Phác đồ điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị đái tháo đường là phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường theo tiêu chuẩn chung của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc điều trị cần phải tuân thủ các nguyên tắc và sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tham khảo một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị đái tháo đường trong bài viết bên dưới.
Nhận định chung về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn mãn tính và có những thuộc tính bao gồm:
- Nồng độ Glucose trong máu tăng cao
- Xuất hiện những bất thường trong việc chuyển hóa Carbonydrat, Protein và Lipid.
- Có xu hướng gây ra các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh hoặc các dạng rối loạn tim mạch khác.
Các loại đái tháo đường bao gồm:
- Đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1): Đây là hậu quả của quá trình phá hủy các tế bào beta của đảo tụy dẫn đến việc cần phải sử dụng Insulin bên ngoài để duy trì quá trình chuyển hoá, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan Ceton gây tử vong hoặc hôn mê sâu ở người bệnh.
- Đái tháo đường tuýp 2 (tiểu đường tuýp 2): Còn gọi là tình trạng đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành không phụ thuộc vào Insulin. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường nhưng các tế bào lại không thể sử dụng Glucose trong máu để tạo ra năng lượng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao và làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng.
- Các dạng đái tháo đường đặc biệt khác.
Phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường tuýp 1 thường ít gặp hơn đái tháo đường tuýp 2. Việc điều trị đái tháo đường tuýp 1 thường là bổ sung Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2, việc điều trị cần tuân thủ theo quy trình và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng của bệnh. Tham khảo, phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 2 của Bộ Y tế trong bài viết này.
1. Mục đích
Mục đích điều trị đái tháo đường tuýp 2 là duy trì lượng Glucose trong máu khi bệnh nhân đói. Cố gắng đạt mức Glucose trong máu vào khoảng HbA1c, nhằm hạn chế các biến chứng có liên quan và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường mang lại.
Đối với người thừa cân, béo phì cần thực hiện giảm cân hoặc cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý, cân bằng.
2. Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị đái tháo đường cần kết hợp giữa thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Đây là ba nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc điều trị và cải thiện các triệu chứng đái tháo đường.
Ngoài ra, việc điều trị cần phối hợp làm giảm nồng độ Glucose trong máu, duy trì huyết áp hợp lý, điều chỉnh rối loạn Lipid, phòng chống rối loạn đông máu,…
Trong các trường hợp cần thiết có thể kê Insulin cho bệnh nhân để điều trị các bệnh cấp tính của các bệnh lý như: Nhồi máu cơ tim, ung thư, nhiễm trùng da hoặc các rối loạn sau phẫu thuật.
3. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của việc phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 2 bao gồm:
- Nồng độ Glucose trong máu khi đói (mmol/L): 4,4 – 6,1: tốt, ≤ 6,5: có thể chấp nhận được.
- Nồng độ Glucose trong máu sau khi ăn (mmol/L): 4,4 – 7,8: tốt, ≤ 9,0: chấp nhận được.
- Nồng độ HbA1c (%): ≤ 7,0: tốt, > < 7,0 – ≤ 7,5: chấp nhận được.
Nồng độ HbA1c được điều chỉnh tùy theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng bệnh nhân. Theo đó, người trẻ tuổi, mới được chẩn đoán đái tháo đường, chưa phát hiện biến chứng hoặc không có các bệnh lý đi kèm, nồng độ HbA1c chấp nhận được ở mức 6,5%. Những người lớn tuổi, bị đái tháo đường đã lâu, có các biến chứng mãn tính hoặc các bệnh lý khác, nồng độ HbA1c có thể duy trì ở mức 7,5%.
4. Thuốc và phương pháp điều trị
Mục tiêu của việc điều trị là nhanh chóng đưa lượng Glucose trong máu về mức bình thường và đưa nồng độ HbA1c về dưới 7% trong thời gian 3 tháng. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc phối hợp các loại thuốc cho các trường hợp Glucose trong máu cao như:
- Nồng độ HbA1c > 9,0% và nồng độ Glucose trong máu lúc đói > 13,0 mmol/l: Dùng phối hợp 2 loại thuộc hạ Glucose trong máu.
- Nồng độ HbA1C > 9,0% và mức Glucose trong máu lúc đói > 15,0 mmol/l: Có thể cân nhắc chỉ định dùng ngay Insulin.
Bên cạnh việc điều chỉnh nồng độ Glucose trong máu, cần cân nhắc về các thông số đông máu, duy trì số đo huyết áp ổn định và cân bằng các thành phần Lipid trong máu.
Theo dõi, đánh giá, kiểm soát nồng độ Glucose trong máu bao gồm: Lúc đói, sau khi ăn và nồng độ HbA1c trong 3 tháng liên tục. Nếu nồng độ Glucose ổn định thì có thể đo HbA1c mỗi 6 tháng một lần.
Bác sĩ điều trị phải nắm vùng cách sử dụng thuốc hạ Glucose bằng đường uống, cách sử dụng kết hợp Insulin và những lưu ý đặc biệt là tình trạng của người bệnh đái tháo đường.
Biến chứng
Đái tháo đường tuýp 2 là một căn bệnh phát triển tịnh tiến. Điều này có nghĩa là các biến chứng của bệnh luôn phát triển theo thời gian. Các biến chứng cụ thể như sau:
Biến chứng cấp tính:
- Hôn mê nhiễm toan Ceton là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng
- Hôn mê do tăng Glucose máu không nhiễm toan Ceton
- Hạ Glucose máu, tăng bài tiết Insulin gây tổn thương gan
- Bị các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Các biến chứng mãn tính:
Biến chứng mãn tính thường được chia ra thành các bệnh mạch máu lớn, bệnh mạch máu nhỏ hoặc bệnh lý tại các cơ quan bị tổn thương.
- Bệnh mạch máu lớn bao gồm: Xơ vữa động mạch vành tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch não dẫn đến đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch, hội chứng mạch vành xơ cấp.
- Bệnh mạch máu nhỏ bao gồm: Bệnh thận đái tháo đường, võng mạc đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường (bệnh lý ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác – vận động), bệnh lý phối hợp giữa thần kinh và mạch máu gây ra các vết loét ở lòng bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường.
Phác đồ điều trị đái tháo đường trên đây dành cho bệnh nhân không có các bệnh cấp tính khác. Phác đồ này không áp dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!