Chuyện chưa kể về bức tượng Hải Thượng Lãn Ông đặt tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Trong suốt nhiều năm trước đó, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã luôn trăn trở với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, làm gì cũng phải có tâm, có đức đặc biệt là nghề y. Trên cơ sở đáp ứng mong mỏi của tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm cũng như của hàng ngàn bệnh nhân từ khắp nơi nhằm thực hiện tâm nguyên thiêng liêng đưa tượng cụ Hải Thượng Lãn Ông về đăt tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc. Đây là quá trình đầy cố gắng nỗ lực, gian nan nhưng với lòng quyết tâm cao độ nó càng trở thành nguồn động lực to lớn.
Vì sao Trung tâm Thuốc Dân Tộc lại quyết định tạc tượng Hải Thượng Lãn Ông?
Trong bầu trời y học Việt Nam trải mấy ngàn năm qua, bên cạnh Đại danh y Tuệ Tĩnh, còn có một con người mà tên tuổi như sao Khuê với ánh sáng trường tồn theo chiều dài lịch sử. Ánh sáng ấy là kết tinh của tấm lòng thương dân bao la với tài năng siêu việt thành tấm gương sáng để lớp lớp thầy thuốc Việt noi theo từ thế hệ này sang thế hệ khác với tất cả niềm tự hào. Ông là Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ông đã có đóng góp to lớn cho nền y học cổ truyền nước nhà, chúng ta không thể nào quên bộ sách thuốc quí giá có một không hai trong kho tàng y học cổ truyền của dân tộc “Y tông tâm lĩnh”.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em…) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê – chúa Trịnh. Ông mất ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi tại thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thọ 71 tuổi.
Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng (nên còn được gọi là cậu Chiêu Bảy). Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.
Lê Hữu Trác có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười ở phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, “lười” ở đây có thể hiểu là lười làm quan không phải là “Ông già lười trên biển” như một số người vẫn lầm tưởng). Ông tinh thông dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lương y. Y thuật và y đức của ông nổi tiếng khắp nơi, ông từng được vời vào kinh chữa bệnh cho thế tử và chúa Trịnh. Sự nghiệp y học ông được tập hợp trong bộ “Y Tông Tâm Lĩnh” gồm có 28 tập, 66 quyển. Ông còn là một nhà văn xuất sắc với tác phẩm nổi tiếng “Thượng kinh ký sự” (1782).
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một Đại Danh y tài năng xuất chúng hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVIII và là một Danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật để người đời noi theo, là hiện thân của một nhân cách lớn về lòng cương trực, chí khí thanh cao, được người đời tôn kính, ngưỡng mộ.
Vì thế việc tạc tượng Hải Thượng Lãn Ông ngay tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc không chỉ đáp ứng nguyện vọng của CBNV, của hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước mà còn thể hiện đạo lý hướng về cội nguồn, học tập và làm theo những lời dậy của cụ trong việc chữa bệnh cứu người.
Hành trình tạc tượng Hải Thượng Lãn Ông tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc
Xuất phát từ tâm nguyện thiêng liêng của tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm cũng như mong mỏi của hàng nghìn người bệnh muốn đưa tượng Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác về với trụ sở Trung tâm Thuốc Dân Tộc, sáng ngày 21/06/2019, đoàn công tác đã về với quê nội của cụ tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Tiếp đó, trong các ngày 22,23/06/2019, đoàn đã về với quê ngoại của cụ. Vượt qua hàng trăm km đường dài, đoàn công tác cũng đã có mặt tại xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8km, bao gồm khu mộ cùng tượng đài của Đại danh y ở xã Sơn Trung, chùa Tượng Sơn ở xã Sơn Giang và Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Quang. Khu di tích là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quan trọng gắn liền với Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Đoàn đã không quản ngại đường xa về tận quê nội, quê ngoại của cụ để dâng hương, đứng trước vong linh cụ trình bày tâm nguyên thiêng liêng được tạc tượng cụ tại Trung tâm, khấn xin cụ và được cụ “cho phép”. Việc này cũng nhằm để tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Thuốc Dân Tộc học tập y đức của cụ, ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh cho bà con nhân dân đồng thời cũng để thoả ước nguyện của nhiều người bệnh không có điều kiện vào tận nơi để thắp nén hương thành kính cho cụ.
Trở về Hà Nội Trung tâm đã tiến hành quá trình tạc tượng như tâm nguyện đã nói ở trên. Tượng Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được hoàn thiện trong suốt hơn 1 tháng bởi nghệ nhân nổi tiếng Nam Định Đặng Xuân Bắc, nghệ nhân Đặng Xuân Đệ 85 tuổi… Đây là những nghệ nhân có tiếng chuyên tạc tượng cho các đình chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc nặng 250kg được đúc và hoàn thiện tỉ mỉ từ bàn tay các nghệ nhân trong đó thể hiện rõ nét “hồn” của Hải Thượng Lãn Ông. Từ đôi mắt, khuôn mặt, phong thái… đều phần nào thể hiện được khí chất của cụ. Tượng được vận chuyển hết sức cẩn thận từ Nam Định về trụ sở Công ty trên quãng đường hơn 100km.
Những chuyện chưa kể về bức tượng Hải Thượng Lãn Ông đặt tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Trong quá trình từ lúc đặt tượng Hải Thượng Lãn Ông tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc đến nay đã có không ít những câu chuyện thú vị của các bệnh nhân đến điều trị tại Trung tâm. Trong đó, dù là vô tình hay có chủ ý đến thắp hương trước tượng cụ và cầu khấn thì hầu hết người bệnh đều chia sẻ rằng: “quả đúng là, có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
“Một buổi sáng cuối tháng 7, lúc đó là khoảng 6h sáng, tôi đi tập thể dục về qua Biệt thự B31 (Trụ sở Trung tâm Thuốc Dân Tộc) thấy có người phụ nữ tầm ngoài 60 tuổi đang đứng chắp trước tượng Hải Thượng Lãn Ông phía ngoài hàng rào, miệng lẩm nhẩm điều gì đó (lúc này Trung tâm chưa mở cửa). Thấy vậy, tôi lại gần hỏi, sao bà lại quỳ ở đây thì bà ta không nói gì mà tiếp tục quỳ. Tôi về nhà, đến hơn 8h tôi đến Trung tâm để trị liệu buổi 3 thì gặp bà ấy cũng đang khám ở bên trong.
Hỏi ra mới biết bà ấy là N.T.V bị thoái hoá xương khớp nhiều năm, đã chữa khắp nơi không khỏi, từ tận Thanh Hoá bắt xe sớm ra đây để chữa bệnh. Bà ấy cũng nghe nói đến Hải Thượng Lãn Ông trước đây có y thuật rất tài giỏi, chữa bệnh như thần lại biết là Trung tâm có bức tượng Hải Thượng Lãn Ông nên bà đã quỳ khấn với mong muốn chữa được khỏi bệnh cho mình. Từ hôm gặp bà lần đầu đó đến giờ gặp lại bà sau gần 2 tháng tôi thấy bệnh của bà đã tiến triển rất nhanh và nhìn bà phấn khởi thấy rõ.
Tôi có hỏi bà về bí quyết điều trị thì bà chỉ nói rằng không có bí quyết gì ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và lần nào đến cũng thắp hương, cầu khấn chân thành là được.
Đem chuyện này tôi kể với các bà ở gần khu nhà tôi thì ban đầu các bà đều không tin nhưng sau đó thấy có bà làm theo và hết bệnh nên giờ các bà ấy đều thắp hương và cầu khấn trước tượng Hải Thượng Lãn Ông ở Trung tâm Thuốc Dân Tộc dù có vào khám bệnh hay không” – Chia sẻ của bác P.T.L (Nguyễn Thị Định, Hà Nội).
Một trường hợp khác cũng rất đặc biệt đó là trường hợp của Ông St. P người Đức bị vẩy nến, á sừng nhiều năm đã chữa ở Bệnh viện Da liễu bên Đức suốt 3 năm mà không khỏi, thậm chí phải nghỉ làm để đi chữa bệnh khắp nơi nhưng cũng không ăn thua.
“Tình cờ một lần tôi được một người em từ Việt Nam giới thiệu cho tôi dùng thuốc của Trung tâm. Ban đầu tôi còn e ngại và nói thật lúc đó tôi cũng không hiểu thuốc đông y, y học cổ truyền là như thế nào. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng mình đã chữa nhiều lần không khỏi rồi, cứ thử dùng theo cách được người quen giới thiệu xem sao. Quả thực là kỳ diệu, tôi dùng sau 1 tháng thì tình trạng bệnh của tôi đã cải thiện rất nhiều. Lúc đó tôi rất bất ngờ liền khoe ngay và bảo người em gửi thuốc tiếp sang cho tôi.” – Ông St. P chia sẻ.
Sau đó, thấy thuốc y học cổ truyền của Việt Nam rất tốt, Ông đã đáp chuyến bay sang Việt Nam đến Trung tâm để được trực tiếp bác sĩ khám và lên phác đồ điều trị dứt điểm. Khi đến ông được người đi cùng là người Việt Nam giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông và tượng cụ đặt tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc. Khi nghe kể về nhiều trường hợp đến chữa bệnh và thành tâm thắp hương đều có kết quả tốt, Ông St. P như có một “niềm tin” vô hình thôi thúc mình cầm nén hương ra thắp như 1 người Việt Nam mặc dù ở đất nước ông không làm điều tương tự như vậy bao giờ.
Không chỉ có những câu chuyên “ly kỳ” về bệnh nhân đến chữa bệnh thắp hương trước tượng cụ Hải Thượng Lãn Ông ở Trung tâm Thuốc Dân Tộc đều có hiệu quả tốt mà trước đó, trong quá trình về quê nội, quê ngoại của Hải Thượng Lãn Ông chúng tôi đều đã được nghe những câu chuyện còn “huyền bí” hơn nhiều.
Trước đó đoàn đã về Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là đến thắp hương mộ phần của cụ ở chân núi Cánh Diều, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở vùng đất gần chân núi đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Cánh Diều, chân mộ chiếu thẳng vào dãy núi Trường Sơn. Theo lời của anh N.V.T một người trông coi ở đây cho biết. Hàng ngày tôi đều trông coi ở đây nên có nhiều chuyện tôi nắm khá rõ.
Ông nói “rất nhiều người đến đây từ khắp nơi thắp hương cho cụ với cầu mong về sức khoẻ và hết bệnh. Có người còn quỳ lạy cả ngày ở trước mộ phần của cụ bất chấp nắng mưa, bảo về không chịu, bảo vào ngồi uống chén nước cho đỡ khát, nghỉ ngơi cho đỡ mệt cũng không chịu. Tôi thấy vậy thương quá nên đành mang nước ra cho họ uống. Có người thì quỳ lạy 1, 2 lần có người thì nhiều lần và tôi thấy bệnh tình của họ cũng từ đó mà giảm dần. Người thì khỏi hết bệnh, người thì bệnh nhẹ đi khá nhiều. Nhìn chung tôi thấy những lần sau họ trở lại đều phấn khởi hơn lần trước. Tôi nhớ nhất có mộ bệnh nhân bị mù cả 2 mắt, quỳ trước mộ phần cụ cả 7 tiếng đồng hồ, xong xuống phòng khám Hải Thượng Lãn Ông ở dưới núi, sau một thời gian 2 mắt sáng lại, thật là một điều kỳ diệu”.
Đây là những câu chuyện mà Trung tâm Thuốc Dân Tộc đã chứng kiến và ghi nhận tại Trung tâm cũng như từ chuyến hành trình về với quê hương Hải Thượng Lãn Ông. Dù trong đó còn nhiều điều khó mà lý giải được, tuy nhiên như các cụ ta vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và quan trọng là bản thân người bệnh hết bệnh và sống vui vẻ. Đó mới là điều hạnh phúc nhất của Trung tâm Thuốc Dân Tộc.
Apple Nguyen
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!