Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Cách khắc phục và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sôi bụng về đêm là một trong những triệu chứng thường gặp, đây là hiện tượng bình thường ở nhiều người nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh lý về tiêu hóa. Vậy sôi bụng vào ban đêm do đâu, triệu chứng này liên quan đến những bệnh lý nào?

Nguyên nhân sôi bụng về đêm

Sôi bụng vào ban đêm là tình trạng bụng chứa nhiều khí kết hợp với thức ăn và dịch vị trong dạ dày khiến bụng phát ra tiếng kêu sùng sục. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Sôi bụng về đêm
Sôi bụng vào bạn đêm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Sôi bụng về đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân như:

  • Không dung nạp lactose: Trẻ uống sữa công thức quá sớm khi chưa dung nạp được đường lactose, gây rối loạn tiêu hóa và sôi bụng.
  • Sử dụng sữa sai cách: Pha sữa không đúng cách, bình sữa không sạch sẽ, trẻ bú bình không đúng tư thế làm trẻ nuốt nhiều khí và gây sôi bụng.
  • Thức ăn cay nóng của mẹ: Sử dụng thức ăn cay nóng khi cho con bú có thể khiến bé dễ bị sôi bụng ban đêm.
  • Bé không tập trung khi ăn uống: Đồng thời ăn và nghịch điện thoại, đồ chơi hoặc xem TV cũng có thể gây ra tình trạng này.

Sôi bụng vào đêm ở người lớn

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này là:

  • Thói quen ăn uống không tốt: Ăn vội vàng, không tập trung khi ăn, không nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ăn tối muộn và nằm ngay sau khi ăn gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Uống sữa, ăn nhiều đồ ngọt, hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia, và nước ngọt có ga trước khi đi ngủ.
  • Mệt mỏi và căng thẳng: Gây rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Bao gồm các vấn đề về dạ dày và các bệnh lý khác liên quan đến tiêu hóa.
sôi bụng gây khó ngủ
Chứng sôi bụng vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh khó chịu

Tham khảo thêm: Xuất huyết đường ruột ở người già có nguy hiểm không?

Sôi bụng về đêm là bệnh gì?

Bên cạnh nguyên nhân như thói quen ăn uống hay tâm lý, nếu bạn thường xuyên gặp sôi bụng buổi đêm kèm theo triệu chứng như ợ hơi, nóng rát thực quản, đau thượng vị, viêm họng… có thể bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau đây:

Hội chứng ruột kích thích

Còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới, chiếm tần suất khoảng 15 – 20%. Bệnh này gây ra rối loạn chức năng ruột mà không gây viêm loét tại ruột. Biểu hiện của bệnh gồm:

  • Đầy hơi kèm theo sôi bụng sau khi ăn, thường xuất hiện nhiều vào ban đêm.
  • Đau vùng hạ vị, hố chậu trái hoặc thượng vị phải, và đau chạy dọc theo khung đại tràng.
  • Cảm giác đau bụng, đau âm ỉ, đau quặn hoặc tức nặng, thường giảm đi sau khi đi đại tiện.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do acid và pepsin kích thích, thường gây ra những triệu chứng như:

  • Đau ở dưới ngực và bụng, thường xuất hiện vào buổi chiều và ban đêm, thường kèm theo khó thở.
  • Đau vùng thượng vị, có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, nôn, buồn nôn, sôi bụng… thường xuất hiện khi đói hoặc vào ban đêm.
  • Chán ăn và thay đổi trong phân, có thể đi kèm phân đen và mùi khó chịu.
viêm loét dạ dày
Hình ảnh khác nhau giữa dạ dày khỏe mạnh và dạ dày bị viêm loét

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là việc chất dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cho thực quản, hầu, và cổ họng. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến các biến chứng như hẹp ống thực quản và ung thư thực quản. Triệu chứng thường gặp:

  • Ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị
    Đắng miệng, đau tức ngực, ho và sôi bụng vào ban đêm
    Khó nuốt, nhiều nước bọt

Tham khảo thêm: Rối loạn vi khuẩn đường ruột do đâu? Cách khắc phục

Mẹo xử lý khi bị sôi bụng về đêm

Để giảm triệu chứng sôi bụng, đầy hơi và khó tiêu vào ban đêm, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

  • Xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ dọc đường ruột, có thể sử dụng dầu nóng để làm dịu.
  • Sử dụng túi chườm hoặc hũ thủy tinh đựng nước ấm để chườm vùng bụng và xung quanh rốn để giảm cảm giác khó chịu.
  • Uống nước ấm pha gừng hoặc thêm một ít tinh dầu bạc hà. Cũng có thể ăn gừng tươi chấm muối, uống nước chanh pha gừng… để làm dịu triệu chứng.
  • Đối với trẻ em: Đảm bảo tư thế bú đúng cách cho bé, sau khi bú xong, không nên đặt bé ngay xuống giường mà nên ôm bé trong khoảng 15 phút. Có thể vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé ợ hơi trước khi đặt bé xuống.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp giảm sôi bụng hiệu quả

Cách khắc phục hiệu quả

Nếu bạn gặp vấn đề sôi bụng và nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý đã đề cập, hãy nhanh chóng thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là do thực phẩm hoặc thói quen xấu, bạn có thể giải quyết bằng cách:

  • Hạn chế thực phẩm có ủ men và giàu tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…
  • Tránh tiêu thụ nhiều đường và các sản phẩm từ sữa.
  • Loại bỏ các thực phẩm như dưa muối, nấm, phô mai xanh…
  • Tránh đồ uống có ga, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
  • Giảm việc nhai keo cao su hàng ngày để tránh tăng áp lực trong dạ dày.
  • Tăng cường ăn rau xanh và gia vị như hành tỏi để giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Bổ sung hoa quả tươi như chuối, cam, táo, lê, dứa, bưởi…
  • Ăn nhiều sữa chua để hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có ích trong đường ruột.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói khi đang ăn để ngăn không khí vào dạ dày gây đầy hơi.

Những gợi ý này chỉ hiệu quả khi sôi bụng vào ban đêm là biểu hiện cấp tính của rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cần điều trị bằng phác đồ khoa học dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. 

Hiện tượng sôi bụng về đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa không nên bỏ qua. Để giảm thiểu tình trạng này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen hàng ngày là rất quan trọng. Nếu tình trạng kéo dài, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tiêu thực phục tràng hoàn Tiêu thực Phục tràng hoàn – Giải pháp hàng đầu cho người bệnh đại tràng lâu năm

Bệnh lý đại tràng thường gây nên tình trạng đau đớn, rối loạn tiêu hóa, căng tức, chướng bụng… Tuy…

Phong Liễu Tràng Vị Khang có khả năng điều trị bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày,... Phong Liễu Tràng Vị Khang: Công dụng, cách dùng & giá bán

Phong Liễu Tràng Vị Khang là thuốc điều trị một số chứng bệnh ở đường tiêu hóa như: viêm dạ…

Trong quá trình nội soi đại tràng, các bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào để sinh thiết hoặc cầm máu nếu bên trong ruột già đang chảy máu Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

Nội soi đại tràng là cách tốt nhất để chẩn đoán nhiều bệnh lý ở cơ quan này, trong đó…

Polyp là gì? Có phải ung thư không, có bao nhiêu loại?

Polyp là sự phát triển các mô một cách nhanh chóng thông qua việc phân chia tế bào, tương tự…

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua