Đột Quỵ và Tai Biến: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị Kịp Thời

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. Đột quỵ cũng dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua thời gian vàng trong điều trị. Đột quỵ và tai biến có khác nhau không, có phải là một bệnh hay không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn đột quỵ và tai biến mạch máu não, cho rằng đây là hai bệnh khác nhau. Thế nhưng, sự thật là đột quỵ và tai biến là một bệnh, tên gọi khác của đột quỵ là tai biến hay tai biến mạch máu não. Sự khác nhau ở đây là cách gọi còn về bản chất của bệnh thì chính là một, hoàn toàn không có gì khác nhau.

Đột quỵ và tai biến thường bị nhầm lẫn là 2 bệnh nhưng thực chất đây là một bệnh
Đột quỵ và tai biến thường bị nhầm lẫn là 2 bệnh nhưng thực chất đây là một bệnh

Trong đó, tai biến mạch máu não là thuật ngữ để nhấn mạnh vị trí tổn thương là ở não, xảy ra khi gián đoạn lưu thông máu do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu khiến các tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất, làm các tế bào này bị tổn thương, chết dần. Trong khi đó, đột quỵ nhất mạnh tính cấp tính của bệnh, tức là căn bệnh xảy ra đột ngột khiến người bệnh mất hết sức lực, không thể gắng gượng được, cần được cấp cứu kịp thời để ngừa nguy cơ tử vong và tàn tật. 

Như vậy, đột quỵ và tai biến chỉ khác nhau về tên gọi, về bản chất đây đều là từ để chỉ chung cho một căn bệnh. Tai biến hay đột quỵ là tình trạng não tổn thương do tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não khiến lượng máu đến não bị cản trở, làm các tế bào não bị tổn thương và chết đi. Có 2 dạng tai biến mạch máu não phổ biến hiện nay là:

  • Tai biến do nhồi máu não: Có đến 80 – 85% các trường hợp tai biến mạch máu não là do tắc nghẽn mạch máu khiến lưu lượng máu đến não bị cản trở. Thường là do sự hình thành, phát triển của mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch hoặc do mảng xơ vữa nứt ra, tạo điều kiện cho hồng cầu, tiểu cầu bám lên hình thành nên cục máu đông gây tắc mạch. 
  • Tai biến do xuất huyết não: Có khoảng 15 – 20% các trường hợp tai biến mạch máu não là do xuất huyết não gây ra. Mặc dù ít gặp nhưng đây là dạng tai biến gây nguy cơ tử vong cực kỳ cao, xảy ra do mạch máu não bị vỡ khiến máu tràn vào và gây phù não, làm chết các tế bào não. Dạng tai biến này cực kỳ nguy hiểm, cần phải cấp cứu kịp thời, thời gian cấp cứu cho bệnh nhân tai biến xuất huyết não vô cùng quý giá, được tính bằng đơn vị phút. 

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một căn bệnh, hoàn toàn không phải là hai căn bệnh khác nhau. Trong khi tai biến là để chỉ nơi khởi phát bệnh, tức là ở mạch máu não (có thể do tắc hoặc vỡ mạch) thì đột quỵ phản ánh tính cấp tính của bệnh, tức là căn bệnh xảy ra đột ngột, cần sơ cứu, cấp cứu kịp thời. 

Người ta thường cho rằng đây là hai bệnh lý khác nhau là vì thường nhầm lẫn đột quỵ và nhồi máu cơ tim, quan niệm rằng đột quỵ xảy ra là do bệnh lý tim mạch, không liên quan đến não. Hơn nữa, trong suy nghĩ của nhiều người, bệnh lý này chỉ xảy ra ở người già, ít khi xảy ra ở người trẻ. Điều này dẫn đến chủ quan, lơ là, xử lý sai cách khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ hoặc khi có người thân, người xung quanh gặp phải căn bệnh này. 

Đột quỵ là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trước đây căn bệnh này phổ biến ở nam giới trên 55 tuổi và phụ nữ trên 65 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa, có thể xảy ra ở những người trẻ (trên 30 tuổi), thậm chí là những người còn rất trẻ, chỉ mới 18 – 20 tuổi. Đột quỵ ở người trẻ thường nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong hoặc để lại di chứng cao do đa phần người bệnh không nghĩ mình bị đột quỵ, cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi là có thể khỏi bệnh, làm lỡ thời vàng trong điều trị. 

Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này, nhất là nắm được các dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa phù hợp. Có thể nhận biết đột quỵ qua các dấu hiệu như:

  • Méo mặt do liệt một bên mặt, biểu hiện rõ khi người bệnh cười lên
  • Bị tê hoặc cứng ở một bên tay, chân khiến người bệnh cầm nắm đồ vật không chắc, viết nguệch ngoạc, khó cử động một bên tay, chân
  • Thị lực giảm sút, đột nhiên bị đau đầu nghiêm trọng, choáng váng, đứng không vững, mất thăng bằng, dễ té ngã 
  • Có cảm giác cứng lưỡi, khó diễn đạt được lời nói theo suy nghĩ, nói không rõ chữ, líu lưỡi. Thông thường, nếu được yêu cầu nhắc lại một câu nói đơn giản mà người bệnh không thực hiện được thì chứng tỏ người đó đã bị đột quỵ
  • Nhìn mờ, hoa mắt, mất thị lực đột ngột, cơ thể mệt mỏi, suy yếu có thể kèm theo buồn nôn, nôn, rối loạn trí nhớ… 

Các triệu chứng bệnh thường xảy ra vô cùng đột ngột, có mức độ nguy hiểm cao. Do đó, người bệnh cần được kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu để giảm thiểu nguy cơ tử vong và hạn chế các di chứng nặng nề do bệnh để lại. Sau đây là cách xử lý khi có người bị đột quỵ mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngay lập tức gọi 115 thông báo có người đột quỵ để được hướng dẫn xử lý. Nếu bệnh viện ở gần thì chờ xe, nếu xa thì nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng ô tô. 
  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng, đầu cao hơn mặt đất 30 độ, nới lỏng quần áo, kiểm tra miệng lấy chất nôn để làm thông thoáng đường thở
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên trao đổi nói chuyện để họ không hôn mê, mất ý thức cho đến khi tiếp cận được với nhân viên y tế
  • Trường hợp bệnh nhân ngưng thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không chích máu 10 đầu ngón tay, cho người bệnh ăn uống bất kỳ thứ gì hay cho ngậm thuốc hạ huyết áp… Không để bệnh nhân tự đi xe đến bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ, tai biến

Đột quỵ là bệnh gây ra các triệu chứng đột ngột, vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát các yếu tố, nguy cơ gây bệnh. Đột quỵ thường xảy ra ở những người có vấn đề về hệ thống mạch máu, bị xơ vữa động mạch hoặc có các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp, người mắc bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, căn bệnh này cũng dễ gặp ở người cao tuổi, người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, có lối sống không lành mạnh…

Chúng ta có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Chúng ta có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Để phòng ngừa đột quỵ cũng như các bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, ưu tiên sử dụng các loại thịt trắng, thịt nạc, hạn chế sử dụng thịt đỏ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm, nhiều chất béo, da, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn quá mặn
  • Nên hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, tránh stress, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh tắm đêm, nhất là những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tốt nhất từ 7 – 8 tiếng/ngày, không ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, từ bỏ các thói quen xấu như thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử, thức khuya, ngủ muộn
  • Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas
  • Giữ ấm cơ thể vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, tránh để lạnh đột ngột. Vào những ngày nóng nực, nhiệt độ quá cao nên hạn chế ra đường, nên ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng.
  • Tích cực điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp… Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp.

Như vậy, đột quỵ và tai biến là 2 tên gọi khác nhau của cùng một căn bệnh, hoàn toàn không phải là hai bệnh khác nhau như nhầm tưởng của nhiều người. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa đột quỵ với nhồi máu cơ tim hơn là các bệnh lý khác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về đột quỵ (tai biến mạch máu não) và có cách xử lý phù hợp khi gặp phải căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tai biến nhẹ là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Biểu hiện và Cách phòng chống

Dựa trên mức độ bệnh, người ta chia tai biến thành 2 dạng là tai biến nhẹ ở người già…

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân tai biến Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Cần Làm Gì?

Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề cho…

Đột quỵ và tai biến thường bị nhầm lẫn là 2 bệnh nhưng thực chất đây là một bệnh Đột Quỵ và Tai Biến: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị Kịp Thời

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được kịp thời…

Tai biến lần 2 thường nguy hiểm, gây biến chứng nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên rất nhiều Tai biến mạch máu não lần 2 khắc phục, ngăn ngừa làm sao?

Người từng bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, điều trị kịp thời, đúng cách để hồi…

Tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể xảy ra ở người trẻ và rất trẻ Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ Chớ Nên Xem Thường

Tai biến mạch máu não không chỉ là căn bệnh người già mà còn có thể xảy ra ở người…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua