Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ngủ đủ giấc là điều kiện cần thiết giúp tối ưu hóa sức khỏe và cung cấp năng lượng hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn, hormone của bạn có thể bị thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng, cân nặng và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một hội chứng phổ biến xảy ra trong xã hội hiện đại. Thông thường giấc ngủ đối với người trưởng thành kéo dài từ 7 – 8 giờ đồng hồ, ở trẻ nhỏ thì thời gian này có thể dài hơn gấp đôi.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Giấc ngủ rối loạn không thực tổn gây ảnh hưởng về cả thể chất và tinh thần cho người bệnh

Một người được xem là có triệu chứng rối loạn giấc ngủ khi họ có triệu chứng khó ngủ – mất ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường, ngáy, ngưng thở khi ngủ, thiếu ngủ, hội chứng chân không yên…

Tình trạng này có thể đến từ nguyên nhân thực thể, chủ yếu là do bệnh. Những nguyên nhân thực thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ như biến động tâm lý, stress, tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung trong học tập…

Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mất khả năng lao động, chất lượng công việc kém, cơ thể suy nhược… Bệnh nhân sẽ khó có thể đi vào giấc ngủ, không giữ được giấc ngủ thẳng hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi ngủ dậy.

Người bị rối loạn giấc ngủ thường cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ đủ vào ngày hôm sau. Thực tế, khi thiếu ngủ trong một số ngày, họ sẽ cảm thấy cần ngủ nhiều hơn vào các ngày tiếp theo, giống như việc vay “nợ ngủ”, kéo dài sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Nếu như với rối loạn giấc ngủ thông thường, bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý, căng thẳng… Thì rối loạn không thực tổn là sự thay đổi bất thường về thời gian, chất lượng giấc ngủ do những nguyên nhân sau:

  • Những bệnh lý liên quan đến bệnh tim mạch, suy tim…
  • Bệnh liên quan đến hệ hô hấp, gây giảm thể tích sống và lưu lượng thông khí
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Người bệnh có những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương
  • Bệnh nhân nội tiết chuyển hóa như cường giáp, cushing, hạ đường huyết
  • Lão hóa do tuổi già, người bệnh bị rối loạn tâm thần
  • Rối loạn khí sắc, stress hoặc do ảnh hưởng từ thay đổi môi trường sống
rối loạn giấc ngủ do stress kéo dài
Tình trạng rối loạn giấc ngủ này chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý căng thẳng kéo dài

Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Bệnh được chia làm nhiều dạng khác nhau. Ở mỗi dạng, chúng sẽ có những biểu hiện đặc trưng cụ thể như:

Mất ngủ không thực tổn

Người bệnh có thể ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, tình trạng này có thể xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài trên 1 tháng. Đồng thời người bệnh cũng khó có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu. 

Nguyên nhân có thể là do cơ thể bị ảnh hưởng từ hóa chất, thuốc….Đây cũng không phải là triệu chứng tâm thần (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực).

Ngủ nhiều

Thời gian ngủ có thể kéo dài trên 10 giờ/ ngày nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Tinh thần mất tập trung, mệt mỏi, cơn thèm ngủ có thể kéo dài trên 1 tháng.

Tình trạng này không có những biểu hiện bệnh lý thực thể đi kèm, không phải bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

Tham khảo thêm: Cách ngủ sớm đơn giản chống lại tình trạng mất ngủ hiệu quả

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Chu kỳ của giấc ngủ khác biệt so với đồng hồ sinh học thông thường (thức về đêm, ngủ ban ngày), chủ yếu là do tính chất công việc. Trong khi ngủ có cảm giác mơ màng, mất ngủ về đêm, giấc ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ.

Tình trạng này thường gặp ở những người phải làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ quốc tế như tiếp viên hàng không, phi công… Không có các bệnh lý thực thể đi kèm, nguyên nhân không đến từ thuốc hay bệnh tâm thần gây ra.

mất ngủ về đêm, mệt mỏi vào ban ngày
Ngủ nhiều, thèm ngủ là một dạng phổ biến của chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Chứng ngủ rũ

Ngủ rũ là một trong những dạng rối loạn không thực tổn thường gặp ở độ tuổi trung niên. Đặc trưng là người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày, đồng thời họ cũng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.

Người bệnh có thể ngủ bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ăn, đang tập thể dục, đang nói chuyện, đang làm việc… Biểu hiện cụ thể của hội chứng này là tình trạng mất trương lực cơ 2 bên một cách đột ngột.

Tiếp tục tái diễn các biểu hiện của ngủ REM khi chuyển trạng thái từ ngủ sang thức. Hội chứng này cũng không xuất phát từ các bệnh lý thực thể đi kèm, không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

Chứng miên hành (Mộng du)

Miên hành, còn được gọi là mộng du, là một loại hiếm gặp của rối loạn không thực tổn. Trong miên hành, các thùy não vẫn hoạt động khi ngủ, bao gồm hệ thần kinh vận động, dẫn đến việc người bệnh có thể rời khỏi giường trong giấc ngủ.

Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ. Đặc biệt, người mộng du không nhớ hay nhận thức được những gì đã xảy ra trong lúc đó.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?
Tình trạng mộng du có thể đưa người bệnh đến nhiều nguy hiểm, chấn thương không lường trước, đây là biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Người mộng du thường có biểu hiện là nét mặt trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm. Họ không phản ứng hoặc trả lời câu hỏi của người khác. Đặc biệt, họ không mắc các bệnh lý thực thể đi kèm, cũng như không phải do bệnh lý tâm thần hoặc thuốc gây ra.

Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh do mộng du gây ra vẫn chưa được xác định cụ thể. Mặc dù vậy, mộng du vẫn được coi là một căn bệnh nguy hiểm vì người bệnh thường không kiểm soát được ý thức, có thể gây ra chấn thương trong lúc di chuyển.

Tham khảo thêm: Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Hoảng sợ khi ngủ

Người gặp tình trạng hoảng sợ về đêm có thể mắc phải hội chứng hoảng sợ khi ngủ. Triệu chứng bao gồm phát âm to, vận động nhanh, hoạt động thần kinh tự trị tăng cao…

Những biểu hiện này thường xảy ra trong 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ đêm, người bị không nhớ ký ức trong lúc triệu chứng diễn ra, tương tự như mộng du.

Khi phát bệnh, người bị có thể thức giấc một hoặc nhiều lần trong đêm, thường bắt đầu bằng kêu thét hoảng sợ, sau đó là tình trạng lo âu, tăng cử động cơ thể, hoạt động tăng cường ở hệ thần kinh tự trị như mạch đập nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi…

Những cơn hoảng sợ điển hình thường kéo dài từ 1 – 10 phút, khi chúng qua đi, người bệnh thường không nhớ những gì đã xảy ra.

Ác mộng khi ngủ

Ác mộng khi ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, gây suy sụp tinh thần và có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần nhẹ.

Chúng thường xảy ra vào buổi đêm hoặc khi ngủ trưa, trong khi gặp ác mộng, người bệnh có thể khóc, nói nhảm, có thể nhớ hoặc không nhớ chi tiết của giấc mơ. Ác mộng gây ra rối loạn cảm xúc, khiến người bệnh thường cảm thấy buồn bã, ám ảnh và sợ hãi.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào kết quả của chẩn đoán chuyên khoa mà bác sĩ sẽ là người đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trước đó, nếu bệnh nhân nghi ngờ các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, có thể căn cứ vào chẩn đoán lâm sàng để tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể. Từ đó lên phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất

Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn giấc ngủ 

Để chẩn đoán rối loạn không thực tổn, bác sĩ thường bắt đầu bằng các thăm khám lâm sàng thông thường, thu thập thông tin về bệnh sử cá nhân, gia đình, công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Các xét nghiệm có thể thực hiện là:

  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
  • Xét nghiệm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
  • Theo dõi điện não đồ, lưu huyết não, đồng thời siêu âm Dopller mạch máu não
  • Theo dõi điện tâm đồ, X-quang tim phổi, chụp CT Scaner, MRI sọ não
  • Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, thang DASS, Hamilton, Zung, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI,….
  • Cùng một số xét nghiệm chuyên khoa khác.
rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Tìm đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác nhất

Phương pháp điều trị 

Sau những xét nghiệm chẩn đoán kể trên, bác sĩ điều trị sẽ tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ: do loạn thần, do rối loạn cảm xúc, do bệnh lý tâm căn, bệnh thực thể… Song song đó bệnh nhân được khai thác kỹ về nhân cách, sang chấn tâm lý, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh phát sinh…

Điều trị mất ngủ không lạm dụng thuốc, đồng thời kết hợp nhiều biện pháp như vệ sinh giấc ngủ, liệu pháp tâm lý, hóa dược… Trong đó, vệ sinh giấc ngủ là những biện pháp cải thiện giấc ngủ, giới hạn các hành vi không tốt cho giấc ngủ, hình thành các thói quen tốt giúp ngủ ngon:

  • Sắp xếp giờ ngủ theo thời khóa biểu nhất định, với lịch thức dậy đúng đều đặn trong suốt cả tuần. Thức khuya hay ngủ nướng đều là nguyên nhân gây rối loạn nhịp thức – ngủ sinh học tự nhiên.
  • Trong buổi chiều, tối, bạn nên tránh xa chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (như rượu, café, trà đặc, các loại vitamin B6, C…).
  • Không nên ăn quá no, hoặc ăn thực phẩm quá mặn, quá ngọt, các loại thức ăn khó tiêu vào bữa tối. Thời gian ăn bữa tối tốt nhất trước giờ đi ngủ là từ 3 – 4 tiếng.
  • Không xem ti vi nhiều giờ liền trước khi ngủ, đặc biệt là những chương trình có tính chất rùng rợn gây căng thẳng não bộ. Bạn cũng không nên trò chuyện quá lâu trên giường ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, bạn phải cảm thấy thật sự thoải mái trước khi đi ngủ. Đồng thời làm việc kết hợp với nghỉ ngơi giải trí, rèn luyện thể thao hợp lý.
  • Tuyệt đối không chơi thể thao nặng trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ, hạn chế những bộ môn thể thao rung lắc ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ của não bộ.
  •  Không nên ngủ ngày nhiều, bạn chỉ nên ngủ khi thật sự thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ. Thời gian ngủ ngày tốt nhất không nên kéo dài quá 1 tiếng đồng hồ. 
  • Bố trí không gian nghỉ ngơi phù hợp, phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ trung bình 25 độ C và độ ẩm từ 55 – 65%. Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng để làm việc cùng lúc.
  • Vạch ra thời gian đi ngủ cụ thể mỗi đêm. Tốt hơn bạn nên thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng, nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
  • Sử dụng thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, hay lạm dụng thuốc cho giấc ngủ hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến gan, thận…

Tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức và tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ hiệu quả. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ là bước quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:10 - 16/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:59 - 21/05/2024
Chia sẻ:
Chỉ với việc sử dụng đều đặn bài thuốc chuối xanh và bột tiêu thì tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện Bài thuốc chữa mất ngủ bằng chuối xanh hiệu quả ngay tức thì

Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là phương pháp khá lạ lẫm với nhiều người. Bởi lẽ biện pháp này…

Top 5 món canh chữa mất ngủ nên ăn thường xuyên để ngủ ngon hơn

Các món canh chữa mất ngủ không chỉ ngon mà còn mang lại lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.…

10+ cách trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả – Dân gian áp dụng

Ngáy ngủ thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ, tắc nghẽn hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Đôi khi…

Người già mất ngủ nên uống thuốc gì an thần, dễ ngủ?

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị mất ngủ cho người già thường có tác dụng an thần,…

mất ngủ 1 đêm Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Nhiều người không gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên mà thỉnh thoảng họ mới bị mất ngủ 1…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua