Thăng ma

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Thăng ma là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này có vị đắng, tính hơi hàn, tác dụng hành ứ huyết, tăng dương, vận kinh, năng giải Tỳ Vị,… nên được ứng dụng trong bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đau, dạ dày nóng, viêm họng, chân răng đỏ,…

Mô tả dược liệu

  • Tên gọi khác: Qủy kiếm thăng ma, châu thăng ma, kê cốt thăng ma, châu ma, tây và bắc thăng ma.
  • Tên khoa học: Cimicifuga foetida
  • Tên dược: Rhizoma cimicifugae
  • Họ: Mao lương/ Hoàng liên (danh pháp khoa học: Ranunculaceae)
Thăng ma
Thăng ma là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Đặc điểm thực vật

Thăng ma là thực vật có thân thảo và sống lâu năm. Loại thực vật này có chiều cao trung bình từ 100 – 130cm. Lá cây có hình lông chim, mọc kéo, đầu ngọn và mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành và có màu trắng.

2. Bộ phận sử dụng

Thân và rễ của cây được thu hái để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Đông Bắc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Thiểm Tây,…

Thăng ma
Dược liệu này có thân thảo, sống lâu năm và hoa mọc thành chùm, màu trắng

4. Thu hái và sơ chế

Rễ của cây được thu hái chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Sau đó loại bỏ thân mầm, tạp chất và rửa sạch rồi đem phơi/ sấy khô.

Ngoài ra, có thể bào chế bằng cách đem rễ ngâm với nước trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó bỏ thân rễ vào nồi, đậy kín trong vòng 1 đêm. Ngày hôm sau lấy ra, thái thành phiến mỏng, tẩm mật sao qua hoặc phơi khô dùng dần.

5. Bảo quản

Để nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Caffeic acid, Isoferulic acid, Cimicifuga, Visnagin, Cimigenol, Dahurinol, Cimicilen, Vesamicol…

Vị thuốc Thăng ma

1. Tính vị

Theo Thang Dịch Bản Thảo, thăng ma có tính hơi hàn và vị hơi đắng. Tuy nhiên theo Dược Tính Luận, dược liệu này lại có khí thăng, vị ngọt, đắng và cay.

2. Qui kinh

Qui vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, Dương minh Vị và Dương minh Đại trường.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế và điều trị một số loại nấm gây bệnh ở da, vi khuẩn lao,…
  • Tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, làm chậm nhịp tim và tăng hưng phấn bàng quang, tử cung,…
  • Giảm đau, hạ thân nhiệt, chống co giật và thanh giải độc tố.

Theo y Đông y:

  • Tác dụng hành ứ huyết, vận kinh, hành dương, cử hãm, thấu chẩn, cơ nhục gián nhiệt, năng giải Tỳ Vị, tuyên độc, thăng dương,…
  • Chủ trị các chứng ngoại cảm phong nhiệt, khí hư hạ hãm, khí hư nhược, sỏi,…

4. Cách dùng và liều dùng

Có thể dùng dược liệu ở dạng bôi ngoài hoặc ngậm, sắc uống. Nếu dùng uống, chỉ nên sử dụng 4 – 8g/ ngày.

Một số bài thuốc từ dược liệu Thăng ma

1. Bài thuốc trị ngực đầy, hơi thở ngắn

  • Chuẩn bị: Cát cánh 8g, hoàng kỳ 20g, tri mẫu 8g và thăng ma 4g.
  • Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, bỏ vào ấm và sắc lên uống.
Thăng ma
Thăng ma được sử dụng trong bài thuốc chữa mụn nhọt, lở miệng, viêm họng, quai bị,…

2. Bài thuốc trị chân răng sưng đau, chảy máu, nhọt trong miệng và nóng dạ dày

  • Chuẩn bị: Sinh địa 1g, thăng ma 4g, hoàng liên 1g, đơn bì 2g và quy thân 1g.
  • Thực hiện: Cho các vị vào ấm, đổ một lượng nước vừa phải và sắc uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị tỳ và tâm có hư nhiệt (biểu hiện: lưỡi rụt, miệng lở, má sưng, đau,…)

  • Chuẩn bị: Thược dược 30g, thăng ma 30g, chi tử 30g, thạch cao 60g, hạnh nhân 24g, sài hồ 30g, đại thanh 24g, mộc thông 30g, hoàng kỳ 24g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g sắc với 5 lát gừng tươi. Nước sắc chia thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày.

4. Bài thuốc trị chứng u vú và vú sưng đau ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: Qua lâu nhân 12g, thăng ma 8g, cam thảo và thanh bì mỗi thứ đều 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống khi còn nóng.

5. Bài thuốc trị thời khí ôn dịch (biểu hiện: sang chẩn mới phát, chân đau, mỏi, bứt rứt, đau đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi,…)

  • Chuẩn bị: Cát căn 600g, chích cam thảo 400g, bạch thược 400g và thăng ma 400g.
  • Thực hiện: Tán bột các dược liệu, sau đó dùng 12g sắc với 1.5 chén nước. Bỏ bã và uống nóng.

6. Bài thuốc trị cấm khẩu

  • Chuẩn bị: Liên nhục (bỏ tim sen và sao vàng hơi cháy) 30 hạt, thăng ma (sao qua với giấm) 4g và nhân sâm 12g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 1 chén nước, còn lại khoảng ½ chén, uống khi còn nóng.

7. Bài thuốc trị chứng thương hàn không giảm khi dùng phép thổ và phép phát hãn

  • Chuẩn bị: Thăng ma, chích cam thảo và huyền sâm mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Thái nhỏ các thảo dược và trộn đều. Mỗi lần sử dụng khoảng 20g đem sắc với nước uống.

8. Bài thuốc trị lở loét và nổi mụn nhọt trong miệng

  • Chuẩn bị: Đại thành, thăng ma và hoàng bá, mỗi thứ một ít.
  • Thực hiện: Ngậm trực tiếp cho tinh chất tiết ra và thẩm thấu vào vùng lở loét, sau đó bỏ bã.

9. Bài thuốc trị thương hàn

  • Chuẩn bị: Độc tất 40g, thường sơn 40g và thăng ma 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó dùng 16g sắc với nước. Dùng nước sắc uống khi đói, nếu bị ói sau khi dùng thuốc nên uống lại ngay sau đó.

10. Bài thuốc trị họng đau, mặt đỏ và nôn ra máu/ mủ

  • Chuẩn bị: Hùng hoàng 20g, miết giáp (miếng to bằng bàn tay), đương quy 80g, cam tgair 80g, thục tiêu 40g và thăng ma 80g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, khi ra hết mồ hôi sẽ khỏi.

11. Bài thuốc trị nhọt sưng đau

  • Chuẩn bị: Giấm và thăng ma.
  • Thực hiện: Mài thăng ma với giấm, sau đó thoa trực tiếp lên vùng tổn thương.

12. Bài thuốc trị chảy máu ở miệng và nóng dạ dày

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 1.5g, thăng ma 4g, quy thân 1.5g, mẫu đơn bì 2g và sinh địa 1.5g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu nghiền thành bột, có thể sắc hoặc hãm uống như trà.

13. Bài thuốc trị sởi

  • Chuẩn bị: Xích thược 6g, cam thảo 2g, thăng ma 4g và cắt căn 12g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc thành nước uống.

14. Bài thuốc trị quai bị

  • Chuẩn bị: Cam thảo 6g, sài hồ 6g, thăng ma 8g, thạch cao 16g, cát canh 8g, ngưu bàng 12g, hoàng cầm 8g, cát căn 12g, thiên hoa phấn 8g, liên kiều 8g.
  • Thực hiện: Cho tất cả các dược liệu vào ấm, đổ nước đầy và sắc uống.

15. Bài thuốc trị đau răng và nhiễm trùng họng cấp tính

  • Chuẩn bị: Thăng ma 6g.
  • Thực hiện: Sắc đặc và ngậm trong miệng khi nước còn ấm.

16. Bài thuốc trị cổ họng lở loét và miệng nổi nhiệt

  • Chuẩn bị: Đại thành, hoàng bá và thăng ma mỗi thứ 5g.
  • Thực hiện: Sắc đặc và ngậm trong miệng, khi nước nguội có thể nuốt chậm.

17. Bài thuốc trị tiêu chảy kéo dài, sa tử cung/ trực tràng/ dạ dày

  • Chuẩn bị: Sài hồ 6 – 10g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 4 – 6g, bạch truật 12g, chích cam thảo 4g, bạch truật 12g, trần bì 6g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc thành nước uống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Thăng ma

Những đối tượng không nên dùng dược liệu này:

  • Người có âm hư hỏa vượng
  • Chảy máu cam, thổ huyết và ho có đờm
  • Nôn mửa
  • Thận kinh bất túc
  • Thương hàn mới phát ở thái dương
  • Sởi đã mọc hết
  • Hen suyễn

Ngoài ra cần chú ý phân biệt với loại thăng ma họ Cúc (Serratura chinensis). Dược tính của hai loại thực vật này khác nhau, vì vậy khi lựa chọn nguyên liệu cần phải thận trọng.

Thăng ma là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc từ y học cổ truyền. Tuy nhiên tình trạng tùy tiện áp dụng những bài thuốc này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và kết quả điều trị. Vì vậy bạn cần tham vấn y khoa nếu có mong muốn sử dụng dược liệu này để chữa bệnh.

Bài viết liên quan

Chia sẻ:

Lá lốt

Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng…

Cây gai cua

Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có…

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Bình luận (1)

  1. Hoàng thị lan
    Hoàng thị lan says: Trả lời

    Bs ơi sa tử cung độ 1 có thuốc trị k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua