thời gian dài hoặc viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần. Ngoài ra, tình trạng này được cho là đặc trưng bởi việc kết hợp với các bệnh lý phát sinh ở tai, cạnh xoang mũi và các bệnh lý liên quan khác.

Dấu hiệu nhận biết viêm VA mãn tính

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng VA mãn tính bao gồm:

1. Dấu hiệu ở trẻ em

Trẻ có thể gặp một số dấu hiệu phổ biến như:

viêm va mãn tính ở trẻ
Viêm VA khiến trẻ bị khó thở bằng mũi
  • Trẻ sốt thường xuyên.
  • Chậm phát triển, kén ăn, người gầy gò, tai nghe kém, thiếu oxy não.
  • Chảy nước mũi nhiều, nghẹt mũi, nước mũi có thể có màu vàng, xanh hoặc lẫn dịch mủ. 
  • Trẻ nghẹt mũi thường xuyên, nhất là vào ban đêm, trẻ quấy khóc, khó ngủ. 
  • Tăng nguy cơ phát triển một số bệnh tai – mũi – họng mãn tính khác. 
  • Sưng các hạch ở cổ.
  • Ngáy khi ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ.

2. Triệu chứng ở người lớn

  • Ngáy to khi ngủ.
  • Mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Nghẹt mũi kinh niên.
  • Không thể thở bằng mũi và phải thở bằng miệng.
  • Nói chuyện bằng giọng mũi.
  • Khô và đau họng, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Có thói quen giữ cho miệng luôn mở.
  • Mất ngủ hoặc thường bị thức giấc giữa đêm.
  • Mệt mỏi và đau đầu.
  • Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi lạ kéo dài.

=> ĐỌC NGAY: Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân gây viêm VA mãn tính

Viêm VA có thể do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Streptococcus hoặc như virus Epstein – Barr, Adenovirus và Rhovovirus.

Một số đối tượng dễ mắc bệnh lý này như:

  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần ở cổ họng, cổ và vùng đầu.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm Amidan
  • Tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh không không khí.
  • Ngoài ra, trẻ em cũng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Tuy nhiên, viêm VA ở trẻ em có xu hướng tự thu nhỏ khi trẻ trưởng thành.

Viêm VA mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm VA có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định. Biến chứng thường tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng như:

Đối với trẻ em:

  • Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai có mủ, thủng màng nhĩ và gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • Gây viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm khí quản.
  • Khó ngủ, chậm phát triển, kém linh hoạt, học tập không tiến bộ và nghe kém.
  • Thay đổi cấu trúc mặt như mũi nhỏ, xương hàm kém phát triển, răng trên mọc không đều, cằm nhô ra.

Đối với người lớn:

  • Ngưng thở hoặc tắc nghẽn khi ngủ.
  • Gây nhiễm trùng tai giữa và ảnh hưởng đến thính giác.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang, ngực và gây buồn nôn.
  • Nhiễm trùng có thể lây lan đến màng nhầy của dây âm thanh và dây thanh quản gây ho kéo dài. 

Biện pháp chẩn đoán viêm VA mãn tính

Để chẩn đoán viêm VA mãn tính, bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi về lịch sử bệnh án gia đình. Kết hợp thực hiện các xét nghiệm gồm:

  • Kiểm tra cổ họng, lấy mẫu vật để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
  • Chụp X – quang vùng đầu – cổ để xác định kích thước của viêm VA. 
  • Xét nghiệm máu để xác định tình trạng nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị viêm VA mãn tính

Viêm VA mãn tính thường được điều trị bằng kháng sinh và hoặc thuốc kháng virus. Cụ thể:

1. Dùng thuốc kháng sinh

Viêm VA mãn tính thường được điều trị bằng kháng sinh liên tục trong 3 tháng. Loại thuốc này thường đem lại hiệu quả khá cao, khoảng hơn 50% bệnh nhân khỏi bệnh hẳn mà không cần phẫu thuật nạo viêm VA.

viêm VA mãn tính
Viêm VA mãn tính thường được điều trị bằng thuốc xịt mũi

Một số loại thường dùng gồm: 

  • Mometasone (Metaspray): Xịt 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng.
  • Syr. Timinic / Solvincold 2,5 ml: Uống hai lần mỗi ngày, liên tục trong 15 ngày.

2. Phẫu thuật nạo viêm VA

Thường được chỉ định khi:

  • Thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị.
  • Viêm VA cấp tính tái phát định kỳ.
  • Người bệnh có các bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm khác như ung thư hoặc khối u ở cổ.
  • Viêm họng gây khó nuốt và thở.

Phẫu thuật viêm VA là việc cắt bỏ VA bị viêm để tránh tái nhiễm trùng hoặc các rủi ro không mong muốn. Một vài trường hợp có thể kết hợp cắt amidan nếu cần thiết. 

=> XEM NGAY: Cách chữa viêm VA bằng bài thuốc dân gian dễ kiếm

Phòng ngừa viêm VA mãn tính

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên và đúng phương pháp.

Viêm VA mãn tính thường có thể điều trị bằng kháng sinh và thực hiện vệ sinh tốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc phẫu thuật để hạn chế các rủi ro không mong muốn.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Top 6 thuốc điều trị viêm VA hiệu quả, giảm viêm nhanh chóng
Thuốc điều trị viêm VA là giải pháp quan trọng giúp giảm viêm, sưng tấy và cải thiện triệu chứng khó chịu của người bệnh. Việc sử dụng đúng loại…
Trẻ bị viêm VA nên ăn gì, kiêng gì giúp giảm triệu chứng bệnh?

Chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc và điều trị bệnh viêm VA…

Bệnh viêm VA – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh viêm VA là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Tiến triển…

Viêm VA quá phát là gì và cách điều trị?

Viêm VA quá phát khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ngạt mũi do ứ đầy trong đường hô hấp.…

Viêm VA mãn tính và giải pháp điều trị

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm VA quá phát hoặc viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần.…

Phân Biệt Viêm VA Và Viêm Amidan Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Viêm VA và viêm amidan là các bệnh lý hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Để phân biệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua