Bệnh Rối Loạn Lipid Máu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Rối loạn lipid máu có tỷ lệ mắc ngày càng cao và dần trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bệnh có mối liên hệ mật thiết với nhiều bệnh lý mãn tính khác như đái tháo đường, tim mạch... và tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tổng quan

Trong cơ thể người có 3 nhóm lipid chính gồm cholesterol, phospholipid và triglyceride. Chúng tồn tại trong máu ở mức ổn định nhằm di chuyển đến khắp tế bào trong cơ thể, thực hiện các nhiệm vụ duy trì cấu trúc, chức năng của tế bào, truyền tín hiệu nội - ngoại bào, dự trữ năng lượng...

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng các chỉ số cholesterol, LDL-C, triglyceride và giảm HDL-C bất thường

Rối loạn lipid máu (Dyslipidemia) hay còn được gọi là rối loạn mỡ máu. Là tình trạng chỉ số cholesterol, LDL-C hoặc triglyceride trong máu tăng cao quá mức và giảm lượng HDL-C quá mức. Trong đó, chỉ số quan trọng nhất là Cholesterol, cụ thể với các thông số sau:

  • Tăng Cholesterol máu:
    • Mức bình thường là < 5.2 mmol/l (< 200mgmg/dl);
    • Mức tăng là từ 5.2 - 6.2 hoặc > 6.2 mmol/l (> 240 mg/dl);
  • Tăng Triglyceride (TG) máu (Cholestrol xấu)
    • Mức bình thường là < 1.7 mmol/l (< 150mg/dl);
    • Mức tăng là từ 1.7 - 2.25 hoặc 2.26 - 5.64 hoặc > 5.65 mmol/l;
  • Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol) (Cholesterol tốt): 
    • Mức bình thường là > 0.9 mmol/l;
    • Mức giảm là < 0.9 mmol/l (< 35mg/dl);
  • Tăng LDL-C (Low Density Lipoprotein Cholesterol):
    • Mức bình thường là < 3.4 mmol/l (< 130mg/dl);
    • Mức tăng là 3.4 - 41 hoặc > 4.1 mmol/l (> 160mg/dl);
  • Biểu hiện rối loạn lipid máu dạng hỗn hợp:
    • Mức độ Cholesterol > 6.2 mmol/l;
    • Nồng độ TG dao động trong khoảng 2.26 - 4.5 mmol/l;

Bản chất của rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tim mạch, chuyển hóa hoặc nội tiết. Theo thống kê gần đây của Viện dinh dưỡng, số lượng bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu đang có xu hướng tăng dần và trẻ hóa, xuất hiện trong độ tuổi từ 25 - 74. Chủ yếu xuất hiện ở những thành phố lớn đang phát triển như TPHCM và Hà Nội.

Phân loại

Dựa vào các yếu tố về các biểu hiện tăng lipid và lipoprotein cũng như yếu tố nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh được phân chia làm 3 dạng rối loạn lipid máu đặc trưng gồm:

  • Dạng rối loạn lipid máu chỉ tăng cholesterol máu đơn thuần;
  • Dạng rối loạn lipid máu chỉ tăng triglyceride máu đơn thuần;
  • Dạng rối loạn lipid máu hỗn hợp tăng cả cholesterol và TG;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Qua nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây rối loạn lipid máu được chia làm 2 dạng gồm nguyên phát và thứ phát. Cụ thể như sau:

Rối loạn lipid máu được gây ra bởi 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát

Rối loạn lipid máu nguyên phát

Thường xuất hiện ở nhóm trẻ em và thanh thiếu niên với kiểu rối loạn lipid máu tăng triglyceride hoặc dạng rối loạn lipid máu dạng hỗn hợp. Có nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Đột biến gen: Di truyền đột biến gen bệnh (chủ yếu là gen lặn). Biểu hiện lâm sàng là không béo phì, giảm tiểu cầu, thiếu máu, cường lách, gan lách lớn. Kèm theo:
    • Tăng tổng hợp quá mức lượng cholesterol, triglyceride, LDL-C cộng với tình trạng giảm đào thải;
    • Giảm quá trình tổng hợp HDL-C cộng với tình trạng tăng đào thải;
  • Tăng lipid máu hỗn hợp: Di truyền bệnh cảnh giữa các thành viên có cùng quan hệ huyết thống trong gia đình. Tình trạng này làm tăng lượng lipid máu hỗn hợp do tình trạng tăng tổng hợp và giảm thanh thải các lipoprotein. Các biểu hiện đặc trưng trên lâm sàng như phát ban vàng, tăng acid uric máu, chứng đái tháo đường type 2 hoặc béo phì;

Rối loạn lipid máu thứ phát

Thường xảy ra ở người lớn xuất phát từ những thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều yếu tố thứ phát góp phần gây rối loạn lipid máu như:

  • Lối sống:
    • Lạm dụng rượu bia;
    • Ăn uống thiếu chất, không đủ chất xơ, ít rau xanh, trái cây tươi;
    • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao như nội tạng/ mỡ động vật, các loại trứng, bơ, ...;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý:
    • Tiểu đường;
    • Suy giáp;
    • Xơ gan;
    • Suy thận mãn tính;
    • Hội chứng Cushing;
    • Các bệnh lý gây rối loạn protein máu như hội chứng Macroglobulinemia hoặc chứng đa u tủy xương;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
    • Thuốc Estrogen;
    • Thuốc Corticoid;
    • Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide;
    • Thuốc chẹn beta giao cảm;

Yếu tố nguy cơ 

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh kể trên, còn nhiều yếu tố nguy cơ góp phần khởi phát rối loạn lipid máu như:

Những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu

  • Người bị thừa cân béo phì;
  • Người lớn tuổi;
  • Người mắc tiểu đường type 2;
  • Người thừa cân béo phì;
  • Người bệnh suy giáp;
  • Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh;
  • Hội chứng Cushing;
  • Hội chứng chuyển hóa;
  • Người có bố, mẹ hoặc anh chị em mắc chứng rối loạn lipid máu;
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá, sử dụng thuốc tùy tiện và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường khởi phát và phát triển âm thầm trong giai đoạn đầu và không có nhiều biểu hiện nhận biết. Chỉ có thể phát hiện ra khi tình cờ thực hiện các xét nghiệm khi khám tổng quát hoặc bệnh nhân nhập viện do các vấn đề sức khỏe khác.

Những triệu chứng rối loạn lipid máu thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài và mờ nhạt nên rất khó phát hiện sớm

Bệnh nhân rối loạn lipid máu thường gây các triệu chứng rất đặc trưng do các thành phần trong lipid máu tăng cao kéo dài hoặc ở giai đoạn phát sinh biến chứng. Cụ thể như:

Dấu hiệu rối loạn lipid máu ngoại biên

  • Cung giác mạc mắt (arc cornea) có màu trắng nhạt, xuất hiện quanh mống mắt;
  • Phát ban vàng (xanthelasma) ở vùng trên hoặc dưới mí mắt, có thể khu trú hoặc lan tỏa;
  • Phát ban vàng (palmar xanthomas) trong lòng bàn tay hoặc xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay;
  • Xuất hiện u vàng gân (tendon xanthomas) ở các ngón và gân Achille, các đốt khớp ngón bàn tay;
  • Xuất hiện u vàng dưới màng xương (periostea xanthomas) ở vùng củ chày trước, trên đầu xương mỏm khuỷa. Tuy nhiên, dạng u này thường ít gặp hơn thể u vàng gân;
  • Xuất hiện u vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas) ở vị trí đầu gối hoặc khuỷa tay;

Triệu chứng tăng lipid máu ở các cơ quan nội tạng

  • Gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis) được phát hiện thông qua các tổn thương trên hình ảnh siêu âm hoặc chụp CT, có kèm theo tăng chỉ số TG;
  • Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis) xảy ra do lượng triglycerides máu tăng cao;
  • Xơ vữa động mạch là biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn muộn của tình trạng tăng lipoprotein. Trường hợp tổn thương động mạch kèm theo tai biến mạch máu não sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời;
  • Viêm tụy cấp với các biểu hiện đặc trưng như viêm cấp hoặc bán cấp, phù nề, tăng chỉ số amylase máu, chỉ số triglyceride > 10g/l;

Chẩn đoán 

Bên cạnh đánh giá các triệu chứng lâm sàng hoặc biến chứng của bệnh, bệnh nhân rối loạn lipid máu cũng được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cụ thể sau:

Xét nghiệm máu giúp đo các chỉ số lipid máu chính xác và chẩn đoán mức độ, nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

  • Đo định lượng bilan lipid: Được thực hiện nhằm xác định các chỉ số lipid tăng sau khi ăn như cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C... Để đạt kết quả chính xác, máu thường được lấy vào lúc sáng sớm chưa ăn;
  • Kết hợp chẩn đoán cụ thể rối loạn lipid máu: Thường được thực hiện ở những bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng như bệnh mạch vành, thừa cân béo phì, tai biến mạch máu não...
    • Cholesterol > 5,2 mmol/l;
    • Triglycerid > 1.7 mmol/l;
    • LDL-C > 2.58 mmol/l;
    • HDL-C < 1.03 mmol/l;

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhân rối loạn lipid máu làm tăng chỉ số cholesterol cao quá mức là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch như:

Các bệnh lý tim mạch là biến chứng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân rối loạn lipid máu nặng

Nguyên nhân là do lượng LDL-C trong máu tăng quá mức tạo điều kiện cho sự lắng đọng của các mảng xơ vữa trong động mạch (được hình thành từ cholesterol, chất béo, canxi, sợi đông máu (fibrin) dư thừa) gây tắc nghẽn lòng mạch một phần hoặc tắc hoàn toàn. Khi quá trình bơm máu từ tim đến các cơ quan nội tạng khác không đủ, cơ thể sẽ dần suy yếu và khởi phát nhiều biến chứng hệ lụy nguy hiểm.

Thậm chí đe dọa tính mạng trong một số trường hợp bệnh nhân có thói quen nghiện hút thuốc lá, mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, thừa cân béo phì và lười vận động. Do đó, khuyến cáo những bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần thăm khám và điều trị bệnh sớm để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, tầm soát các chỉ số lipid máu thường xuyên, nhất là ở những người cóp nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao để sớm phát hiện bất thường và điều trị xử lý kịp thời.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu nhằm khống chế và kiểm soát ổn định các chỉ số lipid máu bị rối loạn, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu cơ bản được các chuyên gia khuyến cáo như:

Điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống

Các chuyên gia khuyến cáo một lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học là cách tốt nhất giúp kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu. Cụ thể như sau:

Bệnh nhân rối loạn lipid máu có thể tự kiểm soát mức độ bệnh thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể dục và sinh hoạt điều độ

  • Tập thể dục:
    • Tác dụng:
      • Hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng sức khỏe. Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) khoảng 19 - 23 và kích thước vòng bụng ở nữ khoảng 75 và nam giới không quá 90;
      • Hỗ trợ kiểm soát chỉ số huyết áp và đường huyết;
    • Thời gian tập: Khuyến cáo bệnh nhân rối loạn lipid máu tập thể dục, vận động thể lực trung bình khoảng 30 - 45 phút, đều đặn 5 ngày/ tuần với cường độ phù hợp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Chế độ ăn uống: Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt kết quả tối ưu trong điều trị rối loạn lipid máu. Bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện thực đơn ăn uống được khuyến cáo như sau:
    • Bệnh nhân bị thừa cân béo phì cần hạn chế năng lượng;
    • Giảm lượng mỡ, chất acid béo bão hòa trong thịt bò, heo, dê, cừu... và giảm lượng cholesterol trong tôm, bơ, lòng đỏ trứng... Thay vào đó là nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hướng dương, mỡ cá...;
    • Cân bằng các dưỡng chất lipid, glucid và protid trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong đó, năng lượng glucid chiếm 50%, lipid chiếm 30% và protid chiếm 20%;
    • Tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm lành mạnh chứa đa dạng các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt...;
    • Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;
  • Chế độ sinh hoạt:
    • Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đúng giờ, không thức khuya;
    • Tránh làm việc quá sức, cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi;
    • Tránh stress, căng thẳng và có lối sống lành mạnh nhất có thể;

Điều trị bằng thuốc

Sau 2 - 3 tháng dùng thuốc nhưng các chỉ số rối loạn lipid máu vẫn không được cải thiện, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc hạ lipid với liều dùng phù hợp. Có thể kể đến như:

Dùng thuốc hạ lipid máu là biện pháp y tế có hiệu quả cao đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu nghiêm trọng hoặc có biến chứng

  • Nhóm thuốc Statin: Có tác dụng ức chế sự hình thành của enzyme hydroxymethylglutaryl CoA Reductase. Đây là loại enzyme chính tổng hợp TC nội sinh và tăng lượng LDL-C tại gan. Đồng thời, nhóm thuốc Statin còn giúp cải thiện mức độ viêm tại nội mạc mạch máu và ngăn chặn tiến triển các mảng xơ vữa trong động mạch.
    • Liều dùng: Liều dùng khuyến cáo của một số loại thuốc nhóm Statin điều trị rối loạn lipid máu như:
      • Rosuvastatin liều cơ bản 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày;
      • Lovastatin liều cơ bản 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày;
      •  Pravastatin liều cơ bản 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày;
      • Atorvastatin liều cơ bản 10-20mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày;
      • Simvastatin liều cơ bản 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày;
      • Fluvastatin liều cơ bản 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày;
    • Tác dụng phụ: Lạm dụng nhóm thuốc Statin quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng men gan cao hoặc suy giảm thể trạng ở người lớn tuổi, phản ứng dị ứng khi dùng đồng thời với thuốc kháng sinh nhóm Macrolide;
    • Chống chỉ định: Với những người tăng TC và LDL-C;
  • Nhóm thuốc Fibrate: Có tác dụng giảm lượng Triglyceride và tăng đào thải lượng lipoprotein giàu TG và VLDL, ức chế quá trình tổng hợp apoC - III tại gan.
    • Liều dùng: Khuyến cáo về liều dùng một số loại thuốc nhóm Fibrate như:
      •  Clofibrat liều cơ bản 1000 mg/ngày;
      •  Gemfibrozil liều cơ bản 600 mg/ngày;
      •  Fenofibrat liều cơ bản 145 mg/ngày;
    • Tác dụng phụ: Dùng thuốc nhóm Fibrate có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy...), tăng men gan, dễ bị sỏi mật, phát ban... khi dùng liều cao hoặc ở bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử mắc bệnh gan;
    • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho các trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người bị suy thận, suy gan;
  • Nhóm Resin: Có tác dụng giảm lượng cholesterol ở gan và tăng thải lượng LDL-C. Thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị rối loạn lipid máu làm tăng LDL-C.
    • Liều dùng: Liều dùng cụ thể ở một số loại thuốc như:
      •  Colestipol liều cơ bản 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày;
      •  Cholestyramin liều cơ bản 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày;
      • Colesevelam liều cơ bản 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày;
    • Tác dụng phụ: Gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, táo bón...;
  • Nhóm thuốc acid Nicotinic: Chứa các hoạt chất niacin và vitamin PP giúp giảm lượng TG ở gan và ức chế tổng hợp acid béo, giảm LDL, VLDL và tăng HDL-C.
    • Liều dùng: Liều dùng khuyến cáo đối với một số biệt dược thuộc nhóm này như:
      • Niacor liều cơ bản 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày;
      • Niaspan liều cơ bản 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày;
      • Slo-niacin liều cơ bản 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày;
    • Tác dụng phụ: Gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, suy giảm chức năng gan, tăng khả năng để kháng insulin, tăng men cơ...
  • Một số loại thuốc khác:
    • Thuốc Ezetimibe: Có tác dụng ức chế ruột hấp thu TC, nhờ đó giảm LDL-C và tăng HDL-C. Thuốc được đánh giá tốt do ít tác dụng phụ, đem lại hiệu quả cao. Liều dùng khuyến cáo khoảng 10mg/ ngày;
    • Thuốc Omega-3: Nhằm thúc đẩy cơ chế tăng dị hóa TG ở gan và chỉ số TG đáng kể. Liều dùng khuyến cáo là 3g/ ngày, liều tối đa 6g/ ngày. Dùng sai cách hoặc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như rối loạn tiêu hóa;

Các chuyên gia nhấn mạnh hầu hết các nhóm thuốc trị rối loạn lipid máu đều được chuyển hóa qua gan. Do đó, trong quá trình này cần kết hợp sử dụng các loại thuốc hỗ trợ dự phòng tác dụng phụ và bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh. Đồng thời, định kỳ kiểm tra chỉ số cholesterol và TG máu 3 - 4 tuần/ lần để có những điều chỉnh điều trị phù hợp.

Phòng ngừa

Nâng cao ý thức, rèn luyện và tuân thủ các nguyên tắc lành mạnh trong lối sống, sinh hoạt là giải pháp hiệu quả nhất giúp dự phòng chứng rối loạn lipid máu. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Lối sống lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt và vận động thể lực giúp con người thoát khỏi nguy cơ bị rối loạn lipid máu

  • Điều chỉnh ngay chế độ ăn uống hàng ngày, từ bỏ thói quen ăn các loại thức ăn nhanh, đồ đóng hộp hoặc ăn hàng quán. Nên tự nấu ăn và thực hiện chế độ ăn giảm chất béo bão hòa, chế biến món ăn ít gia vị (muối, mắm, đường...) và sơ chế thực phẩm đúng cách để giữ lại trọn vẹn nguồn dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh thông qua rau xanh, trái cây tươi, cá tươi, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 2 - 2.5 lít nước tùy theo nhu cầu của cơ thể, có thể xen kẽ với các loại nước ép, sinh tố giàu vitamin khoáng chất.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt hỗ trợ điều hòa các chỉ số lipid máu, dự phòng rối loạn lipid máu và các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe;
  • Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng sức khỏe hoặc có chế độ sinh hoạt khoa học để giảm cân lành mạnh.
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần và thường xuyên kiểm tra các chỉ số lipid máu, tầm soát bệnh lý hiện có và điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị béo phì và ăn uống không điều độ có phải là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu không?

2. Lý do tại sao khiến tôi bị rối loạn lipid máu?

3. Tiên lượng tình trạng rối loạn lipid máu của tôi có đáng lo ngại không?

4. Các biến chứng nguy hiểm tôi có thể gặp phải do rối loạn lipid máu?

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị rối loạn lipid máu?

6. Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

7. Phác đồ thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả tôi nên áp dụng?

8. Nếu quá trình dùng thuốc gây ra tác dụng phụ, tôi cần làm gì để xử lý?

9. Tôi cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện rối loạn lipid máu?

10. Sau điều trị rối loạn lipid máu khỏi hoàn toàn, bệnh có tái phát trở lại không?

Rối loạn lipid máu là vấn đề sức khỏe khó lường, việc có phát sinh các biến chứng nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt, ăn uống và vận động của bệnh nhân. Đồng thời, có ý thức trong việc thăm khám bệnh sớm để được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp tích cực, bảo vệ sức khỏe ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 10:34 - 20/03/2023 - Cập nhật lúc: 13:32 - 31/05/2024
Chia sẻ:
Bệnh Hẹp Động Mạch Phổi
Hẹp động mạch phổi là bệnh tim bẩm sinh khá hiếm gặp. Sự bất thường về cấu trúc động mạch phổi gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu từ…
Hội chứng Barth
Hội chứng Barth là một bệnh lý di truyền khá…
Hẹp Van Hai Lá
Hẹp van hai lá là một trong những bệnh lý…
Khủng hoảng tăng huyết áp
Khủng hoảng tăng huyết áp là tình trạng chỉ số…
Bệnh Viêm động mạch Takayasu

Viêm động mạch Takayasu là một bệnh tự miễn dịch khá hiếm gặp, gây ra tình trạng viêm ở thành…

Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến thường xảy ra ở người trưởng thành, người lớn…

Bệnh Phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không…

Thông Liên Thất

Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh phổ biến. Đặc trưng bởi khiếm khuyết xảy ra trong mang thai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua