Viêm Đa Xoang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm đa xoang là một bệnh lý phức tạp có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ, khó thở, chảy dịch kéo dài có màu xanh hoặc vàng.

Bệnh viêm đa xoang là gì?

Bệnh viêm đa xoang là gì?
Viêm đa xoang là một căn bệnh khá phổ biến và khó điều trị dứt điểm

Viêm đa xoang là trường hợp nhiều xoang bị viêm cùng một lúc. Viêm đa xoang khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều lần so với viêm xoang thông thường.  

Viêm đa xoang thường có hai dạng là viêm đa xoang cấp tính và viêm đa xoang mạn tính. Tình trạng viêm đa xoang mạn tính được cho là nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng. 

Nguyên nhân gây viêm đa xoang

  • Dị ứng: Một số người khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng sẽ khiến xoang bị phù nề, chảy dịch. 
  • Môi trường: Các tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, ô nhiễm có thể làm tăng cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. 
  • Cấu trúc xương mũi: Người có vách ngăn mũi dày, vẹo hoặc lệch vách ngăn có nguy cơ viêm đa xoang cao hơn người khác.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch suy yếu khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
  • Bệnh lý: Viêm mũi, viêm tai, viêm Amidan,…

Xem thêm: Bị viêm xoang chảy máu mũi: Nguyên nhân cách điều trị

Triệu chứng của viêm đa xoang

Triệu chứng của viêm đa xoang
Viêm đa xoang thường khiến người bệnh bị sốt nhẹ, mệt mỏi, kén ăn,…
  • Sốt nhẹ
  • Chảy dịch ở mũi kéo dài. Dịch có thể có màu xanh hoặc vàng, đôi khi có thể có lẫn máu hoặc mủ.
  • Thị lực kém.
  • Đau đầu, trán, thái dương, xung quanh mắt, sau gáy,…
  • Mệt mỏi, ăn không thấy ngon.
  • Có cảm giác vướng ở cổ họng.

Tham khảo thêm: Viêm xoang nhức đầu và cách khắc phục tại nhà

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

  • Triệu chứng kéo dài: Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà trong 10 ngày nhưng các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng: Bao gồm đau nhói ở má hoặc răng kèm theo sốt. Đây là dấu hiệu xoang bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Các triệu chứng có dấu hiệu biến chứng: Các triệu chứng cảm lạnh có thể biến mất, tuy nhiên sau đó người bệnh lại sốt cao và đau đầu dữ dội.  

Cách điều trị viêm đa xoang

1. Làm giảm các triệu chứng tại nhà

Làm giảm các triệu chứng tại nhà
Nếu các dấu hiệu không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự chăm sóc viêm đa xoang tại nhà
  • Rửa mũi bằng nước muối: Người bệnh có thể dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, khịt mũi nhẹ nhàng có thể làm lỏng chất nhầy trong mũi.
  • Sử dụng nồi Neti rửa mũi chuyên dụng: Người bệnh cho dung dịch muối ấm vào ấm và đổ chất lỏng vào một bên mũi và để chất lỏng chảy ra từ mũi còn lại. 
  • Sử dụng thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi không kê đơn: Thuốc thông mũi có sẵn ở dạng xịt và thuốc đường uống. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc này quá năm ngày, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau cơ bản  Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) hoặc Aspirin.

Gợi ý: Cách khắc phục bệnh viêm xoang gây hôi miệng 

2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp viêm đa xoang nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh quá liều hoặc không phù hợp có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật
Phẫu thuật viêm đa xoang thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả

Trong trường hợp việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, phẫu thuật nội xoang có thể được đề nghị. Đối với thủ thuật này, bác sĩ có thể sử dụng một ống mỏng, linh hoạt với kiểm tra các đoạn xoang của người bệnh.

Lưu ý khi điều trị viêm đa xoang

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cũng như khói bụi.
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi mùa hoặc khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng.
  • Không nên tắm nước lạnh. 
  • Vệ sinh họng, mũi hàng ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe.

Viêm đa xoang là một bệnh lý khá phổ biến. Do đó người bệnh nên trang bị một số thông tin cơ bản để có biện pháp khắc phục và điều trị hợp lý. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Viêm xoang có mủ (xanh hoặc vàng) nguy hiểm không? Viêm xoang có mủ (xanh hoặc vàng) nguy hiểm không?

Viêm xoang có mủ là một dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm ở xoang đã trở nên nghiêm…

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng dịch nhầy trong mũi, không tốt cho người viêm xoang Bị bệnh viêm xoang nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Viêm xoang được xếp trong nhóm bệnh về tai - mũi - họng. Bởi các bộ phận này có mối…

Viêm Đa Xoang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Viêm đa xoang là một bệnh lý phức tạp có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ, khó thở, chảy…

Rửa mũi với nước muối giúp dịch nhầy, vi khuẩn và tác nhân gây dị ứng bị tống ra ngoài 6 cách trị viêm xoang sàng tại nhà hiệu quả hơn dùng thuốc

Cách trị viêm xoang sàng tại nhà mang lại sự tiện lợi và đơn giản cho người bệnh. Có rất…

6 Loại Kháng Sinh Trị Viêm Xoang Phổ Biến và Điều Cần Biết

Thuốc kháng sinh trị viêm xoang thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh khi nhiễm khuẩn. Có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua