Mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa là vấn đề nhiều người bệnh và người thân quan tâm. Theo các chuyên gia, vấn đề này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe và các biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh.

tiểu đường sống được bao lâu
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường được công nhận là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Thông thường, tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường có thể giảm từ 10 – 15 năm so với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, hiện tại với nhiều biện pháp chăm sóc, điều trị, bệnh nhân tiểu đường có thể sống được lâu hơn.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường khoảng từ 77 – 81 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại rất nhiều bệnh nhân có thể sống qua tuổi 85 nếu duy trì lượng đường trong máu ổn định. Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài thêm 13,2 – 21,1 năm tùy vào lối sống và sinh hoạt. Theo đó, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể liên quan đến một số tình trạng sau:

  • Tổn thương thần kinh
  • Tăng đường huyết
  • Bệnh tim mạch
  • Huyết áp cao
  • Nồng độ Cholesterol cao
  • Tổn thương thận
  • Có bệnh nướu răng
  • Bệnh lý về võng mạc
  • Bệnh đường tiêu hóa
  • Xơ vữa động mạch

Chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường. Do đó, hãy tuân thủ lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ để điều trị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Loại tiểu đường và tuổi thọ của người bệnh

Đây là một vấn đề thắc mắc của nhiều người bệnh. Tiểu đường tuýp 1 thường phổ biến ở độ tuổi thiếu niên và có thể kiểm soát bằng một số biện pháp. Trong khi đó tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm và gây ra tử vong. Thông thường người bệnh tiểu đường loại 1 có thể sống thọ hơn nếu có cách chăm sóc và điều trị hợp lý.

tiểu đường sống được bao nhiêu năm
Loại tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh

Một người bệnh tiểu đường loại 1 không thể tự sản xuất Insulin. Do đó, người bệnh cần hấp thụ Insulin thông qua thực phẩm, sản phẩm bổ sung trong suốt phần đời còn lại. Đối với người tiểu đường loại 2, các tế bào trong cơ thể có thể trở nên kháng Insulin và khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, tiểu đường loại 1 có thể được chẩn đoán một cách dễ dàng. Trong khi tiểu đường loại 2 cần nhiều thời gian hơn để chẩn đoán bệnh. Do đó, tiểu đường loại 2 có nhiều thời gian để gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biện pháp kéo dài tuổi thọ với bệnh tiểu đường

Điều quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa tiểu đường và quản lý lượng đường trong cơ thể đúng cách. Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài nếu thực hiện một lối sống khoa học, phù hợp. Một số lưu ý để tăng tuổi thọ như sau:

bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và chế độ chăm sóc của người bệnh
  • Duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh, xét nghiệm lượng đường trong máu thường xuyên để kiểm tra lượng đường.
  • Theo dõi nồng độ Insulin trong máu lúc đang đói. Nồng độ phù hợp là từ 2 – 4. Chỉ số càng cao, các tế bào càng nhạy cảm với Insulin và là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang tăng cao.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để hạn chế các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Phương pháp nhịn ăn gián đoạn là một cách phù hợp để giảm cân an toàn và giảm độ nhạy cảm của tế bào với Insulin.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để giảm cân và giải tỏa căng thẳng tinh thần.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Không sử dụng ngũ cốc và đường. Các loại thức ăn này có thể làm tăng nồng độ Insulin trong máu và tăng nguy cơ viêm.
  • Không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng đến gan, mắt, tim, thận. Thuốc lá cũng làm máu lưu thông kém ở chân, bàn chân và khiến bộ phận này bị nhiễm trùng, lở loét và khó lành trở lại. Điều này khiến người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ cắt bỏ chân để tránh các biến chứng.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực công việc để tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người bệnh có thể thực hiện các kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga, thiền định hoặc đi bộ để giảm căng thẳng và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chữa lành các tổn thương. Ngoài ra, ngủ đủ giấc được cho là các để ngăn ngừa rối loạn sinh hóa, kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các biện pháp phòng ngừa, quản lý bệnh. Do đó, người bệnh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa các biến chứng.

Chia sẻ:
Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh

Tiểu đường hiện đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đây là căn bệnh nguy hiểm và chưa…

Hạ đường huyết đột ngột là tình trạng giảm chỉ số đường huyết bất ngờ hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường Hạ đường huyết đột ngột – Cách xử lý, cấp cứu

Hạ đường huyết đột ngột là là một trong tình trạng cấp tính nguy hiểm, nếu không biết cách xử…

Người bị tiểu đường tuýp 3 dễ mắc phải tình trạng hay quên Bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì, có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 3 - một loại tiểu đường “bị bỏ quên” hàng thập kỷ. Đáng nói hơn, loại này…

tiền tiểu đường Tiền tiểu đường – Dấu hiệu và thông tin cần biết

Tiền tiểu đường được coi là một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.…

Bệnh tiểu đường tuýp 1 – Cách nhận biết và điều trị

Tiểu đường tuýp 1 còn gọi là đái tháo đường tuýp 1 hay tiểu đường vị thành niên. Đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua