Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Điều cần biết
Viêm đại tràng tuy không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… ảnh hưởng đển chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như nghẽn ruột, loét đại tràng… và phát triển thành ung thư.
Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến liên quan đến ruột già, gây tổn thương khu trú và lan tỏa đến nhiều vị trí trong niêm mạc đại tràng. Bệnh có hai giai đoạn phát triển: cấp tính và mãn tính.
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh thường tự khỏi trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn tính, bệnh kéo dài và có thể tái phát nhiều lần. Triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đại tiện phân lỏng, đi cầu ra máu, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu chất dinh dưỡng…
Trong trường hợp nặng, tổn thương ở niêm mạc đại tràng có thể gây ra ổ loét và ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa, đòi hỏi điều trị kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhờn và kháng thuốc.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý mà còn gây tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày và khả năng lao động của người bệnh. Cơn đau quặn bụng, mót rặn thường xuyên, đi cầu ra máu… có thể gây lo lắng, hoang mang đến mất ngủ, mất ăn.
Chức năng tiêu hóa kém buộc người bệnh phải ăn uống kiêng khem khổ sở, sử dụng thức ăn không phù hợp có thể khiến triệu chứng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nhiễm trùng lâu dài trong đại tràng có thể dẫn đến biến chứng và gây ra bệnh lý nguy hiểm trong ruột già.
Biến chứng của bệnh viêm đại tràng
Thông qua các biến chứng, ta có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như:
1. Xuất huyết đại tràng
Khi bị viêm nhiễm nghiêm trọng, tổn thương ở niêm mạc đại tràng có thể lan sâu vào và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch bên trong, gây chảy máu và xuất huyết đường ruột.
Trong trường hợp chảy máu nhẹ, người bệnh có thể thấy máu tươi hoặc cục máu đông trong phân khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều gây xuất huyết đại tràng ồ ạt, điều này có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các triệu chứng nhận biết xuất huyết đại tràng:
- Đi ngoài ra máu
- Chán ăn
- Thiếu máu do chảy máu nhiều
- Da dẻ xanh xao
- Buồn nôn và có thể nôn ra máu
- Mệt mỏi trong người
- Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội và kéo dài
Tham khảo thêm: Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị
2. Thủng đại tràng
Biến chứng thủng đại tràng là một trong những tình huống thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính. Vết loét sâu vào thành đại tràng có thể gây thủng ruột già.
Triệu chứng bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mất nhu động ruột… Nếu nghi ngờ có biến chứng này, người bệnh cần ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đe dọa tính mạng.
3. Phình giãn đại tràng cấp tính
Một số bệnh nhân viêm đại tràng có thể gặp táo bón kéo dài, khiến phân trở nên cứng và ứ đọng bên trong. Kết hợp với việc ăn mòn thành đại tràng, điều này có thể dẫn đến biến chứng phình giãn đại tràng cấp tính.
Khi mắc giãn đại tràng cấp tính, nguy cơ thủng đại tràng tăng cao. Người bệnh cần cảnh giác với các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, táo bón kéo dài, phân thối màu đen do nằm lâu trong đại tràng.
Biến chứng này có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt là khi không được điều trị kịp thời.
4. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm đại tràng. Bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính kéo dài từ 7 – 10 năm có nguy cơ cao hơn bị ung thư. Việc tổn thương lâu dài các tế bào lớp lót đại tràng có thể dẫn đến loạn sản và tiến triển thành ung thư.
Các triệu chứng nhận biết:
- Táo bón xen kẽ tiêu chảy
- Máu và chất nhầy trong phân
- Đau quặn bụng từng cơn
- Bí trung tiện
- Tắc ruột do khối u trong đại tràng quá lớn
- Phân mỏng, dẹt, màu đen, mùi hôi thối
- Chán ăn, khó tiêu
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian được tin dùng
Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm đại tràng
Nếu đã biết được viêm đại tràng có nguy hiểm không, vậy thì để giảm nguy cơ gặp biến chứng viêm đại tràng, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Định kỳ tái khám để theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị.
- Dinh dưỡng phù hợp, bao gồm: đạm, năng lượng, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa như món ăn lỏng, mềm.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa như rau lá xanh, sữa chua, khoai tây…
- Tránh đồ ăn lạnh hoặc quá nóng, thức uống kích ứng.
- Hạn chế đồ uống và thức ăn có thể kích thích tiêu hóa như bia, rượu, cà phê…
- Ưu tiên chế biến thức ăn bằng cách hấp hoặc luộc, hạn chế sử dụng dầu mỡ.
- Sắp xếp thời gian làm việc để có thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng bữa, nhai kỹ, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày… để hỗ trợ phục hồi tổn thương và nâng cao sức khỏe.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Kết luận, viêm đại tràng không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách là chìa khóa để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng, duy trì chất lượng cuộc sống. Vì thế, việc lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ khi nhận thấy có bất kỳ điều gì bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết
- Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!