10+ Cách Trị Ngủ Ngáy Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ngáy ngủ thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ, tắc nghẽn hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Đôi khi ngáy ngủ có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng hầu hết các trường hợp, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số cách trị ngủ ngáy tại nhà, hiệu quả và an toàn.

Tại sao một người ngáy khi ngủ?

Ngáy ngủ là một tình trạng phổ biến và xảy ra ở 1/3 dân số thế giới. Ngáy xảy ra khi không khí đi qua cổ họng khi bạn hít thở trong lúc ngủ. Điều này làm cho các mô thư giãn trong cổ họng rung lên, gây ra những âm thanh khó chịu.

trị ngủ ngáy tại nhà
Ngáy ngủ là một tình trạng phổ biến và có thể điều trị tại nhà

Ngáy có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh đó, đôi khi chúng lại là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như:

  • Béo phì
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Có vấn đề ở cấu trúc miệng, mũi hoặc cổ họng
  • Thiếu ngủ nghiêm trọng

13 cách trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả

Trong một số trường hợp, ngủ ngáy cần được điều trị y tế để tránh các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng ngủ ngáy đều có thể điều trị, khắc phục tại nhà. Có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

1. Thay đổi tư thế ngủ

Khoảng 60% người nằm ngửa để ngủ và cho rằng tư thế này tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nằm ngửa có thể khiến lưỡi và vòm miệng mềm sụp xuống phía sau cổ họng, gây nguy cơ ngáy. Trong trường hợp này, nằm nghiêng có thể là biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm nguy cơ ngáy.

Để hỗ trợ nằm nghiêng, bạn có thể sử dụng một chiếc gối dày, cao để cải thiện giấc ngủ. Đặt một số gối phía sau lưng cũng giúp hạn chế nguy cơ ngáy. Ngoài ra, việc nâng cao đầu giường có thể giúp cải thiện lưu thông không khí, giảm nguy cơ ngáy, tuy nhiên có thể gây đau cổ.

Tham khảo thêm: Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

2. Giảm cân

Béo phì và thừa cân có thể gây ngáy khi ngủ. Giảm cân là biện pháp hiệu quả và đơn giản để giảm nguy cơ ngáy. Khi thừa cân, mỡ xung quanh cổ có thể chèn ép đường ở bên trong cổ họng, làm hạn chế lưu thông không khí và gây ra âm thanh ngáy khi ngủ.

Tuy nhiên, việc gầy quá cũng có thể khiến bạn ngáy ngủ. Do đó, hãy giữ một cân nặng khoa học, không quá béo hoặc không nên quá gầy.

giảm cân chữa ngủ ngáy
Giảm cân có thể giúp không gian trong cổ họng thông thoáng hơn và hạn chế tình trạng ngáy

3. Không sử dụng rượu

Rượu và thuốc an thần có thể giúp bạn ngủ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng sẽ kích thích các cơ phía sau cổ họng và tạo ra âm thanh ngáy khi ngủ.

Do đó, không nên uống rượu ít nhất trong hai giờ trước khi ngủ để hạn chế tình trạng ngáy ngủ và rối loạn giấc ngủ.

4. Sử dụng gối ngủ phù hợp

Các chất trong gối ngủ và phòng ngủ có thể khiến bạn bị dị ứng và tạo ra âm thanh ngáy. Ngoài ra, đôi khi mạt bụi tích tụ trong gối, lông thú cưng trên giường cũng có thể kích thích hệ thống hô hấp.

Do đó, hãy thay thế gối ngủ trong 6 tháng 1 lần như một mẹo trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả. Ngoài ra, giữ thú cưng tránh khỏi phòng ngủ để ngăn chặn việc dị ứng lông hoặc các loại bọ, ký sinh trên lông thú.

Cần cẩn thận khi chọn gối chống ngáy ngủ, vì chúng có thể nâng đỡ đầu và giúp khắc phục vấn đề về đường hô hấp. Tuy nhiên, ngủ với loại gối này có thể gây đau cổ.

Tham khảo thêm: 9 bước chữa ngủ ngáy – Áp dụng là khỏi ngay

5. Uống nhiều nước

Thiếu nước có thể làm chất tiết trong mũi (nước mũi) và vòm họng của bạn trở nên mềm dính hơn. Điều này làm tăng khả năng ngáy khi ngủ. Do đó, uống đủ nước, khoảng 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để tránh trường hợp ngáy ngủ.

Trong một số trường hợp, nam giới có thể cần uống 16 cốc nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước cần thiết.

uống nhiều nước
Giữ nước làm chất loãng chất nhầy trong mũi và hạn chế ngáy

6. Điều trị các bệnh lý về mũi

Nghẹt mũi và một số bệnh lý khác về mũi có thể khiến bạn ngáy to vào ban đêm. Do đó, nếu có các bệnh lý về mũi bạn cần điều trị ngay lập tức. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, biện pháp chống ngáy ngủ để có cách khắc phục hiệu quả.

Một số người có thể bị dị tật hoặc chấn thương mũi, làm vách ngăn mũi bị lệch và hạn chế lưu thông không khí trong mũi. Điều này dẫn đến việc phải thở bằng miệng khi ngủ và gây ra ngáy.

Đôi khi, phẫu thuật có thể được khuyến nghị để khắc phục vấn đề này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thông tin chi tiết và tư vấn.

7. Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà có các đặc tính chống viêm, có thể làm giảm sưng trong màng niêm mạc cổ họng và mũi. Do đó, sử dụng bạc hà trước khi ngủ có thể giúp bạn có nhịp thở dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước ấm. Sau đó dùng nước này để súc miệng và cổ họng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bạn nên nhớ là không được nuốt dung dịch này để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Ngoài ra, uống trà bạc hà hoặc xoa một ít dầu bạc hà vào cổ, phần dưới mũi cũng là một cách trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả.

Trị ngủ ngáy tại nhà với trà bạc hà
Trà bạc hà giúp thông thoáng cổ họng, giúp dễ thở hơn khi ngủ

Tham khảo thêm: 5 Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ “đảm bảo hết”

8. Cây tầm ma

Tinh dầu trong cây tầm ma (cây lá gai) có chứa chất kháng Histamine và đặc tính chống viêm. Do đó, sử dụng trà hoặc nước hãm tầm ma có thể làm thông thoáng đường mũi viêm, ngăn ngừa tình trạng khó thở, nghẹt mũi do dị ứng, viêm xoang

Bạn có thể sử dụng 3 – 4 tách trà tầm ma mỗi ngày. Nếu dùng lá tầm ma khô, pha 2 – 4 gram để uống 3 lần/ ngày. Nếu sử dụng chiết xuất rễ cây tầm ma, nên tiêu thụ 1.5ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng tầm ma vì có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây sảy thai. Ngoài ra, những người có bệnh lý về thận, tim mạch, ung thư hoặc rối loạn hormone cũng nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng loại cây này.

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu có thể ngăn ngừa béo phì, bệnh tim mạch, tình trạng huyết áp cao, bệnh tiểu đường và thay thế dầu động thực vật trong các công thức nấu ăn.

Dầu ô liu còn có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu các mô trong hệ thống hô hấp, giảm sưng và tăng lưu thông không khí. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau, hạn chế cơn rung trong cổ họng và giúp ngăn ngừa ngáy khi ngủ.

Để sử dụng dầu ô liu như một mẹo trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả, bạn chỉ cần uống 2 – 3 ngụm dầu ô liu trước khi đi ngủ mỗi ngày. Nếu không chịu được hương vị của dầu ô liu, bạn có thể cho thêm một thìa mật ong nguyên chất để cải thiện mùi vị.

Cách chữa ngủ ngáy tại nhà
Dầu o liu tốt cho người bệnh tim mạch, tiểu đường… đồng thời còn cải thiện chứng ngủ ngáy hiệu quả

Tham khảo thêm: Danh sách thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon mỗi ngày

10. Thảo quả

Thảo quả là một loại thảo dược thường được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn, nhưng cũng có thể được dùng trong trà để ăn thần và hỗ trợ giấc ngủ.

Tinh dầu trong thảo quả chứa các thành phần hóa học như Borneol, Terpinine, Eucalyptol, Limonene… được cho là có lợi ích cho sức khỏe theo nhiều nghiên cứu.

Cụ thể thảo quả được sử dụng như là giải pháp hỗ trợ giảm tắc nghẽn trong xoang và ngực. Điều này có thể làm thông mũi, giúp mũi giãn nở và mang lại hiệu quả cao trong việc chữa ngáy và nghẹt mũi.

Bạn có thể thực hiện bằng cách cho thảo quả vào trà rồi uống, hoặc pha thêm nửa muỗng bạch đầu khấu để tăng hiệu quả. Uống trà thảo quả trước khi ngủ 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

11. Nghệ

Nghệ có tính kháng sinh và sát trùng, giúp trong điều trị viêm và giảm ngáy ngủ nghiêm trọng. Nó có thể pha cùng sữa để chữa ngáy ở cả trẻ em và người lớn. Sử dụng này giúp làm dễ dàng việc thở, giảm ngáy và cải thiện hệ miễn dịch.

Bạn có thể cho hai muỗng bột nghệ vào ly sữa ấm, trộn đều để nghệ được hòa tan hoàn toàn. Uống dung dịch này trước khi đi ngủ 30 phút để điều trị ngáy ngủ, sử dụng hàng ngày vào một giờ nhất định để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dùng nghệ chữa ngủ ngáy ngay tại nhà
Nghệ có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, khử trùng, là bài thuốc trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả

12. Tỏi

Tỏi được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp cao, cholesterol cao, ngăn ngừa ung thư… Ngoài ra, tỏi giúp giảm tích tụ chất nhầy trong mũi và giảm viêm hệ thống hô hấp, hữu ích trong việc giảm ngáy do tắc nghẽn xoang.

Để trị ngáy ngủ tại nhà, bạn có thể nhai 2 tép tỏi sau đó uống một ly nước ấm. Thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu và không ngáy, tuy nhiên không lạm dụng.

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây kích ứng và tổn thương hệ tiêu hóa. Một số người có thể dị ứng với tỏi, gây ra cảm giác nóng trong người, nổi mề đay hoặc đau đầu. Nếu bạn gặp các dấu hiệu không mong muốn, cần ngừng sử dụng tỏi và xem xét các phương pháp khác.

Tham khảo thêm: 5 Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản nhưng hiệu quả

13. Trà hoa cúc chữa ngủ ngáy

Hoa cúc là một loại thảo mộc đã được sử dụng trong hàng thế kỷ để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Nó được dùng để giảm khó chịu dạ dày và cải thiện chất lượng giấc ngủ, cũng giúp giảm ngáy ngủ một cách hiệu quả.

Hoa cúc có tính chống viêm, giúp các cơ bắp và dây thần kinh trong cổ họng thư giãn. Điều này giúp cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ ngáy. Bạn có thể uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ, có thể thêm mật ong để tăng hương vị và tác dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa thì cần cẩn thận khi sử dụng phương pháp này.

Trị ngủ ngáy tại nhà
Trà hoa cúc có thể giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy hiệu quả

Có nhiều phương pháp tự nhiên, đơn giản giúp trị ngủ ngáy tại nhà, từ việc điều chỉnh tư thế ngủ đến việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Áp dụng những phương pháp này không những giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
buồn ngủ ban ngày Buồn ngủ ban ngày: Nguyên nhân và mẹo chữa hay nhất

Buồn ngủ ban ngày ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, đây còn…

Hành trình tìm lại giấc ngủ sau 7 năm mất ngủ triền miên của NSƯT Hương Dung

Suốt hơn 7 năm chống chọi với căn bệnh mất ngủ, NSƯT Hương Dung từng phải đối mặt với tình…

Định tâm An thần thang sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên Top 5 ưu điểm giúp bài thuốc Định tâm An thần thang chữa dứt mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên (mãn tính) khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt cả về thể chất và…

Làm thế nào để dễ ngủ? Mách bạn 11 “cách ngủ nhanh” hiệu quả

Một số người có thể dễ ngủ, tuy nhiên, một số khác có thể bị khó ngủ hoặc gặp vấn…

Yoga chữa mất ngủ – 5 bài tập đơn giản, hiệu quả

Thực hiện các bài tập Yoga chữa mất ngủ có thể giúp giảm căng thẳng lên hệ thần kinh trung…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua