Thuốc Naphazolin – Công dụng, cách dùng nhỏ mũi

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc Naphazolin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược DANAPHA – Việt Nam. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về mắt và tai mũi họng.

Thông tin về thuốc Naphazolin

Thông tin về thuốc Naphazolin
Thuốc Naphazolin thường được chỉ định cho các trường hợp sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh lý mắt, tai mũi họng
  • Dạng bào chế: Thuốc nhỏ mũi

Naphazolin là thuốc nhỏ mũi phổ biến được phân phối chính thức tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 7.000 đồng cho một lọ 5 ml thuốc. 

1. Thành phần

Thành phần chính của Naphazolin là Naphazoline hydrochloride. Thành phần được sử dụng phổ biến trong các loại thuốc thông mũi, giảm đỏ, bọng mắt, ngứa và chảy nước mắt do dị ứng.

2. Chỉ định của Naphazolin  

  • Làm giảm các triệu chứng sung huyết mũi trong các trường hợp như: Viêm xoang, viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm mũi do dị ứng.
  • Dùng nhỏ mắt để chống sung huyết kết mạc.
  • Hỗ trợ làm giảm sưng mũi để chuẩn bị cho phẫu thuật mũi.
  • Thông vòi nhĩ bị tắc cho người bệnh viêm tai.
  • Hỗ trợ quá trình chẩn đoán các bệnh lý mắt, tai mũi họng.

Xem thêm:Thuốc Xoang Trần Kim Huyền – Cách dùng, tác dụng và giá bán

3. Chống chỉ định

Không sử dụng Naphazolin cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần thuốc.

Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi và người bệnh tăng nhãn áp góc đóng (hoặc có tiền sử bệnh tăng nhãn áp góc đóng) không được sử dụng.

4. Cách dùng – Liều lượng sử dụng Naphazolin

  • Rửa sạch tay trước khi sử dụng. Ngoài ra, để tránh làm nhiễm bẩn thuốc, không nên chạm đầu ống nhỏ vào tay hoặc bất cứ bề mặt nào.
  • Kiểm tra chất lượng và biểu hiện của sản phẩm. Không sử dụng sản phẩm bị đổi màu hoặc kết tủa.
  • Nhỏ thuốc trực tiếp vào mũi, ngẩng mặt lên cao khoảng 1 – 2 phút.
  • Người bệnh có thể nhỏ thuốc thông qua mắt để hỗ trợ điều trị ngứa, đỏ, đau, rát mắt.
Cách dùng - Liều lượng sử dụng Naphazolin
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn

Liều lượng sử dụng khuyến cáo:

Đối với người bệnh sung huyết mũi (nghẹt mũi):

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi bên mũi.
  • Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần nhỏ 2 giọt hoặc bơm (xịt) vào mỗi bên mũi.
  • Có thể nhỏ nhắc lại sau 3 – 6 giờ nếu cần thiết. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Đối với người bệnh sung huyết kết mạc:

  • Mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt, nhỏ nhắc lại sau 3 – 4 giờ nếu cần thiết. Nhỏ thuốc tối đa 4 lần mỗi ngày hoặc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng 3 – 4 ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Naphazolin:

  • Không dùng thuốc nhỏ mũi Naphazolin cho trẻ sơ sinh.
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc liên tục quá 4 ngày.
  • Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà liều dùng có thể thay đổi.

Tham khảo thêm:Thuốc trị viêm xoang Thanh Mộc Hương – Cách dùng và giá bán 

5. Làm gì khi quá liều Naphazolin?

Sử dụng Naphazolin quá liều có thể gây ngộ độc hoặc dẫn đến một số phản ứng không mong muốn. Ngoài ra, nếu vô tình nuốt phải thuốc Naphazolin cũng có thể dẫn đến ngộ độc thuốc.

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Gây ức chế thần kinh trung ương như: Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, mắt tối sầm,…
  • Thân nhiệt giảm, nhịp tim chạm, vã mồ hôi, buồn ngủ và hôn mê.
  • Huyết áp tăng cao đột ngột sau đó hạ xuống.

Khi quá liều hoặc có dấu hiệu ngộ độc Naphazolin, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay lập tức. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Naphazolin

1. Thận trọng trước khi sử dụng thuốc

  • Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch, tăng đường huyết, rối loạn tuyến giáp nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi nên sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ nhi khoa. Trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng thuốc
  • Không dùng Naphazolin liên tục quá 3 ngày. Sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc nhiều hơn 1 tuần có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. 
Thận trọng trước khi sử dụng thuốc
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc Naphazolin

Gợi ý: 5thuốc điều trị viêm xoang của Mỹ hiệu quả, được tin dùng

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường phụ thuộc vào cơ địa, mật độ sử dụng và hấp thụ thuốc của người bệnh. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Giãn đồng tử
  • Kích ứng tại chỗ như khô mũi, loét niêm mạc mũi, hắt hơi
  • Sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên. Nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến nhìn mờ, tăng hoặc giảm nhãn áp.

Tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Có cảm giác rát nhẹ ở mắt
  • Rối loạn tim mạch
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu, chóng mặt, hồi hộp
  • Teo mũi hoặc thủng vách ngăn mũi
  • Gây sung huyết hồi phát, tức là dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
  • Dị ứng thuốc toàn thân như phát ban, cứng lưỡi họng, sưng môi,…

3. Tương tác thuốc

Một số thuốc xảy ra tương tác với Naphazolin bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm như Maprotiline, Clomipramine, Venlafaxine, Amitriptyline,…
  • Thuốc ức chế MAO như Tranylcypromin, Phenelzine, Isocarboxazid,…
  • Thuốc dẫn chất Ergot như Ergonovine, Methylergonovine,…

Thuốc Naphazolin là thuốc điều trị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng phổ biến và được nhiều người bệnh sử dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định, đồng ý của bác sĩ kê đơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao? Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao?

Thịt bò là một trong những nhóm cung cấp đạm chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số…

viêm xoang trán Viêm Xoang Trán: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm xoang trán đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng làm gia tăng áp lực lên vùng trán và thái…

dùng tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang – Hướng dẫn chi tiết

Dùng tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang là mẹo dân gian rất dễ áp dụng. Giải pháp đơn giản…

Cách Dùng Cây Vòi Voi Chữa Viêm Xoang và Lưu Ý Cần Biết

Cây vòi voi chữa viêm xoang đang được nhiều bệnh nhân quan tâm bởi giúp giảm viêm và cải thiện…

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm và nhiễm trùng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến một hoặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua