Bệnh Ung Thư Tinh Hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nam khoa hiếm gặp. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe, đời sống tình dục, tăng nguy cơ hiếm muộn và tử vong. Độ tuổi mắc ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là nam giới từ 15 - 35 tuổi. Điều trị ung thư tinh hoàn cần được thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng di căn.
Tổng quan
Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer) là một dạng ung thư phát triển tại tinh hoàn nam giới. Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nam giới, có nhiệm vụ sản sinh hormone androgen và testosterone duy trì nội tiết, giới tính và tích trữ, nuôi dưỡng tinh trùng.
Hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư tinh hoàn đều không thể xác định rõ nguyên nhân. Vì bản chất của các tế bào ung thư là đột biến, tăng sinh và phân chia bất thường vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và các tổn thương bẩm sinh tại tinh hoàn, chấn thương...
Bệnh ung thư tinh hoàn thường xảy ra phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi. So với các dạng ung thư khác như ung thư phổi, gan, dạ dày..., ung thư tinh hoàn thường ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, nó lại là một trong những dạng ung thư ác tính cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến tính mạng.
Phân loại
Tinh hoàn là một tổ chức có cấu tạo phức tạo từ nhiều tế bào và bất kỳ loại tế bào nào trong tinh hoàn cũng đều có khả năng đột biến thành tế bào ung thư. Dựa vào yếu tố này mà bệnh ung thư tinh hoàn được phân làm các loại sau:
- Khối u tế bào mầm: Đây là dạng tế bào ung thư tinh hoàn phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 90% trên tổng số ca bệnh. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện dạng khối u chính của nó là u nguyên bào nuôi và không phải u ác tính;
- Ung thư biểu mô phôi (embryonal carcinoma): Có khoảng 40% khối u tinh hoàn được phát hiện là các tế bào ung thư biểu mô phôi. Quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy những khối u này có hình dạng tương tự như mô của phôi thai. Dạng u này thường phát triển chậm và ít khi lan rộng ra bên ngoài bộ phận tinh hoàn;
- Ung thư biểu mô túi noãn hoàng: Còn được gọi với nhiều tên khác như khối u xoang nội bì, khối u túi noãn hoàng, u nguyên bào tinh hoàn hoặc ung thư biểu mô phôi ở trẻ sơ sinh... Vì hình dạng các tế bào ung thư dạng này khá giống với túi noãn hoàng khi còn là phôi thai. Dạng ung thư tinh hoàn này chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường hiếm khi xảy ra ở người lớn;
- Seminomas: Loại u này thường có xu hướng phát triển chậm, ít lây lan hơn so với các dạng non - seminomas. Được chia làm 2 dạng chính gồm khối u bán cổ điển/ cổ điển hoặc u biểu mô bào sinh tinh;
- Spermatocytic seminoma: Dạng u ung thư này thường xảy ra ở những bệnh nhân nam giới lớn tuổi, > 65 tuổi. Chúng thường phát triển chậm và không có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
- Ung thư biểu mô tuyến tinh: Dạng ung thư tinh hoàn này hiếm gặp và thường có tiến triển nhanh chóng ở người trưởng thành;
- U quái (Teratoma): Là những khối u tế bào mầm, chúng nằm từng lớp như các phôi đang phát triển với lớp nội bì, trung bì và ngoại bì. Dạng u quái này được chia làm 3 nhóm chính gồm loại u quái chưa trưởng thành, loại trưởng thành và dạng bệnh ác tính soma;
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Như đã nói, cho đến nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các nghiên cứu khoa học, bản chất của các tế bào ung thư chính là những tế bào khỏe mạnh nhưng bị đột biến, tăng sinh và phân chia quá mức, tích tụ thành các khối u và tồn tại trong tinh hoàn.
Có nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát sinh ung thư tinh hoàn như:
- Hiện tượng tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ): Ở giai đoạn bào thai, tinh hoàn thường phát triển trong bụng của thai nhi và trước khi chào đời nó sẽ di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, một số ít trường hợp hi hữu tinh hoàn không đi xuống bìu, vẫn nằm ở vị trí cũ thì được gọi là chứng tinh hoàn ẩn. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, nam giới có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn.
- Tiền sử gia đình: Nếu bố hoặc anh/ em trai bị ung thư tinh hoàn, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Tiền sử bị ung thư tinh hoàn trước đó: Những người đã từng bị ung thư 1 bên tinh hoàn và đã được chữa khỏi cũng có nguy cơ tái phát ung thư ở bên tinh hoàn còn lại.
- Một số yếu tố nguy cơ khác:
- Chủng tộc: Đàn ông da trắng ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao gấp 4 - 5 lần so với đàn ông da đen, da vàng;
- Biến chứng của nhiễm virus gây bệnh quai bị;
- Bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS làm suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này;
- Những người thường xuyên tiếp xúc với
- Đặc thù một số ngành nghề như công nhân dầu khí, thợ mỏ tiếp xúc với chất độc hóa học (như ammoniac, benzene, phospho, asen...), lái xe đường dài... thường phải ngồi nhiều, mặc quần áo chật, bó sát, bí bách khiến cơ quan sinh dục luôn trong tình trạng tích tụ nhiệt nóng. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về viêm nhiễm, bệnh da liễu và cả bệnh ung thư tinh hoàn;
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như u sắc tố da, bệnh chàm da bẩm sinh, hội chứng Klinefelter;
- ...
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Các triệu chứng ung thư tinh hoàn thường tiến triển trong âm thầm và xuất hiện trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải đến mãi sau này mới xuất hiện. Bệnh điển hình với các triệu chứng sau:
- Xuất hiện khối u tại tinh hoàn, chúng sưng to bất thường nhưng không gây đau. Trong giai đoạn ban đầu, nhiều người thường bỏ qua khối u này vì có rất nhiều nguyên nhân làm thay đổi tinh hoàn;
- Cảm giác đau nhói tại bìu hoặc tinh hoàn;
- Kích thước tinh hoàn to bất thường (tinh hoàn bên to bên nhỏ);
- Rối loạn nội tiết khiến ngực to lên, căng đau;
Khi đến giai đoạn khối u ung thư di căn, gây các triệu chứng khác như:
- Di căn đến phổi gây khó thở;
- Di căn đến não gây đau đầu, suy giảm trí nhớ
- Di căn đến hạch bạch huyết gây đau lưng dưới;
- Di căn đến gan gây đau bụng;
Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau gồm:
- Khám lâm sàng: Thông qua việc bệnh nhân mô tả rõ về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng bản thân đang gặp phải. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng, sau đó cân nhắc và chỉ định các bước chẩn đoán tiếp theo;
- Siêu âm: giúp phát hiện sự tồn tại bất thường của khối u tồn tại trong tinh hoàn, biết được liệu đó có phải là một phần của tinh hoàn, tổ chức chứa chất lỏng hoặc khối u ung thư;
- Xét nghiệm máu: Phân tích công thức máu giúp đánh giá 2 chỉ số quan trọng là alpha - fetoprotein và human chorionic gonadotropin. Ở bệnh nhân ung thư tinh hoàn, 2 chỉ số này tăng cao bất thường.
- Các xét nghiệm bổ sung: Có thể kết hợp một số xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác:
- Sinh thiết tinh hoàn;
- Chụp X quang ngực;
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan;
Sau tất cả các chẩn đoán này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác kích thước, số lượng và giai đoạn bệnh. Ung thư tinh hoàn được chia làm 3 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Các khối u chỉ nằm khu trú và giới hạn ở tinh hoàn;
- Giai đoạn 2: Các khối u lan dần sang các hạch bạch huyết ở bụng;
- Giai đoạn 3: Các khối u lan sang nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể, phổ biến nhất là gan, phổi, tim, não...;
Biến chứng và tiên lượng
Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư nguy hiểm, tuy nhiên một tín hiệu đáng mừng là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp. Theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về ung thư, nếu chữa sớm, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư tinh hoàn là hơn > 95%.
Trường hợp ung thư tinh hoàn tiến triển đến giai đoạn nặng nhưng không được can thiệp điều trị, bệnh có thể gây suy giảm sức khỏe thể chất, kéo theo nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng khả năng sinh sản. Đặc biệt, nếu để các khối u ung thư di căn sang các cơ quan khác có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, gây đột tử, tử vong.
Điều trị
Điều trị ung thư tinh hoàn là quá trình phức tạp và đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Tùy vào dạng ung thư, giai đoạn, mức độ triệu chứng và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Tương tự như các dạng ung thư khác, ung thư tinh hoàn thường được chỉ định điều trị bằng 3 phương pháp chính gồm:
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng phổ biến nhất và được chỉ định cho hầu hết các giai đoạn ung thư tinh hoàn. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 bên hoặc cả 2 tinh hoàn. Đối với những bệnh nhân chưa có con hoặc mong muốn có thêm con, bác sĩ thường khuyến khích nên dự trữ lạnh tinh trùng trong ngân hàng.
Hiện nay, có 2 loại phẫu thuật ung thư tinh hoàn gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện thông qua vết rạch mổ tại vùng bẹn, sau đó cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn. Một số trường hợp có thể chèn tinh hoàn giả có chứa dịch vào bên trong để tạo hình thẩm mỹ theo nhu cầu của bệnh nhân.
- Phẫu thuật cắt hạch bạch huyết: Thường là loại bỏ hạch bạch huyết sau phúc mạc. Được tiến hành thông qua vết rạch tại vùng bụng, sau đó loại bỏ cách hạch bạch huyết có tồn tại tế bào ung thư. Quá trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để tránh gây tổn thương các dây thần kinh xung quanh. Phương pháp này tiềm ẩn rủi ro nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng xuất tinh, ảnh hưởng khả năng sinh sản...
Tuy nhiên, việc phẫu thuật tinh hoàn đồng nghĩa với việc mất ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, mất khối lượng cơ... Để khắc phục những ảnh hưởng này, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung thuốc Testosterone dưới dạng miếng dán, gel bôi hoặc thuốc tiêm.
2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp truyền thuốc để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong tinh hoàn, kể cả những tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Trong một số trường hợp ung thư tinh hoàn cụ thể, đây có thể là phương pháp duy nhất được chỉ định điều trị hoặc áp dụng trước & sau khi phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết.
Thuốc hóa trị liệu ung thư tinh hoàn thường được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Vì thuốc có tác dụng mạnh nên có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:
- Rụng tóc
- Mệt mỏi
- Loét miệng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
3. Xạ trị
Nam giới phát hiện ung thư tinh hoàn ở giai đoạn muộn, khối u ung thư di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ được chỉ định xạ trị kết hợp với phương pháp bóc tách sau phúc mạch. Ngoài ra, sau phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn ở những bệnh nhân ung thư tinh hoàn dạng seminoma cũng thường được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Xạ trị được thực hiện bằng cách sử dụng tia bức xạ năng lượng cao làm phá hủy DNA của các tế bào khối u, ức chế khả năng tăng sinh và phân chia quá mức của tế bào ác tính. Qua vài đợt xạ trị, các tế bào ung thư sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Phát ban
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn ói
- Ăn kém
- Cứng khớp, cứng cơ
4. Điều trị tế bào gốc
Với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị ung thư tinh hoàn hiện nay còn ứng dụng phương pháp liệu pháp tế bào góc. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết các tế bào gốc từ máu của người bệnh trong giai đoạn trước điều trị vài tuần, sau đó lưu trữ lạnh.
Liệu pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch như truyền máu, được tiến hành sau khi hóa trị liều cao. Những tế bào này có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào máu mới, thúc đẩy cơ chế tự phục hồi chữa lành ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, mất nhiều thời gian nằm viện và tốn kém.
Ngoài những biện pháp điều trị trên, bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần kết hợp với điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh để chống lại ung thư.
- Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tăng nguồn rau xanh, củ quả, trái cây tươi, giảm chất béo, đạm...;
- Duy trì nếp sống sinh hoạt khoa học, đúng giờ giấc, ngủ đủ, tránh thức khuya, không làm việc quá sức...;
- Tập thể dục điều độ mỗi ngày, chọn những bài tập vừa sức, phù hợp với thể trạng;
- Cai thuốc lá, rượu bia và từ bỏ thói quen dùng thuốc vô tội vạ;
- Thư giãn tinh thần, một trạng thái tích cực, lạc quan sẽ giúp bạn khỏe mạnh, tỉnh táo và chống lại bệnh tật tốt hơn;
Phòng ngừa
Vì nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được định rõ ràng nên hầu như không có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Chỉ có thể thực hiện các biện pháp kiểm tra sức khỏe sớm để tầm soát nguy cơ mắc bệnh và xử lý kịp thời. Chẳng hạn như:
- Đối với trẻ em: Cần được kiểm tra dị tật ngay sau khi sinh. Nếu phát hiện chứng tinh hoàn ẩn phải tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống trước khi trẻ lên 2 tuổi;
- Đối với nam giới trưởng thành hoặc thanh thiếu niên: Có thể tự kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà khi đang tắm, gồm các bước cơ bản sau:
- Đứng trước gường, nâng bìu nhẹ nhàng đặt trong lòng bàn tay và quan sát kỹ để tìm kiếm các bất thường như sưng tấy, bầm tím...;
- Cảm nhận về trọng lượng và kích thước dương vật có sự thay đổi hay không;
- Sờ nhẹ bên ngoài, kết hợp ấn vào một vài chỗ trên tinh hoàn để kiểm ta xem có khối u sưng cứng bất thường không;
- Kiểm tra từng tinh hoạt bằng cách lăn nhẹ giữa các kẽ ngón tay;
Quy trình kiểm tra này nên được thực hiện ít nhất 1 lần/ tháng để kiểm tra và đánh giá sự thay đổi bất thường của tinh hoàn. Tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để kiểm tra, tầm soát nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn hoặc các bệnh lý liên quan khác.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn?
2. Bệnh ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
3. Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu? Có chết không?
4. Tiên lượng điều trị ung thư tinh hoàn đối với trường hợp của tôi?
5. Các xét nghiệm tôi cần thực hiện để chẩn đoán ung thư tinh hoàn?
6. Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn tốt nhất dành cho tôi?
7. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các chỉ định điều trị ung thư tinh hoàn?
8. Ung thư tinh hoàn có điều trị khỏi dứt điểm được không?
9. Tôi cần làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị để đạt kết quả tốt nhất?
10. Bị ung thư tinh hoàn có con được không?
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nam khoa nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc mất khả năng sinh sản, hiếm muộn nếu không điều trị kịp thời. Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp.
TÌM HIỂU THÊM
- Đau tinh hoàn và bụng dưới – Nguyên nhân, cách khắc phục
- Bị đau tinh hoàn khám ở đâu, bệnh viện nào tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!