5 Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ “đảm bảo hết”

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Để chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ hiệu quả, việc xác định rõ nguyên nhân là hết sức cần thiết. Bệnh nhân nữ có thể mắc chứng bệnh này vì nhiều lý do như di truyền, béo phì, nghẹt mũi, viêm amidan… Trong hầu hết các trường hợp, việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp khắc phục được tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy ở phụ nữ

Những tưởng chứng ngủ ngáy chỉ xảy ra ở đàn ông nhưng thực tế, có không ít phụ nữ cũng có thói quen này khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân khiến đàn bà ngủ ngáy như:

chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ
Nghẹt mũi có thể gây ngủ ngáy ở phụ nữ

Nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng

Hiện tượng nghẹt mũi thường xảy ra khi niêm mạc mũi bị kích ứng hoặc bị viêm tiết ra nhiều dịch nhầy. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở, khiến chị em phụ nữ phát ra âm thanh giống như tiếng ngáy trong lúc ngủ.

Di truyền

Một số phụ nữ mắc chứng ngủ ngáy ngay từ khi còn bé do có gen di truyền từ người thân, chẳng hạn như ông bà hay cha mẹ – những người cũng từng gặp phải vấn đề này. 

Do thừa cân, béo phì

Dư thừa cân nặng quá mức chính là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ ngủ ngáy. Lúc này, chất béo tích tụ nhiều xung quanh vùng cổ cũng như đường thở gây cản trở đường đi của không khí làm cho quá trình hô hấp gặp nhiều khó khăn, nhất là trong lúc ngủ. 

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ và tạo ra tiếng ngáy trong mỗi nhịp thở, vì vậy việc kiểm soát cân nặng cũng là biện pháp chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ hiệu quả.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả – Dân gian áp dụng

Do nằm ngửa

Nằm ngửa là tư thế ngủ lý tưởng nhất cho cột sống. Mặc dù vậy, ở tư thế này các cơ bắp được thư giãn nên có khuynh hướng chèn ép, thu hẹp đường thở. Chính vì vậy, phụ nữ có thói quen nằm ngửa thường hay bị ngủ ngáy nhiều hơn so với khi nằm ở các tư thế khác.

Cơ thể mệt mỏi

Lao động, làm nhiều việc nặng nhọc trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi và cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy ở phụ nữ vào ban đêm.

Sử dụng nhiều bia rượu

Mặc dù ít gặp nhưng phụ nữ uống quá nhiều bia rượu sẽ dễ bị ngủ ngáy. Các loại đồ uống có cồn này khiến bạn ngủ chìm vào giấc ngủ say nên các rung động ở dây thanh có khuynh hướng phát ra mạnh hơn tạo thành tiếng kêu mà người khác có thể nghe được.

phụ nữ dùng nhiều rượu bia
Phụ nữ dùng nhiều rượu bia, chất kích thích cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ ngáy

Bị mất ngủ mãn tính

Phụ nữ bị mất ngủ kéo dài khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chứng ngủ ngáy phát triển.

Do bị dị tật ở cơ hàm

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một người phụ nữ có thể bắt đầu mắc chứng ngủ ngáy ngay từ khi còn nhỏ nếu cơ hàm có các dị tật bẩm sinh như bắt chéo cằm, lệch hàm… Chúng làm giảm sự lưu thông của không khí và gây ngáy trong lúc ngủ.

Viêm amidan

Amidan sưng to làm thu hẹp không gian trong cổ họng và gây khó khăn cho việc hô hấp. Vì vậy mà người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu ở cổ họng, khó thở, ngủ ngáy… Cần cải thiện tình trạng này để chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá dù là chủ động hay thụ động đều khiến phụ nữ bị ngủ ngáy. Nguyên nhân là do khi thói quen này được duy trì trong thời gian dài sẽ làm khói thuốc lá ám vào đường thở, thu nhỏ đường lưu thông của không khí.

Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên cũng khiến phái yếu bị rối loạn hô hấp, ngủ ngáy là một trong những triệu chứng điển hình.

Tham khảo thêm: Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

Mang thai 

Phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ mắc chứng ngủ ngáy khá cao. Cứ 3 bà bầu lại có 1 người bị ngủ ngáy. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc tăng cần quá mức và sự thay đổi nội tiết tố khiến đường hô hấp sản sinh ra nhiều chất nhày nên mới bị ngáy khi ngủ.

mang thai ngủ ngáy
Mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến các chị em bị ngáy khi ngủ

Triệu chứng ngủ ngáy ở phụ nữ

Tùy thuộc vào mức độ ngáy ở phụ nữ mà chứng bệnh này được chia thành các cấp độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Ngáy ít, thỉnh thoảng mới ngáy hoặc chỉ ngáy trong thời gian ngắn rồi ngưng, tiếng ngáy nhỏ. Khi chuyển qua tư thế nằm nghiêng tự động hết ngáy.
  • Mức độ trung bình: Ngáy vừa phải, tiếng ngáy nghe rõ ràng, ngừng ngáy khi giở mình chuyển từ nằm ngủ sang nằm nghiêng.
  • Mức độ nghiêm trọng: Tiếng ngáy rất to khiến người ở cách xa cũng có thể nghe được. Phụ nữ có thể ngáy ở bất kì tư thế nào. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như ngưng thở khi ngủ, mệt mỏi khi thức dậy.

Phụ nữ ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Nếu lâu lâu phụ nữ mới bị ngủ ngáy một lần hoặc ngáy không quá to thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu hiện tượng ngủ ngáy ở mức độ trung bình đến nặng kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại.

Đối với người xung quanh

Tiếng ngáy sẽ gây khó chịu và khiến người ngủ cùng bị mất ngủ theo. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các cặp vợ chồng.

đàn bà ngủ ngáy
Chứng ngủ ngáy có thể gây khó chịu cho “bạn cùng giường”, vì vậy cần thực hiện các biện pháp chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ

Tham khảo thêm: Ngủ ngáy và nghiến răng – Nỗi ám ảnh của người thân

Đối với người bệnh

Phụ nữ ngủ ngáy rất dễ bị ngưng thở khi ngủ khiến giấc ngủ bị ngắt quãng thường xuyên, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây rối loạn giấc ngủ, mà còn gây giảm sút trí nhớ, làm phái yếu mệt mỏi khi thức dậy, không thể tập trung trong công việc.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, chứng ngủ ngáy còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như:

  • Tăng huyết áp
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nhồi máu cơ tim

Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ

Như bạn cũng thấy, chứng ngủ ngáy ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần căn cứ vào đây để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Một biện pháp có thể thực hiện là:

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt 

Đôi khi, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp đàn bà bị ngủ ngáy thoát khỏi chứng bệnh khó chịu này. Chị em cần chú ý:

  • Uống nhiều nước để làm sạch đường thở, giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và cổ họng
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá nếu có
  • Tránh uống rượu trước lúc đi ngủ ít nhất 4 tiếng 
  • Không ăn tối quá muộn hoặc ăn vào lúc đêm khuya rồi lên giường ngủ ngay. 
  • Làm việc vừa sức không để cơ thể mệt mỏi, lao lực quá mức
  • Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ. Khi ngủ nên kê cao đầu để làm thông đường thở
  • Tránh dùng các món ăn được làm từ bơ, sữa trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn nhiều đồ béo, đồ ngọt vì gây tăng cân mất kiểm soát dẫn đến ngủ ngáy ở phụ nữ.
  • Tập thể dục hàng ngày để kiểm soát tốt cân nặng và kích thích lưu thông máu cũng như oxy lên não, giúp chị em ngủ ngon giấc hơn.
Hạn chế ăn đồ béo trước khi đi ngủ
Hạn chế ăn đồ béo trước khi đi ngủ

Tham khảo thêm: Ngủ ngáy có nguy hiểm không, nguyên nhân là do bệnh gì?

Điều chỉnh tư thế nằm cũng giúp chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ hiệu quả

Nằm ngủ nghiêng sang bên trái được xem là tư thế ngủ lý tưởng cho những người phụ nữ đang mắc chứng ngủ ngáy. Ở tư thế này, cổ họng không bị vòm miệng, lưỡi sụm xuống phía dưới chèn ép như khi nằm nghiêng, không khí dễ dàng lưu thông khi đi qua.

Ở hầu hết mọi đối tượng, chứng ngáy ngưng ngay khi chuyển mình nằm nghiêng sang một bên. Ngoài ra, tư thế ngủ nghiêng còn đem đến một số lợi ích như:

  • Giúp ngủ sâu giấc hơn
  • Giảm đau lưng
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Giảm áp lực lên tim
  • Hỗ trợ hệ thống bạch huyết lọc bỏ chất thải và các chất độc hại trong cơ thể
  • Giảm hiện tượng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày

Lâu lâu chị em có thể chuyển sang tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên phải nhưng không nên duy trì những tư thế này quá lâu.

3. Làm đường thở thông thoáng trước khi ngủ

Giải pháp này có thể hữu ích đối với những phụ nữ bị ngủ ngáy do nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Giữ cho đường thở được thông thoáng sẽ mang đến cho chị em một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn, đồng thời hạn chế phát ra tiếng ồn ở đường thở. Một số cách có thể thực hiện:

  • Rửa mũi với nước muối sinh lý
  • Sử dụng kẹo bạc hà hoặc nước súc miệng chứa tinh dầu bạc hà trước khi đi ngủ
  • Sử dụng tinh dầu khuynh diệp để hít thở trước khi đi ngủ
  • Tắm với nước ấm trước khi đi ngủ để làm loãng đàm nhầy và giúp đường thở thông thoáng hơn.
chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ
Rửa mũi với nước muối sinh lý là một trong những biện pháp chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ hiệu quả

4. Sử dụng trà thảo dược

Thêm một cách cải thiện bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ khá đơn giản và an toàn đó chính là sử dụng trà thảo dược. Chị em có thể dùng chúng thay thế cho một phần nước lọc trong ngày.

Trà hoa cúc

Loại trà này có tác dụng an thần, kháng viêm, giúp các dây thần kinh và cơ ở cổ họng được thư giãn. Qua đó giảm thiểu tình trạng rung và phát ra âm thanh khi ngủ.

Chị em có thể sử dụng trà túi lọc bán sẵn ngoài tiệm hoặc tự hái hoa cúc về phơi khô làm trà uống dần. Mỗi ngày lấy 2 – 3 muỗng hoa cúc khô cho vào ấm, chế nước sôi vào, sau khoảng 15 phút rót uống. Dùng buổi tối trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi – Nguyên nhân & cách trị

Trà bạc hà

Lấy 5 – 7 lá bạc hà, rửa sạch, hãm với nước sôi. Sau khoảng 10 phút, bạn vớt bỏ xác lá, quậy thêm một chút mật ong vào thưởng thức. 

Trà bạc hà không chỉ giúp thông mũi họng mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở đường thở. Qua đó, giúp phụ nữ bớt ngáy và ngủ ngon giấc hơn.

chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ
Uống trà bạc hà giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ

Trà thảo quả

Thảo quả ngoài tác dụng làm gia vị còn được sử dụng như một vị thuốc an thần, chữa mất ngủ, ngủ ngáy, giảm tắc nghẽn trong xoang.

Để sử dụng, hãy lấy 3 hạt thảo quả đập dập, cho vào nồi nấu với 300ml nước trong 10 phút. Cuối cùng chỉ cần thêm một chút sữa đặc hoặc đường vào là đã có ngay ly trà thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

5. Cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp bị ngủ ngáy nặng có mắc kèm theo dị tật ở hàm hoặc bị bệnh ở đường thở. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ có thể tiến hành các ca mổ như:

  • Cắt amidan nếu sưng do viêm amidan gây ngủ ngáy
  • Sửa chữa dị tật hàm để nới rộng đường thở
  • Sử dụng tia laser để nới rộng đường họng và cải thiện quá trình hô hấp
  • Sử dụng máy Coblator để thu nhỏ các mô tại cuốn mũi, lưỡi gà hoặc amidan, giúp chữa ngủ ngáy với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ không chỉ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn mang lại sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Việc áp dụng các phương pháp hợp lý và khoa học sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy, từ đó nâng cao sức khỏe và tinh thần cho phái đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:54 - 08/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:14 - 22/05/2024
Chia sẻ:
10+ thực phẩm chữa mất ngủ cực hay – Ăn là ngủ ngon

Thay vì sử dụng thuốc, có nhiều loại thực phẩm chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn, tự nhiên, không…

Mất ngủ 3 tháng cuối thường khiến mẹ khó sinh hơn Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối phải làm sao?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó chịu, mệt mỏi kéo dài... là tình trạng mà…

Bài thuốc Định tâm An thần thang điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình, lấy lại cuộc sống thăng bằng Bài thuốc Định tâm An thần thang điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình, lấy lại cuộc sống thăng bằng

Định tâm An thần thang là bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình nổi tiếng của Trung tâm Thuốc…

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Cách khắc phục nhanh

Thời tiết thay đổi đột ngột, căng thẳng quá mức... là những nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ thường…

Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mất ngủ ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng thay đổi…

Bình luận (1)

  1. Nguyen thi tinh
    Nguyen thi tinh says: Trả lời

    Chào bác sĩ e năm nay 31 tuổi bác sĩ tại sao nhung ngày làm bình thường thì tối vẫn ngủ ngon mà hôm nào làm nhiều công việc một ngày
    ngủ lại ngáy to vậy àk

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua