Bóng đè là hiện tượng gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bóng đè là cảm giác không thể cử động hoặc nói chuyện khi ngủ hoặc ngay cả khi đã thức dậy. Các giác quan và nhân thức của người bị vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên sau khi gặp phải tình trạng này, chúng ta sẽ cảm thấy có áp lực hoặc một nỗi sợ hãi mãnh liệt kèm theo.

Bóng đè là hiện tượng gì?

Trong nhiều thế kỷ trước, bóng đè được cho là dấu hiệu của ma quỷ hoặc các hiện tượng tâm linh xấu xa. Hầu hết các nền văn hóa đều miêu tả hiện tượng này có liên quan đến các nhân vật tà ác khiến con người bị hoảng sợ và điều khiển vào ban đêm.

bóng đè
Bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây tổn thương thực thể

Tuy nhiên, hiện tại các khoa học cho biết bóng là một dạng tê liệt khi ngủ, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây chính là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (có nghĩa là không gây tổn thương đến thực thể).

Hiện tượng này thường xảy ra ngay sau khi ngủ, lúc nửa đêm hoặc vào khoảng thời gian giữa lúc thức và lúc ngủ. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, hiện tượng này là một dạng tê liệt giấc ngủ và là dấu hiệu cho thấy các giai đoạn của giấc ngủ bị rối loạn.

Hiếm khi bóng đè có liên quan đến các vấn đề tâm thần chuyên sâu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Ngoài ra, hiện tượng này cũng không gây tổn thương và nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến ảo giác (nghe, cảm nhận, suy nghĩ hoặc nhận thấy những điều không tồn tại), điều này thường dẫn đến sợ hãi và ám ảnh lâu dài.

Tham khảo thêm: Khó ngủ trưa – Cách giúp bạn chìm nhanh vào giấc ngủ

Tại sao bị bóng đè liên tục?

Trong một số thí nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh hiện tượng này có liên quan đến bệnh mất ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng và rối loạn lịch trình giấc ngủ. Chúng cũng có thể liên quan đến rối loạn lo âu, chứng hay mơ khi ngủ, mộng du…

nguyên nhân bóng đè
Người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ thường dễ bị bóng đè

Hiện tượng này thường phổ biến ở độ tuổi 20 – 30, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Các nhóm dễ bị đè bao gồm:

  • Người rối loạn lo âu.
  • Bệnh nhân trầm cảm.
  • Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực.
  • Người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Có các vấn đề khác về giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút chân vào ban đêm.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm sự chú ý, bốc đồng và hiếu động thái quá.
  • Sử dụng hoặc lạm dụng chất kích thích, ma túy, rượu bia…
  • Tư thế ngủ gây khó thở và chèn ép các dây thần kinh.
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên ở người làm việc theo ca.
  • Tiền sử gia đình bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Đôi khi nguyên nhân có thể liên quan đến chứng trầm cảm, đau nửa đầu, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổi, huyết áp tăng cao đột ngột, một số bệnh lý thần kinh khác…

Tham khảo thêm: Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc – Nguyên nhân và cách xử lý

Triệu chứng và dấu hiệu bị bóng đè

Đặc điểm chung của hiện tượng này là không có khả năng di chuyển hoặc nói. Bạn có thể bị bất động trong một vài giây hoặc một vài phút. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi có ai đó chạm vào hoặc di chuyển bạn.

Trong lúc bị bóng đè, bạn có thể nhận thấy những gì đang xảy ra nhưng vẫn không thể di chuyển hoặc nói. Một số người có thể bị tê liệt hoặc gặp ảo giác như một giấc mơ. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng sẽ gây nhiều sợ hãi, lo lắng và ám ảnh kéo dài.

bị bóng đè liên tục
Người bị bóng đề thường không thể cử động hoặc nói chuyện trong vài phút

Một số dấu hiệu khác bao gồm:

  • Đầu óc và tinh thần hoàn toàn tỉnh táo.
  • Có cảm giác áp lực lên ngực.
  • Khó thở.
  • Nóng và đổ nhiều mồ hôi.
  • Đau đầu, đau nhức cơ bắp.
  • Có cảm giác như cái chết hoặc thần chết đang đến.

Tham khảo thêm: Tác hại của thức khuya đối với nam giới “quá nguy hiểm”

Chẩn đoán và cách trị bóng đè

Hiện tượng này thường không được coi là bệnh lý, không được chẩn đoán và điều trị y khoa. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra thường xuyên và khiến bạn lo lắng, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán

Để tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu người bệnh mô tả các triệu chứng và ghi lại lịch trình giấc ngủ trong vài tuần.
  • Trao đổi về lịch sử giấc ngủ, bao gồm rối loạn giấc ngủ trong gia đình.
  • Tiến hành nghiên cứu hành vi giấc ngủ thông qua các giấc ngủ ngắn để loại trừ các bệnh lý giấc ngủ khác.
Chẩn đoán chứng bóng đè
Nếu tình trạng bóng đè kéo dài, việc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ là cần thiết

Tham khảo thêm: Làm thế nào để dễ ngủ? Chuyên gia mách “cách ngủ nhanh”

2. Cách chữa bóng đè

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này không cần điều trị. Tuy nhiên, những người thường xuyên gặp tình trạng này hoặc có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ nên tham khảo với bác sĩ chuyên môn. Mốt số sản phẩm có thể được chỉ định là:

  • Thuốc chống trầm cảm loại 3 hoặc thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRIs). Các loại thuốc này có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ trong một thời gian nhất định.
  • Axit – Hydroxybutyric (GHB), còn được gọi là axit 4 – hydroxybutanoic, là một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở vùng não và điều trị tê liệt giấc ngủ.
  • Tiến hành nghiên cứu giấc bằng điện cực. Bác sĩ có thể đặt một số điện cực lên cằm, da đầu và rìa bên ngoài của mí mắt. Các điện cực này có thể đo hoạt động của sóng não và cơ bắp.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đặt một máy quay trong phòng ngủ của người bệnh để ghi hình hoạt động khi ngủ và giúp cải thiện tình trạng.

Cách ngủ không bị bóng đè

Mặc dù không có cách điều trị cụ thể cho chứng bóng đè, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải nó bằng cách kiểm soát căng thẳng, duy trì lịch trình ngủ đều đặn và thực hiện các thói quen ngủ tốt.

xây dựng thói quen ngủ tốt
Kiểm soát căng thẳng, duy trì lịch trình ngủ đều đặn có thể cải thiện tình trạng bóng đè

Một số cách ngủ để không bị hiện tượng này bao gồm:

  • Duy trì lịch trình ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả vào cuối tuần và ngày lễ.
  • Tạo một môi trường ngủ thoải mái, với đồ ngủ phù hợp và không gian sạch sẽ, tối, mát mẻ và yên tĩnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối và tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Không làm việc, học tập hoặc giải trí trong phòng ngủ.
  • Giảm căng thẳng và dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Thực hiện tập thể dục thường xuyên, nhưng tránh tập gần giờ đi ngủ.
  • Ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, tránh sử dụng caffeine hoặc chất kích thích gần giờ đi ngủ.
  • Theo dõi và kiểm soát các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh, nắm rõ tác dụng phụ và tương tác của chúng.
  • Nếu cần, thảo luận với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp đối với tâm thần hoặc trầm cảm.

Hiện tượng bóng đè gây căng thẳng liên tục và gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tạo thói quen ngủ lành mạnh để kiểm soát tình trạng này và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến sức…

Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản – Ai dùng cũng hết

Tình trạng trằn trọc khó ngủ thường hay gặp phải ở rất nhiều bệnh nhân, nhất là những người bị…

Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên và cách khắc phục

Mất ngủ ở thanh niên thường xảy ra do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng…

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn giải pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả từ thảo dược trên VTV2

Với kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, đặc biệt là điều trị căn…

Mất ngủ mãn tính là gì? Cách khắc phục và điều trị

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khiến người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhiều hơn ba lần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua