Khí hư đặc – dính cảnh báo điều gì về sức khỏe?
Khí hư là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn tự nhiên thường xuất hiện ở nữ giới có độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, trong trường hợp khí hư đặc, bệnh nhân nên lưu ý cẩn thận.
Khí hư đặc dính – Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
1. Viêm âm đạo
Đặc trưng của căn bệnh này là sự xuất hiện của khí hư đặc dính như keo hoặc quánh như đậu phụ. Bên cạnh đó, viêm âm đạo còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như nóng rát ở vùng kín hoặc đau mỗi khi quan hệ.
+ Điều trị bệnh
- Đối với viêm âm đạo do vi khuẩn: Dùng thuốc kê đơn Metronidazole
- Bệnh do nhiễm nấm men: Chữa trị bằng thuốc kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như Tioconazole (Vagistat®1), Miconazole (Monistat® 1), Butoconazole (Femstat® 3) và Clotrimazole (Gyne-Lotrimin®
- Bệnh do nhiễm Trichomonas: Dùng Tinidazole (Tindamax®) và Metronidazole (Flagyl®)
- Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Nên tránh xa nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa hợp lý như không nên dùng xà phòng, băng vệ sinh kém chất lượng,…
Đọc thêm:Huyết trắng màu đen có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?
2. Viêm cổ tử cung
Bệnh hình thành chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập khi người bệnh sinh đẻ hoặc nạo phá thai. Bên cạnh đó, cũng có thể là do bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn hoặc quá thô bạo.
Ngoài triệu chứng khi hư đặc quánh và có màu vàng xanh, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt.
+ Điều trị viêm cổ tử cung
Bác sĩ thường kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Trong một vài trường hợp bệnh xuất hiện do vi rút, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng vi rút để cải thiện triệu chứng bệnh.
3. Viêm vùng chậu
Bệnh hình thành chủ yếu là do người bệnh quan hệ tình dục không an toàn hoặc do vi khuẩn ngược dòng từ âm đạo, tử cung, lộ tuyến cổ tử cung,… gây nên.
Bên cạnh khí hư đặc dính có mùi hôi tanh khó chịu, người bệnh sẽ có tình trạng đau lưng, đau nhức âm ỉ ở bụng dưới.
+ Điều trị viêm vùng chậu
Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng có thể chỉ định phối hợp giữa hai hay nhiều loại kháng sinh cùng lúc.
Tham khảo ngay: Huyết Trắng Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân Và Cách Trị
4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng vùng niêm mạc da lộ tuyến ở ngoài cổ tử cung bị viêm nhiễm và lở do sự tấn công của vi rút, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh xuất hiện với biểu hiện nhận biết như khí hư đặc quánh như đậu hũ có màu nâu đỏ hoặc nâu.
+ Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh chứ không chữa khỏi lộ tuyến. Người bệnh cần áp dụng các biện pháp diệt tuyến như đốt bằng điện, áp lạnh hay đốt bằng lazer.
5. Bệnh lậu
Thông thường, sau khi nhiễm khuẩn 2 – 3 ngày, ngoài khí hư đặc dính, chị em còn gặp phải triệu chứng ngứa rát, đau bụng dưới và cảm thấy đau rát sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau khu vực xương chậu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt cao và nôn mửa,…
+ Điều trị bệnh lậu
Phương pháp điều trị thường được lựa chọn đó là dùng thuốc kháng sinh. Ciprofloxacine, Spectinomycine, Ceftriaxone và Azithromycin là những loại kháng sinh thường chỉ định điều trị bệnh lậu.
Biến chứng của khí hư đặc – dính
Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Làm tăng nguy cơ ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung
- Gây ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu
- Giảm khả năng thụ thai, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh – hiếm muộn
- Viêm nhiễm có thể lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó cũng có thể lan sang bộ phận sinh dục của nam giới khi quan hệ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn hoặc viêm bàng quang,…
Gợi ý: Huyết trắng có mùi chua: Thông tin cần tìm hiểu rõ
Điều trị khí hư đặc dính như thế nào?
Để chấm dứt tình trạng khó chịu này, đồng thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra, bệnh nhân nên thăm khám sớm. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà nhân viên y tế sẽ thiết lập phác đồ điều trị thích hợp ở mỗi người.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm nhiễm, bệnh nhân nên tuân thủ:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, không nên thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Trong quá trình điều trị bệnh không nên quan hệ tình dục.
- Không nên mặc đồ quá chật
- Chỉ nên quan hệ chung thủy với một bạn tình.
Khí hư đặc là biểu hiện nhận biết của bệnh lý phụ khoa. Để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm
- Khí hư bất thường và bình thường là khi nào? Nguyên nhân
- Khí hư ra nhiều: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!