Hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm chuẩn

Hạt gấc vốn có nhiều công dụng quý cho sức khỏe nhưng khi được ngâm chung với rượu thì lại càng tốt hơn. Vậy hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu hạt gấc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì?

Hạt gấc được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền với tên gọi là mộc miết tử. Phần nhân hạt bên trong có màu vàng, vị đắng, tính ôn, có khả năng tác động vào hai kinh Can, Đại Tràng giúp chống viêm, giảm đau. Ngoài ra, trong thành phần của hạt gấc cũng chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như lipit, protit, xenluloza, đường, tanin, invedaxa, photphotoba, nước và chất khoáng. 

Trong công nghiệp, chiết xuất từ hạt gấc được sử dụng để điều chế kem bôi ngoài da. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được dân gian sử dụng ngâm rượu làm thuốc chữa trị bệnh. Dưới đây là những tác dụng của hạt gấc ngâm rượu.

hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì
Hạt gấc ngâm rượu có nhiều tác dụng quý với sức khỏe

1. Chữa vết đốt côn trùng cắn, vết thương gây chảy máu ngoài da

Thành phần vitamin C trong hạt gấc kết hợp với khả năng kháng khuẩn tự nhiên của rượu chính là một chất sát trùng tuyệt vời. Chúng giúp làm sạch bề mặt tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương ngoài da, đồng thời giảm hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy do bị côn trùng cắn.

Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng bông gòn tiệt trùng thấm đẫm rượu rồi thoa lên vết thương khoảng 3 lần trong ngày. Thực hiện liên tục vài ngày để da nhanh được tái tạo.

2. Rượu hạt gấc điều trị sang chấn, tụ máu bằm do té ngã, tai nạn

Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, hạt gấc có tính ôn, giúp tiêu thũng, giảm đau, chống ứ. Chính vì vậy, nó được sử dụng như một loại dược liệu và thường được đem ngâm chung với rượu làm thuốc giảm sưng đau do chấn thương, đánh tan mảng máu bầm trên da.

Rượu hạt gấc được nhiều người ca tụng là có khả năng trị sang chấn tương đương với mật gấu. Để sử dụng, bạn có thể lấy rượu hạt gấc bôi lên khu vực cần điều trị. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi.

3. Điều trị các vấn đề về răng miệng (đau răng, lở miệng lưỡi, chảy máu chân răng)

Đây là một trong những tác dụng của hạt gấc ngâm rượu với sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp này, rượu hạt gấc được sử dụng như một loại thuốc ngậm có tác dụng làm giảm đau nhức, chảy máu ờ chân răng. Các đối tượng bị chảy máu, lở miệng lưỡi cũng có thể sử dụng để điều trị theo cách tương tự.

Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, lấy một ngụm rượu nhỏ ngậm trong miệng. Cố gắng giữ nguyên khoảng 30 phút cho rượu thuốc phát huy tác dụng rồi nhổ ra. Lưu ý súc miệng lại bằng nước sạch trước khi ăn hay uống nước. Thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều.

4. Chữa đau nhức xương khớp

Rượu hạt gấc được xem là cứu cánh đối với những người đang bị đau nhức xương khớp. Nó được sử dụng như một phương thuốc giảm đau, sưng khớp một cách tự nhiên. Có thể dùng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc tây y để giảm đau.

tác dụng của hạt gấc ngâm rượu với xương khớp
Sử dụng rượu ngâm hạt gấc xoa bóp bên ngoài có tác dụng trị đau nhức xương khớp

Cách sử dụng: Tùy theo vị trí khớp bị đau, lấy một lượng rượu hạt gấc vừa đủ thoa lên xung quanh khớp. Kết hợp dùng tay mát xa, nắn bóp nhẹ nhàng để các hoạt chất tốt thấm sâu vào bên trong các khớp xương, đồng thời kích thích tuần hoàn máu đến khu vực bị đau để tổn thương trong khớp nhanh được chữa lành.

5. Rượu hạt gấc chữa bệnh trĩ

Nếu bạn đang thắc mắc rượu hạt gấc có tác dụng gì thì đây chính là một thông tin hữu ích. Nhờ tác dụng giảm đau, chống sưng tự nhiên mà loại rượu này được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những người bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ.

Cách sử dụng: Lấy một ít rượu và xác hạt gấc giã nát, đắp vào hậu môn. Để ít nhất 30 phút mới rửa sạch đi. Thực hiện cách chữa bệnh trĩ tại nhà này 1 – 2 lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

6. Chữa bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em do virus tấn công vào tuyến nước bọt khiến cho tuyến này bị sưng viêm. Dân gian thường sử dụng rượu hạt gấc để khắc phục bệnh.

Cách thực hiện: Gạn một ít rượu hạt gấc ra chén sạch. Sau đó nhúng miếng gạc y tế vào tẩm ướt rượu, đắp lên chỗ bị sưng đau, dán băng cố định lại. Mỗi ngày đắp rượu thuốc khoảng 30 phút.

7. Điều trị sưng vú với rượu hạt gấc

 Đối với các trường hợp có biểu hiện bị sưng vú, ông bà ta có bài thuốc khắc phục từ rượu hạt gấc như sau: Lấy rượu ngâm hạt gấc bôi vào khu vực sưng đau mỗi ngày 3 – 4 lần liên tục. Kết hợp lấy nhân hàng gấc phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 thìa cà phê.

8. Giảm vết chai ở chân

Nhân hạt gấc được đem giã nát rồi ngâm chung với rượu trắng khoảng 35 – 40 độ. Mỗi lần sử dụng lấy hỗn hợp rượu (bao gồm cả xác) bọc trong một cái túi polyethylen cột vào vị trí cần điều trị. Đục một cái lỗ nhỏ trên túi ở vị trí sát vết chai chân để rượu thuốc rò rỉ và thấm dần vào trong chỗ bị chai. Thay rượu thuốc sau mỗi 2 ngày.

9. Điều trị bướu hạch

Sử dụng rượu hạt gấc để thoa bóp bên ngoài bướu hạch mỗi ngày 2 – 3 lần có tác dụng giảm sưng đau hạch, thu nhỏ cục bướu. Để đạt được hiệu quả tốt hơn, có thể kết hợp lấy nhân hạt gấc (sao khô) tán bột mịn uống ngày 3 lần x 1 thìa cà phê mỗi lần. Với bài thuốc uống bạn nên sử dụng sau các bữa ăn chính và kiên trì sử dụng trong 5 ngày liên tục.

10. Điều trị bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang là hiện tượng nhiễm trùng vi khuẩn, virus xảy ra ở một hay nhiều xoang cùng lúc. Người mắc bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng bất thường như chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức trong xoang, đau đầu.

Trường hợp bị viêm xoang nhẹ, có thể dùng rượu hạt gấc chữa trị theo cách sau. Sử dụng bông gòn thấm rượu hạt gấc rồi thoa lên sống mũi. Chờ vài phút cho rượu thuốc ngấm vào bên trong rồi nhẹ nhàng xì hết mũi đặc trong từng bên mũi ra ngoài. Bạn sẽ cảm nhận được lỗ mũi thông thoáng, dễ thở hơn và cơn đau nhức xoang thuyên giảm rõ rệt do tình trạng ách tắc dịch nhầy đã được giải phóng. Đây là một trong những tác dụng của rượu hạt gấc không phải ai cũng biết.

Cách ngâm rượu hạt gấc

Hạt gấc được ngâm rượu đúng cách sẽ làm tăng công dụng trị bệnh. Dưới đây là các bước ngâm rượu hạt gấc chuẩn nhất:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30 – 40 hạt gấc ( Ưu tiên lấy hạt của những quả chín già, vỏ ngoài đen bóng), 500ml rượu trắng 40 – 50 độ, 1 cái hũ thủy tinh có kích thước đủ lớn để ngâm rượu.
  • Bước 2: Bỏ hạt gấc lên bếp than đốt đến khi lớp vỏ bên ngoài cháy đen
  • Bước 3: Bỏ vỏ, lấy phần nhân hạt màu vàng ở bên trong
  • Bước 4: Cho nhân hạt gấc vào cối giã nhỏ
  • Bước 5: Bỏ hạt gấc vào bình và đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào. Bạn có thể ngâm hạt gấc nhiều hơn nhưng cần tăng lượng rượu cho tương ứng.
  • Bước 6: Vặn chặt nắp bình rượu, để vào khu vực thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng lắc nhẹ cho rượu ngấm đều.
  • Bước 7: Rượu hạt gấc càng ngâm lâu thì càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu cần dùng gấp, bạn có thể bắt đầu lấy rượu ra sử dụng sau khoảng 10 ngày kể từ lúc ngâm.
hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì với sức khỏe
Cách ngâm rượu hạt gấc khá đơn giản nhưng không phải ao cũng thực hiện đúng

Hạt gấc ngâm rượu có uống được không?

Rượu hạt gấc có nhiều tác dụng tốt nhưng không nó chỉ được khuyến cáo sử dụng ngoài da, không dùng theo đường uống. Nghiên cứu đã phát hiện ra trong hạt gấc có chứa đến 4 loại acid độc. Các thành phần này có thể được giải phóng vào rượu trong quá trình ngâm. Do vậy, nếu uống rượu hạt gấc, bạn có thể bị ngộ độc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng các bài thuốc chữa bệnh từ rượu hạt gấc chủ yếu chỉ được áp dụng trong dân gian theo hình thức truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả cũng như mức độ an toàn. Các trường hợp sử dụng hạt gấc đơn thuần để tán bột uống cũng cần được sự cho phép của thầy thuốc trước khi sử dụng. Tránh tự ý lạm dụng ngây nguy hại cho sức khỏe.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Bệnh Lupus ban đỏ sống được bao lâu, giải pháp kéo dài?

Vào năm 1995 có khoảng 50% người được chẩn đoán mắc bệnh Lupus ban đỏ sống được thêm 4 năm.…

Buồn nôn khi đói là bình thường hay bệnh lý, nguy hiểm không?

Buồn nôn khi đói là triệu chứng thường gặp, có xu hướng gia tăng ở người trẻ do chế độ…

Yến thô có làm giả được không? Yến Thô Có Làm Giả Được Không? Nhận Biết Làm Sao?

Tổ yến thô là một trong những dòng yến được ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao và…

Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng, lợi ích

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cải bó xôi. Loại rau này…

22 công dụng của chuối tiêu cho sức khỏe, làm đẹp

Sở hữu nhiều dưỡng chất quý, chuối tiêu rất được ưa chuộng và sử dụng trong thực đơn hàng ngày.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua