Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Một giấc ngủ thường xuyên và đầy đặn có thể hạn chế được bệnh tật, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động trao đổi chất. Nhưng sẽ ra sao nếu không ngủ, mất ngủ có chết không? Nghiên cứu cho thấy, nếu tình trạng khó ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, sinh ra ảo giác, giao tiếp kém… thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
Giấc ngủ bao lâu là đủ?
Thông thường, thời gian ngủ thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Trẻ sơ sinh cần khoảng 17 tiếng/ ngày, trong khi trẻ em đang phát triển cần từ 8 – 10 tiếng/ ngày, người trưởng thành sẽ thường ngủ 7 tiếng/ đêm.
Đây là mức thời gian ngủ tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe được bảo vệ tối ưu. Trong từng độ tuổi, từng tình trạng cơ thể khỏe hay bệnh tật mà nhu cầu giấc ngủ của cơ thể sẽ thay đổi.
Một số người có thể cần ít nhất 9 giờ ngủ mỗi đêm mới nhận thấy sự tỉnh táo khi làm việc, ngược lại những người khác chỉ cần ngủ khoảng 7 giờ đã đáp ứng phù hợp với họ.
Cơ thể sẽ ra sao nếu không ngủ?
Duy trì giấc ngủ đủ là quan trọng để cơ thể hoạt động tốt nhất. Thiếu ngủ có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, với những người mất ngủ kinh niên, nguy cơ bệnh tật và đột quỵ sẽ càng cao hơn. Nếu mất ngủ thường xuyên, cơ thể con người sẽ có những thay đổi sau:
- Mất ngủ trong 24h: Cơ thể mệt mỏi, tinh thần lờ đờ, giảm sự chú ý và tập trung.
- Mất ngủ trong 48h: Não bộ trì trệ hoạt động, đau mỏi cơ thể, khả năng ghi nhớ giảm.
- Mất ngủ trong 60h – 72h: Suy nhược cơ thể nghiêm trọng, buồn nôn, giọng nói sền sệt, mất kiểm soát các hoạt động cơ thể.
- Mất ngủ sau 4 ngày: Hơn 60% người mất ngủ sẽ có cảm giác cáu bẳn, rối loạn tinh thần nhẹ, ảo giác.
- Mất ngủ trong 1 tuần: Run rẩy ở các đầu chi, rối loạn và suy giảm trí nhớ, mức độ hoang tưởng nghiêm trọng hơn.
- Mất ngủ trong 9 – 11 ngày: Đây là thời gian mất ngủ lâu nhất được ghi nhận, chúng sẽ gây đứt quãng trong suy nghĩ, mất trí nhớ nặng hơn.
Nhìn chung việc thiếu ngủ quá lâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những ảnh hưởng có thể không xuất hiện sớm nhưng khả năng tổn thương sẽ đến từ từ sau đó.
Một số bằng chứng cho thấy, tình trạng mất ngủ triền miên là một dấu hiệu của hội chứng Fatal Familial Insomnia. Người mắc hội chứng này sẽ đối mặt với tình trạng mất ngủ trong một vài tháng.
Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có khả năng bị tâm thần phân liệt, tính tình thay đổi, có thể suy nhược trầm trọng, sức khỏe thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây chết người.
Tham khảo thêm: Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất
Tác hại của việc ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người thiếu ngủ lâu năm. Sẽ ra sao nếu không ngủ? Dưới đây là một số nguy cơ mà người bệnh có thể đối mặt:
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh nan y đáng sợ nhất hiện nay. Mất ngủ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh bởi khi mất ngủ, hệ miễn dịch suy yếu và các tế bào tự do có nhiều cơ hội được sản sinh ra hơn.
Các nghiên cứu đã chứng minh những người có triệu chứng mất ngủ kinh niên thường có tỷ lệ ung thư đại tràng và ung thư vú cao hơn so với người có giấc ngủ đầy đủ.
Nguyên nhân gây gây lão hóa da
Thiếu ngủ làm cơ thể suy yếu và làm chậm quá trình tái tạo. Mất ngủ trong 2 – 3 ngày có thể dẫn đến làn da tái nhạt, khô và kém sắc, cũng có thể gây ra các bệnh da mạn tính và vấn đề dị ứng.
Đặc biệt, ở những người trẻ, quá trình thay da thông thường xảy ra trong 4 – 5 ngày, nhưng mất ngủ có thể kéo dài thời gian này lên hơn 1 tuần.
Bệnh béo phì
Béo phì có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân, không chỉ liên quan đến ăn uống mà còn bởi tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ lâu ngày. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể không chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt, dẫn đến tích trữ năng lượng.
Mất ngủ còn gây ra sự mất cân bằng hormone, thúc đẩy thèm ăn và có thể gây béo phì. Nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân, trong khi ngủ đủ giấc hàng ngày có thể giúp giảm cân hiệu quả.
Tham khảo thêm: Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Ảnh hưởng đến giao tiếp
Nghiên cứu cho thấy, những người thiếu ngủ lâu dài có thể thể hiện sự chậm chạp và phản ứng kém nhạy bén trong giao tiếp xã hội. Đây là dấu hiệu của stress thời kỳ sớm, họ luôn cảm thấy tâm trạng tồi tệ và sợ hãi trong các mối quan hệ giao tiếp.
Stress khiến não bộ làm việc căng thẳng, các dây thần kinh hoạt động hết công suất, tạo ra một vòng luẩn quẩn, kéo dài tình trạng mất ngủ và tinh thần trì trệ. Người lớn mất ngủ cũng gặp khó khăn trong việc nhớ từ vựng và sắp xếp câu từ.
Các triệu chứng tương tự Hội chứng Alzheimer
Hội chứng Alzheimer là một căn bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi độ tuổi. Người mắc thường thể hiện sự mất kiểm soát các hành động, bao gồm cử động các chi, tiểu tiện, dễ nổi nóng, mất trí nhớ…
Sẽ ra sao nếu không ngủ? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thiếu ngủ nghiêm trọng có thể có các triệu chứng tương tự với Hội chứng Alzheimer do tăng lượng Beta-Amyloid trong máu, một protein có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Thiếu ngủ cũng góp phần làm tăng mệt mỏi, huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch. Mất ngủ có thể gây chóng mặt, đau đầu do lưu lượng máu không được phân phối đều trong não, gây tắc nghẽn lưu thông máu và ảnh hưởng đến hoạt động não, tim mạch…
Sự tăng giảm nhanh chậm của lưu lượng máu có thể ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhồi máu cơ tim ở những người mất ngủ lâu dài.
Não vận hành kém
Thời gian ngủ là lúc não bộ được nghỉ ngơi và nhận oxy để duy trì hoạt động. Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ ngắn hạn hoặc ngủ ít đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não, làm chậm tốc độ nhận thức và phản ứng.
Thiếu ngủ khiến não hoạt động quá sức, dẫn đến căng thẳng và thiếu oxy trong các dây thần kinh. Điều này làm cho hoạt động của não bộ trở nên trì trệ, khiến tinh thần giảm sút, các hoạt động cơ thể chậm chạp và kém linh hoạt.
Tính cách cáu kỉnh
Ở những người bị bệnh mất ngủ lâu năm, tính cách sẽ dễ trở nên cáu kỉnh và dễ nổi nóng hơn hẳn. Thiếu ngủ đã được chứng minh ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, các thử nghiệm quét MRI não ở những người không ngủ đủ giấc có sự giảm kết nối giữa các thùy của não.
Từ đó mà những cảm xúc, phản ứng, khả năng chi phối vận động cũng bị ảnh hưởng.
Tham khảo thêm: Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách chữa trị
Vấn đề về thị lực và ảo giác
Các nghiên cứu cũng thống kê số người mắc hội chứng mất ngủ có khả năng nhìn kém, người bệnh cũng dễ mắc chứng song thị và mờ mắt.
Ngoài ra do não bộ không được nghỉ ngơi nên tình trạng ảo giác cũng dễ dàng xảy ra, vì thế mà mất ngủ càng nghiêm trọng thì bạn càng dễ mắc phải chứng hoang tưởng và ảo giác.
Hệ miễn dịch suy giảm
Một trong những hậu quả của thiếu ngủ là suy giảm hệ miễn dịch, có thể xảy ra sau 2-3 ngày mất ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng người thiếu ngủ có nguy cơ mắc cảm lạnh cao gấp ba lần so với người ngủ đủ giấc.
Mất ngủ cũng ảnh hưởng đến trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến kháng insulin và góp phần vào chứng đái tháo đường tuýp 2.
Giảm ham muốn tình dục
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý, theo các chuyên gia, thiếu ngủ hoặc mất ngủ nhiều hơn 2 ngày có thể làm thay đổi hormone ở cả nam lẫn nữ, bởi giấc ngủ có tác dụng giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới.
Đây chính là nguyên nhân làm giảm ham muốn, gây ra những rối loạn nhất định về chức năng tình dục. Ngoài ra một số trường hợp mất ngủ gây ngưng thở khi ngủ trong thời gian ngắn, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tham khảo thêm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết
Đau nhức cơ bắp
Bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trên cơ thể khi thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài. Một trong số đó là biểu hiện đau nhức cơ bắp, chuột rút đột ngột tại các cơ.
Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập đồng thời cũng trở nên khó lành hơn. Ngoài ra theo một số nghiên cứu, khi ngủ cũng là lúc các hormone tăng trưởng nên việc thiếu ngủ cũng làm cơ bắp, xương khớp nhanh lão hóa.
Mất ngủ có chết không?
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rằng mất ngủ dẫn đến tử vong. Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có sức chịu đựng lớn, nhiều người có thể thức đến hơn một tuần mà không gặp nguy cơ tử vong sớm.
Tuy nhiên, nếu thiếu ngủ diễn ra thường xuyên, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khó chữa, làm giảm tuổi thọ nhanh chóng. Một nghiên cứu tại Anh với 1000 người chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao hơn, đặc biệt do các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể gây ra các vấn đề như viêm đường ruột, đau dạ dày, trầm cảm… và nhiều bệnh nghiêm trọng khác, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Ban đầu, mất ngủ thường dẫn đến sự mệt mỏi và buồn bã, sau đó ảnh hưởng lan rộng đến khả năng điều phối và giác quan, bao gồm cả khứu giác. Trong giai đoạn nghiêm trọng, người mắc có thể trải qua ảo giác và rối loạn hoạt động não bộ.
Cơ thể, khi mệt mỏi và mất ngủ nhiều ngày, có thể bắt đầu ngủ ở một phần của não và dừng hoạt động của một số dây thần kinh. Mất ngủ có thể đến từ các vấn đề tác động từ môi trường, nhưng đồng thời cũng có thể là do bệnh lý.
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu mất ngủ kèm đau đầu, chóng mặt, qua nhiều cách chữa trị vẫn không khỏi… Đây có thể là biểu hiện của bệnh thần kinh, tâm thần, trong đó có khoảng 50% bệnh nhân bị mất ngủ có liên quan đến yếu tố tâm lý.
Nhiều bệnh nhân mất ngủ do lạm dụng thuốc, đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt là những người mắc bệnh mất ngủ và trầm cảm cùng lúc, nếu như không chữa trị kịp thời, bệnh nhân mắc vấn đề tâm lý nghiêm trọng, có thể tìm đến tự sát.
Tham khảo thêm: Cách chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên được nhiều người áp dụng
Những điều cần lưu ý để có giấc ngủ ngon
Để duy trì sức khỏe tốt, việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng, bởi giấc ngủ liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Chứng khó ngủ thường do vấn đề tâm lý gây ra, có thể áp dụng những nguyên tắc sau để cải thiện giấc ngủ của bạn:
Rèn luyện thói quen vận động
Vận động điều độ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh và tuần hoàn máu, đảm bảo cơ thể có thể sẵn sàng cho giấc ngủ. Thực hiện thiền trước khi đi ngủ trong khoảng 30 phút cũng hỗ trợ thư giãn tâm trí.
Tập thể dục hàng ngày từ 30 – 45 phút giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, aerobic… là lựa chọn tốt để giữ tâm trạng thoải mái.
Tập yoga cũng là bộ môn hiệu quả để duy trì giấc ngủ ngon, bạn nên thực hiện các động tác duỗi người và thở chậm. Chẳng hạn như động tác Yoga cây cầu hoặc động tác gác chân lên tường, đây là những tư thế khá dễ thực hiện tại nhà.
Các chuyên gia cũng khẳng định việc đảo ngược cơ thể kích thích mở rộng vùng phổi, giúp kéo dài cột sống, tăng cường hoạt động lưu thông máu.
Tắm sớm và tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp máu lưu thông tốt và cơ thể thư giãn. Tắm trước 19h với nước ấm được khuyến khích bởi các chuyên gia sức khỏe, giúp cải thiện giấc ngủ.
Tắm nước ấm ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ giúp giảm căng cơ, đau nhức khớp và chuột rút. Đối với những người trầm cảm hoặc căng thẳng gây mất ngủ, tắm nước ấm là cách đơn giản để thư giãn tinh thần và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sau đó.
Ngủ đúng giờ
Những người trẻ thường làm việc hoặc sinh hoạt đến khi cơ thể mệt mỏi mới ngủ, dẫn đến tình trạng quá giấc. Điều này khiến việc ngủ trở nên khó khăn, vì cơ thể mệt mỏi nhưng không được nghỉ ngơi.
Đi ngủ đúng giờ hàng ngày được khuyến khích bởi các chuyên gia. Đặt thời gian ngủ trưa phù hợp giúp duy trì tinh thần sảng khoái và tránh cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Để giữ cho tinh thần tỉnh táo vào sáng hôm sau, việc đi ngủ sớm từ 21h – 22h là quan trọng, tránh thức khuya có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể.
Tham khảo thêm: Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn A-Z
Phòng ngủ cần đảm bảo thoáng mát
Rất nhiều người vì không chú ý dọn dẹp phòng ngủ nên căn phòng bừa bộn, có mùi ẩm mốc, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn không nên sử dụng giường ngủ cho việc ăn uống, làm việc và cả xem phim.
Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi, tốt hơn bạn nên bố trí phòng ngủ là một nơi thoáng mát và yên tĩnh để bạn thoải mái. nghỉ ngơi.
Duy trì những thói quen tốt
Nếu như bạn là người nhạy cảm thì những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài có thể khiến bạn trở nên khó ngủ hơn. Sau đây là những thói quen bạn nên tuân thủ nếu muốn có giấc ngủ ngon.
- Trước khi ngủ bạn không nên vận động quá sức sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.
- Duy trì khoảng thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy nhất định, kể cả trong những ngày cuối tuần.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy kiểm tra thành phần hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các thành phần gây mất ngủ.
- Bạn không nên ngủ trưa quá nhiều, thời gian ngủ trưa từ 20 – 40 phút là phù hợp nhất với nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng cafein và rượu, nicotine vì thành phần chất kích thích sẽ gây mất ngủ.
- Bạn cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ, một ly sữa nóng sẽ giúp bạn dễ bị hơn.
- Trước khi đi ngủ bạn có thể trò chuyện, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp tinh thần bạn dễ chịu hơn.
Lưu ý: Các biện pháp trên đây chỉ có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ khi bị mất ngủ nhẹ và trong thời gian ngắn. Nếu bị mất ngủ kéo dài và mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để áp dụng phương pháp điều trị bài bản hơn.
Vậy sẽ ra sao nếu không ngủ, mất ngủ có chết không? Mất ngủ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, tuy nhiên những hậu quả để lại của tình trạng mất ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế để phòng tránh những rủi ro, tốt nhất bạn cần duy trì giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Uống vitamin c có mất ngủ không? Điều cần biết
- Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi – Nguyên nhân & cách trị
Bình luận (1)
Bác sĩ ơi cháu mất ngủ ba ngày liên tiếp r cháu lo quá