Cà cuống
Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như việc chữa bệnh nếu được dùng một cách hợp lý.
Thông tin về cà cuống
- Tên gọi khác: Sâu quế, đà cuống, long sắt.
- Tên khoa học: Belostoma indica Vitalis.
- Họ: Chân bơi (Belostomatidae).
Đặc điểm và hình ảnh con cà cuống
Đây là loại côn trùng có cơ thể hình lá, dẹt, tương đối giống với loài gián, nhất là khi còn non. Chiều dài khoảng 6 – 7cm hoặc hơn, rộng khoảng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, trên thân có nhiều vạch đen bóng.
Phần đầu nhỏ, có 2 mắt to tròn, miệng là 1 ngòi nhọn để hút thức ăn. Phần ngực dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có màu vàng nhạt, có lông mịn và ở phía trên có 1 bộ cánh mỏng nửa cứng nửa mềm.
Ở những con đực, dưới ngực sẽ có 2 túi nhỏ và dài được gọi là bọng. Trong phần bọng có chứa một chất lỏng trong với mùi thơm rất mạnh. Đây chính là vũ khí để tấn công con mồi cũng như xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối.
Sau đây là một số hình ảnh giúp bạn hình dung rõ hơn:
Tham khảo thêm: Ong Đen Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu
Vị thuốc cà cuống
Đây là một bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền.
1. Tính vị
Các tài liệu Đông y ghi nhận loài côn trùng này có vị ngọt cay, tính bình và không độc.
2. Thành phần hóa học
Từng bộ phận của loài côn trùng này sẽ có chứa những thành phần khác nhau. Ví dụ như thịt và trứng thì chứa hàm lượng khá cao protein, lipid cũng như các vitamin. Còn trong tinh dầu loại có chứa một chất thơm được xác định là hexanol acetate.
3. Phân bố
Loài động vật này thường phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên bang Nga hay vùng nhiệt đới từ Ấn Độ cho tới Australia.
Riêng ở nước ta, cà cuống thường sống ở ruộng nước, lách ngòi hay ao hồ từ Bắc vào Nam nhưng phổ biến hơn vẫn là ở miền Bắc. Tuy nhiên, hiện nay do môi trường bị ô nhiễm nên loại côn trùng này ngày càng hiếm thấy hơn.
4. Bộ phận dùng
Thịt, trứng và tinh dầu là những phần của con cà cuống được sử dụng để làm vị thuốc. Loại côn trùng này thường được bắt vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 9. Sau khi thu bắt sẽ tiến hành vắt bỏ cánh đi và thường được dùng tươi sống.
Tham khảo thêm: Côn Bố – Những Công Dụng Trị Bệnh Quý Của Vị Thuốc
Tinh dầu cà cuống lấy bằng cách nào?
Tinh dầu là phần được lấy từ những con đực bằng cách như sau:
- Dùng đầu nhọn của que tre hoặc mũi dao rạch một đường ngang ngay giữa đôi chân thứ 3.
- Gấp bụng chúng xuống để thấy 2 túi tinh dầu.
- Sử dụng kẹp để gặp và rút túi tinh dầu ra, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm rách túi.
- Chích túi để cho tinh dầu chảy hết vào lọ khô, sạch và đậy kín.
**Lưu ý: Muốn bảo quản tinh dầu này được lâu cần đựng trong lọ có nút mài.
Cà cuống bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện nay, loài côn trùng này được bán rất nhiều trên thị trường và thường có mức giá như :
- Mua con: có giá bán từ 50.000 – 60.000 đồng/ con
- Mua kg: 4.000.000 – 5.500.000 đồng/ 1kg
Tác dụng và cách dùng
Cà cuống là một nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương thơm độc đáo và nhiều lợi ích. Việc sử dụng đúng cách không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe.
1. Tác dụng
Do chứa nhiều thành phần có dược tính nên không chỉ có tác dụng làm gia vị và chế biến món ăn mà còn được dùng làm vị thuốc. Các tài liệu Đông y ghi nhận, loại côn trùng này có tác dụng bổ thận, tráng dương và lợi tiêu hóa.
Thực nghiệm y khoa cho thấy rằng, tinh dầu từ loài côn trùng này có tác dụng đóng vai trò như một chất kích thích thần kinh nếu dùng ở liều thấp. Nó có thể gây hưng phấn, đồng thời tăng cường khả năng sinh dục ở mức độ nhẹ. Nên có thể được dùng trong một số trường hợp yếu sinh lý ở nam giới.
Tham khảo thêm: Huyết Lình Thực Sự Có Tác Dụng Trị Bệnh Không?
2. Các món ăn từ cà cuống
Từ rất lâu đời, loại côn trùng này (sau khi lấy tinh dầu) đã được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà sẽ có cách dùng loại côn trùng này khác nhau:
- Bánh cuốn: Bánh cuốn truyền thống được thêm vào một chút tinh dầu cà cuống hoặc thịt cà cuống băm nhỏ, giúp món ăn trở nên thơm lừng và độc đáo.
- Chả cá Lã Vọng kèm cà cuống: Loại thực phẩm này được dùng để làm tăng thêm hương vị cho món chả cá. Khi ăn, mùi hương của chúng làm cho món chả cá thêm phần hấp dẫn và đậm đà.
- Nước mắm cà cuống: Nước mắm được pha cùng một giọt tinh dầu cà cuống, dùng để chấm bánh cuốn, bún chả, hay các món ăn khác, sẽ mang lại mùi vị thơm nồng, rất đặc biệt.
- Cà cuống chiên giòn: Loại côn trùng này sau khi sơ chế sạch sẽ được chiên giòn. Món này không chỉ thơm ngon mà còn có độ giòn và béo ngậy, có thể ăn kèm với nước mắm pha hoặc muối tiêu chanh.
- Bún thang: Đây là món bún truyền thống của Hà Nội, được kết hợp với một chút tinh dầu cà cuống để làm dậy mùi, làm cho bát bún thêm phần hấp dẫn.
- Cà cuống nướng: Cà cuống tươi sau khi được sơ chế sẽ được nướng trên than hoa. Khi nướng, mùi thơm đặc trưng của cà cuống lan tỏa, món này thường được ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt.
Hướng dẫn cách làm mắm cà cuống
Trong dân gian, đà cuống còn được sử dụng để chế biến thành mắm. Một loại gia vị thơm ngon dùng phổ biến trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, cách chế biến mắm cà cuống sao cho thơm ngon thì không phải ai cũng biết. Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 2 con cà cuống, 150ml nước mắm ngon, 250ml nước lọc, 50g đường, 10g bột ngọt.
- Thực hiện: Cà cuống cắt bỏ phần đầu, đuôi và loại bỏ phần ruột, đem đi nướng chín rồi băm nhuyễn. Thêm 1 chút nước lọc vào, vắt lấy nước và loại bỏ phần xác. Cho nước mắm, nước lọc, đường và bột ngọt vào nồi đun sôi, vớt bọt để nguội. Hòa chung nước này với nước đà cuống.
- Cách dùng: Mỗi lần chỉ lấy vài giọt pha chung với nước mắm chanh tỏi ớt để cùng cho bún chả hay bánh cuốn. Hoặc cũng có thể chế vào trong nồi nước dùng của món bún thang.
Tham khảo thêm: Thạch Sùng – Vị Thuốc Quý Trong Đông y Với Nhiều Công Dụng
Những lưu ý khi sử dụng cà cuống để đảm an toàn, thơm ngon
Khi sử dụng cà cuống trong ẩm thực, để đảm bảo an toàn và giữ được hương vị thơm ngon, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn loại tươi và sạch: Chọn cà cuống còn sống hoặc đã được sơ chế kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh và mùi vị không bị ảnh hưởng.
- Sơ chế đúng cách: Rửa chúng bằng nước muối loãng, loại bỏ chân và cánh, phần tuyến hương dưới bụng nên được sơ chế nhẹ nhàng để giữ mùi thơm.
- Sử dụng lượng tinh dầu hợp lý: Tinh dầu cà cuống rất mạnh, chỉ cần dùng vài giọt để tránh làm món ăn quá nồng, gây khó chịu.
- Chế biến đúng cách: Nướng ở nhiệt độ vừa để tránh bị cháy khét. Chiên ngập dầu ở nhiệt độ vừa để món ăn giòn và ngon.
- Không sử dụng quá nhiều: Tránh lạm dụng tinh dầu cà cuống, đặc biệt với trẻ em và người nhạy cảm với mùi hương mạnh.
- Bảo quản đúng cách: Sản phẩm tươi nên được bảo quản trong tủ lạnh, còn tinh dầu cà cuống cần được giữ kín trong lọ, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Kiểm tra dị ứng: Thử một lượng nhỏ cà cuống hoặc tinh dầu khi sử dụng lần đầu để kiểm tra phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người có cơ địa nhạy cảm.
- Tinh dầu cà cuống mặc dù có tác dụng dược lý rất tốt nhưng dùng quá liều có thể gây ngộ độc, vì thế cần hết sức cẩn thận.
- Không nên lạm dụng cho mục đích tăng cường chức năng sinh lý, tốt nhất nên trao đổi với thầy thuốc khi muốn sử dụng loại tinh dầu này cho bất cứ mục đích nào.
Cà cuống được xem như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Nhờ các đặc tính nổi bật mà loại côn trùng này được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe để phòng tránh rủi ro.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngô Công (Con Rết) – Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng
- Con Hải Sâm Biển Có Mấy Loại? Công Dụng Và Cách Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!