Sâm đại hành

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Sâm đại hành có tác dụng an thần, bổ huyết, tiêu độc,… thường được sử dụng điều trị triệu chứng thiếu máu, hoa mắt, mệt mỏi, ho viêm họng,… và một số bệnh lý khác.

Cây sâm đại hành
Cây sâm đại hành – Vị thuốc dân gian giúp điều trị nhiều bệnh

+ Tên khác: Phong nhạn, hành lào, tỏi đỏ, tỏi lào, sâm cau

+ Tên khoa học: Eleutherine bulbosa

+ Họ: Diên vĩ

I. Mô tả cây sâm đại hành

+ Đặc điểm sinh thái của sâm đại hành

Sâm đại hành là loại cây thảo sống dai có chiều cao trung bình 30 cm. Củ hình trứng nhìn giống như củ hành nhưng bên ngoài vẩy có màu đỏ nâu và bên trong có màu nâu hồng hoặc đỏ nâu. Thông thường, củ có chiều dài 4 – 5 cm và đường kính 2 – 3 cm. Lá sâm đại hành hình mác có chiều dài 40 – 50 cm và rộng 3 – 5 cm. Hoa mọc thành từng chùm với 3 cánh hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt, có 3 lá đài, 3 nhị màu vàng.

+ Phân bố

Sâm đại hành là loại cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nên thường phát triển ở các nước có kiểu khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta cây thường được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Nghĩa Lô, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

+ Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận sử dụng: Rễ, củ và thân hành
  • Chế biến, thu hái: Củ cây sâm đại hành sau khi được thu hoạch sẽ rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài và thái mỏng. Người bệnh có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể ngâm rượu hoặc nghiền thành bột.
  • Bảo quản: Sâm đại hành khô hoặc bột nên bảo quản ở nơi khô ráo

+ Thành phần hóa học

Sâm đại hành chứa các hoạt chất chính như izoeleutherin, eleutherin, eleutherola và một vài hợp chất khác.

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ấm, vị ngọt nhạt

+ Quy kinh

Can, Thận và Phế

+ Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, hơi hắt và không chứa độc, có tác dụng sinh cơ, tiêu độc, an thần, bổ huyết, thông huyết,… Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng để làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa kém và điều trị các bệnh như:

  • Phong thấp đau khớp
  • Khó ngủ
  • Tổ đỉa
  • Ho viêm phế quản
  • Vẩy nến
  • Sang thương ứ huyết
  • Ăn kém

Còn theo Y học hiện đại, sâm đại hành có tác dụng hành kháng với một số vi khuẩn như Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus hemolyticus, Bacillus mycoides, Bacillus pyocyaneus, Escherichia coli, B. diphteriae,…Vì thế, vị thuốc này thường dùng để điều trị viêm đường hô hấp, kích thích tiêu hóa và giúp an thần.

Theo Nam y Nguyễn Đại Định (nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, ở Indonesia, thầy thuốc thường sử dụng rễ cây sâm đại hành để điều trị bệnh sa trực tràng, trị lỵ và lợi tiểu. Còn ở Philippines, rễ và củ của cây được giã nát trị rắn hoặc côn trùng cắn.

+ Cách dùng và liều lượng

Sâm đại hành được dùng dưới dạng thuốc sắc, chế thành viên hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh, vị thuốc này được dùng dưới dạng đắp. Liều lượng dùng thường là 4 – 12 gram/ ngày (nguyên liệu tươi hoặc khô).

Tác dụng của sâm đại hành
Tùy vào mục đích sử dụng mà củ sâm đại hành phơi khô có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu

III. Bài thuốc chữa bệnh từ sâm đại hành

+ Chữa mụn nhọt, lở ngứa

Sử dụng sâm đại hành, kim ngân và bồ công anh mỗi vị 14 – 18 gram. Sắc thuốc uống

+ Điều trị ho do viêm họng

Dùng 14 gram sâm đại hành sắc với 14 gram cây rẻ quạt khô

+ Trị rắn cắn

Sử dụng sâm đại hành, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống. Phần bã dùng đắp bên ngoài miệng rắn cắn.

+ Chữa đau lưng, đau nhức do khớp sưng đau

Dùng sâm đại hành, rửa sạch rồi xào với rượu. Sau đó, cho vào túi vải và đắp lên vùng bị đau nhức.

+ Điều trị chứng mất ngủ, thiếu máu

Lấy 30 gram sâm đại hành sắc chung với 14 gram lạc tiên, lọc lấy nước uống.

+ Chữa mụn nhọt, chốc lở

Sử dụng 12 gram sâm đại hành, 12 gram thương nhĩ tử và 12 gram kim ngân hoa. Mỗi ngày sắc 1 thang.

+ Trị chốc đầu và chàm

Dùng sâm đại hành nấu thành cao đặc. Mỗi ngày uống 12 – 14 gram. Bên cạnh đó, sắc đặc sâm đại hành dùng bôi ngoài da.

+ Điều trị khớp sưng do sang thương

Hái 50 gram sâm đại hành tươi, rửa sạch và đập dập rồi xào với giấm ăn. Sau đó, đắp lên khớp bị đau. Ngày đắp 1 – 2, giúp giảm đau

Nhìn chung, tính năng và công dụng của sâm đại hành đến nay vẫn chưa được khoa học nghiên cứu và chứng minh rõ ràng. Vì vậy, khi sử dụng bài thuốc điều trị từ nguyên liệu tự nhiên này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp mắc bệnh nan y.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Tác dụng chữa bệnh, làm đẹp da từ nghệ vàng

Chia sẻ:
Cây hương thảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe như thông kinh, lợi tiểu, giảm sưng viêm, lợi mật,...

Cây hương thảo

Cây hương thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, có hương thơm giúp tinh…

Cây Ngũ gia bì

Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc. Dược liệu này có tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và…

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo là thực vật thuộc chi Thóc lép hoặc chi Tràng của họ Đậu. Đây là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng nhiều để điều trị…
KÉ ĐẦU NGỰA

Ké đầu ngựa

Theo Đông y, ké đầu ngựa có vị đắng, tính ấm có tác dụng chữa lở ngứa ngoài da, phong hàn đầu thống, phong thấp đau nhức, tỵ uyên,... Để…

Bình luận (4)

  1. Nguyễn Minh Trường
    Nguyễn Minh Trường says: Trả lời

    Con em bị viêm phê quản, uống thuốc mãi ko bớt nhà có sâm đại hành nhưng ko biết dùng như thế nào mong bs giúp em với ạ

  2. Nguyễn TRUNG
    Nguyễn TRUNG says: Trả lời

    Sâm đại hành, sắc chung với lá đinh lăng, để uống có được không ? Liều lượng như thế nào ? Xin cảm ơn !

  3. Trang Ngọc tường vi
    Trang Ngọc tường vi says: Trả lời

    người bị cao huyết áp có sử dụng được sâm đại hành không?

  4. CAO Thu
    CAO Thu says: Trả lời

    Cho em hỏi mới sinh e bé bị thiếu máu dùng sâm đại hành được k ạ.
    Nếu dc e nấu củ tươi lên lấy nước uống được k ạ. Vì e ăn k được

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua