Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Mất ngủ là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này có thể là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc do một số kích thích khác. Tuy nhiên, đôi khi mất ngủ là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác. Cần nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ có thể gây căng thẳng và cáu gắt, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim mạch… thậm chí gây tử vong.

Tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ là điều cần thiết để khắc phục. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp dẫn đến tình trạng mất ngủ.

mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thường xuyên mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể

1. Bệnh mất ngủ

Mất ngủ là khó ngủ hoặc không ngủ được. Nếu xảy ra trong thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính), thường do căng thẳng và có thể cải thiện bằng cách tránh yếu tố căng thẳng. Mất ngủ kéo dài có thể trở thành mãn tính và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Mất ngủ ảnh hưởng đến 23-24% người trưởng thành và tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy giảm chức năng, cũng như gây ra nhiều bệnh lý lâu dài khác.

Tuy nhiên, có nhiều biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả hiện nay. Nếu mất ngủ kéo dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn tại bệnh viện.

Tham khảo thêm: Cách trị mất ngủ cho người trẻ tuổi do căng thẳng, stress

2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy và ngưng thở khi ngủ là dạng rối loạn hô hấp liên quan đến mất ngủ, khó ngủ và giấc ngủ không sâu, được gọi là rối loạn nhịp thở khi ngủ. Đây là tình trạng phổ biến và nguy hiểm, có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là ở người trung niên.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là dạng phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở phía sau cổ họng, mô mềm bị sụp đổ, cản trở luồng không khí. OSA là tình trạng nghiêm trọng, gây mệt mỏi, mất tập trung ban ngày, huyết áp cao và bệnh tim.

chứng ngưng thở khi ngủ
Có thể, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ

3. Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn gây cảm giác ngứa ngáy, chồn chồn, đặc biệt là vào ban đêm khi cố gắng đi ngủ. Dù không gây đau, nhưng gây khó chịu và có thể được cải thiện bằng cách vận động.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng này chưa được biết đến, nhưng có liên quan đến nồng độ dopamine và sắt trong não theo các nhà khoa học. Chúng khiến người mắc rất khó khăn để đi vào giấc ngủ. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

4. Rối loạn nhịp sinh học

Các nhịp sinh học là mô hình tự nhiên của chức năng cơ thể bao gồm nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp sinh học làm cơ thể không thể ngủ khi cần thiết. Thường, mọi người ngủ vào ban đêm, nhưng người mắc rối loạn này có thể cần ngủ vào ban ngày hoặc thời gian khác.

Một số người có thể mắc hội chứng giai đoạn ngủ muộn, điều này có nghĩa một người không thể ngủ cho đến khi gần sáng. Bạn cũng có thể dành nhiều thời gian để nằm trên giường nhưng không thể ngủ vào thời gian sớm hơn và khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng.

Mất ngủ là dấu hiệu của rối loạn nhịp sinh học
Nhiều người mắc chứng ban đêm khó ngủ, không thể đi vào giấc ngủ nhưng ban ngày lại uể oải, buồn ngủ…

Tham khảo thêm: Mắt thâm quầng vì mất ngủ – Cách cải thiện và lưu ý

5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hầu hết người mắc trào ngược dạ dày thực quản đều có axit và thức ăn chảy vào thực quản, gây ra cảm giác nóng và trào ngược axit khi nằm xuống, đặc biệt là ban đêm. Tình trạng này gây rối loạn giấc ngủ và có thể dẫn đến mất ngủ, đặc biệt nếu gặp ho và nghẹt thở.

Trào ngược dạ dày thường được gây ra bởi sự nhạy cảm với thực phẩm, chế độ ăn uống kém, quá ít axit dạ dày, căng thẳng hoặc nhiễm trùng đường ruột. Người bệnh cần đến bệnh viện chẩn đoán các nguyên nhân và điều trị để tránh các biến chứng sức khỏe khác.

6. Bệnh cường giáp

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Theo thống kê, khoảng 3-10 triệu người mắc cường giáp, khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Cường giáp gây rối loạn trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh, dẫn đến run rẩy, đổ mồ hôi ban đêm, nhịp tim tăng và lo lắng.

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra mất ngủ. Do đó, nếu bạn nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh cường giáp, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị. Cường giáp có thể dẫn đến nhiều rối loạn sức khỏe nghiêm trọng khác.

mất ngủ là dấu hiệu của bệnh cường giáp
Cường giáp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có mất ngủ

7. Rối loạn thần kinh

Các tình trạng thần kinh như Parkinson và bệnh xơ cứng bì có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc chứng mất ngủ. Gần như tất cả những người mắc bệnh Parkinson đều bị mất ngủ, có khả năng bị rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ gấp 3 lần người bình thường.

Mất ngủ có thể phần nào do đau, run hoặc co cơ cứng. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị bệnh lý thần kinh cũng có thể gây gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, gây ra cơn ác mộng nghiêm trọng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, gây mệt mỏi ban ngày và gây ra một số bệnh lý khác.

Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ có chữa được không? Nhận định từ bác sĩ

8. Rối loạn cơ xương

Một người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa có khả năng dẫn đến tình trạng tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ.

Tình trạng này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và bệnh mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng hormone gây căng thẳng làm cho tình trạng đau khớp và trầm cảm tồi tệ hơn.

9. Lo lắng và trầm cảm

Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cản trở nhịp sinh học gây rối loạn giấc ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc thức trắng cả đêm. 90% những người mắc bệnh trầm cảm, hay lo lắng thường khó ngủ vào buổi tối.

trầm cảm
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Một số lời khuyên cho giấc ngủ chất lượng

Một người bị mất ngủ có thể thay đổi thói quen ngủ và lối sống để có giấc ngủ tốt hơn. Một số lời khuyên cho giấc ngủ tốt hơn bao gồm:

  • Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để cải thiện nhịp sinh học và rèn luyện cơ thể thức dậy tự nhiên.
  • Hạn chế sử dụng rượu, nicotine và caffeine, vì chúng có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
  • Giảm việc ngủ trưa hoặc vào ban ngày để duy trì chu kỳ giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tập thể dục đều đặn vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng giường ngủ chỉ cho việc ngủ và hoạt động tình dục, hạn chế các hoạt động không liên quan như ăn uống, xem phim…
  • Tránh ăn uống trước khi đi ngủ ít nhất là 3 giờ để tránh rối loạn tiêu hóa và mất ngủ.
  • Cân nhắc tham gia các khóa trị liệu giấc ngủ để thay đổi nhận thức và chất lượng giấc ngủ.

Có thể nói, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh, nếu tình trạng này kéo dài hoặc không được cải thiện mặc dù bạn đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bấm huyệt dễ ngủ – Giải pháp chữa mất ngủ, đau đầu dễ dàng và hiệu quả

Bấm huyệt chữa mất ngủ là liệu pháp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả, an…

Bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang liệu pháp vàng cho giấc ngủ ngon

Điều trị mất ngủ bằng thảo dược Đông y và liệu pháp Y học cổ truyền là xu hướng hiệu…

Hành trình tìm lại giấc ngủ sau 7 năm mất ngủ triền miên của NSƯT Hương Dung

Suốt hơn 7 năm chống chọi với căn bệnh mất ngủ, NSƯT Hương Dung từng phải đối mặt với tình…

Yoga chữa mất ngủ – 5 bài tập đơn giản, hiệu quả

Thực hiện các bài tập Yoga chữa mất ngủ có thể giúp giảm căng thẳng lên hệ thần kinh trung…

Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?

Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kém tập trung trong công việc, nghiêm trọng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua