Cỏ đuôi lươn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng để chữa nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da. Liều dùng được khuyến cáo là 10 – 15g mỗi ngày theo dạng sắc uống.

  • Tên gọi khác: Bồn chồn, Thủy thông, Điền thông, Thủy giảo tiễn, Đũa bếp, Bạch căn tử, Phiến hạp thảo
  • Tên gọi khoa học: Philydrum lanuginosum
  • Họ: Cỏ đuôi lươn – Philydraceae
cỏ đuôi lươn
Cây cỏ đuôi lươn có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc

Mô tả về cây cỏ đuôi lươn

+ Đặc điểm của cây thuốc

Cỏ đuôi lươn là một loài thực vật thuộc dạng thân thảo, có hoa. Cây mọc đứng, chiều cao của cây trưởng thành trung bình dao động từ 0,35 – 1 mét. Thân cây bao phủ nhiều lông tơ màu trắng. Lông tập trung nhiều nhất ngay phía dưới cụm hoa trong giống như len. Từ thân có thể phát triển thêm nhiều nhánh nhỏ.

Lá cây cỏ lươn mọc so le, có hình gươm, thuôn nhọn ở đầu. Các lá có kích thước không đều, có lá chỉ dài cỡ 8cm, rộng 4mm nhưng lá to có thể đạt đến chiều dài 70 cm và bề ngang khoảng 10mm. Mặt trên lá có vạch dọc, mặt dưới lá chứa nhiều lông tơ trắng giống như ở thân. Phía dưới gốc có 4 – 5 lá dài hẹp mọc xếp lớp bao bọc lấy thân. Các lá dưới gốc thường có kích thước to hơn so với lá mọc ở phần thân trên hay đầu cành.

Hoa cỏ lươn mọc thành cụm, màu vàng khá bắt mắt. Mỗi bông dài từ 2 – 5cm. Các hoa không có cuống, mọc so le có 1 nhị, 2 đài và 2 tràng. Phần bầu hoa phân làm 3 ngăn ranh giới không rõ ràng. Phía dưới hoa mang lá bắc nhỏ có hình dáng tương tự như lá cây ở các khu vực khác nhưng lại không có lông.

Sau mùa hoa, cây ra quả nang được bao bọc bởi các lá bắc. Bên ngoài quả có lông mịn.

+ Phân bố:

Cỏ đuôi lươn rất dễ sống và có khả năng phát triển trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như vùng đất phèn, trong đầm lầy, ao hồ, ven các bờ sông, bờ suối, đồng ruộng hay trong vườn nhà. Dưới đây là một số khu vực có thể tìm thấy cỏ đuôi lươn:

  • Tại Việt Nam: Bắc Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, các tỉnh thành ở khu vực Nam Bộ.
  • Trên thế giới: Ngoài Việt Nam, cây còn phân bố ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Úc, Nhật Bản…

+ Bộ phận sử dụng

Toàn cây cỏ đuôi lươn được dùng làm thuốc trị bệnh

+ Thu hái – sơ chế dược liệu cỏ đuôi lươn

Khi thu hoạch cỏ đuôi lươn, cây sẽ được cắt sát gốc lấy phần mọc trên mặt đất. Sau khi đem về rửa sạch. Dùng tươi hoặc rải ra ngoài nắng phơi đến khi kiệt nước.

+ Bảo quản

 Cỏ đuôi lươn khô được đóng bịch hoặc bỏ vào các hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu hơn. Tránh để dược liệu trong môi trường có không khí ẩm hoặc tiếp xúc với nước khi chưa sử dụng sẽ phát sinh nấm mốc có hại.

+ Thành phần hóa học

Chưa tìm thấy tài liệu công bố về các thành phần hóa học có trong cây cỏ đuôi lươn.

Vị thuốc cỏ đuôi lươn

+ Tính vị, quy kinh:

Đang chờ cập nhật

+ Tác dụng của cỏ đuôi lươn

Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị dược liệu của loại cỏ này. Trên  trang Bách khoa toàn thư mở Trung Quốc có đề cập một số công dụng của cỏ đuôi lươn như sau:

  • Giải nhiệt, giảm nóng trong, hóa thấp
  • Tiêu độc
  • Chống thủy thũng
  • Kháng nấm
tác dụng của cỏ đuôi lươn
Cỏ đuôi lươn được sử dụng làm thuốc trị bệnh hậu sản và các vấn đề về da

+ Chủ trị 

  • Nấm kẽ chân
  • Thủy thũng
  • Bệnh vảy nến, hắc lào
  • Lở loét, sưng đau ngoài da

+ Liều lượng và cách sử dụng

  • Dùng trong: Sắc uống với liều 10 – 15g một ngày
  • Dùng ngoài: Liều lượng được cân nhắc cho phù hợp với diện tích khu vực cần điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh có cỏ đuôi lươn

1. Chữa bệnh vảy nến, hắc lào

Thu hái toàn thân cây cỏ đuôi lươn tươi. Rửa kỹ rồi ngâm với nước muối. Cuối cùng giã nát dược liệu đắp lên vùng da bị bệnh hắc lào hoặc vảy nến vài lần trong ngày.

2. Phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh

Dùng khoảng 15g cỏ đuôi lươn ở dạng khô. Đem sắc lấy nước đặc chia uống vào các buổi sáng, trưa, tối trong ngày.

3. Điều trị sưng đau lở loét ngoài da

– Bài thuốc dùng ngoài:

  • Lấy cỏ đuôi lươn tươi giã nát, đắp trực tiếp hoặc vắt nước thoa vào chỗ sưng đau
  • Hoặc dùng dược liệu tươi hoặc khô nấu nước rửa chỗ tổn thương 3 – 4 lần trong ngày

– Thuốc uống trong:

Lấy 10 – 15g cây cỏ lươn sắc nước uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi da hết lở loét, sưng đau.

4. Điều trị bệnh nấm kẽ chân 

Bệnh nấm kẽ chân còn được gọi là nước ăn chân. Để điều trị có thể dùng cây cỏ đuôi lợn tươi xay nhuyễn lấy nước cốt. Dùng nước này để rửa ngoài kẽ chân bị nấm vài lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cỏ đuôi lươn

  • Cỏ đuôi lươn dễ bị nhầm lẫn với các cây có hình thái hoặc tên gọi tương tự, chẳng hạn như cây cô tòng đuôi lươn, chè đuôi lươn hay cây hoa mào gà trắng. Cần lưu ý phân biệt tránh sử dụng nhầm dược liệu.
  • Chưa có tài liệu khoa học nghiên cứu sâu về giá trị chữa bệnh của cây cỏ đuôi lươn. Các bài thuốc trên chủ yếu được dân gian áp dụng theo phương thức truyền miệng. Người bệnh nên thận trọng hỏi xin ý kiến từ thầy thuốc hoặc các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:

Rau bợ

Rau bợ có vị ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra loại rau này còn được…

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bình luận (1)

  1. Diễm
    Diễm says: Trả lời

    Bên m có bán cỏ đuôi lươn không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua