Các bệnh về tinh hoàn thường gặp và cách xử lý
Tinh hoàn chính là cơ quan sản xuất tinh trùng và tiết ra nội tiết tố nam testosterone. Tuy nhiên nhiều bệnh về tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến sinh sản, thậm chí gây vô sinh nam.
Một số bệnh lý về tinh hoàn thường gặp nhất
Tinh hoàn là một bộ phận trên cơ thể phái mạnh rất dễ bị kích ứng và gặp tổn thương. Sau đây là các bệnh lý về tinh hoàn thường gặp, là nam giới thì phải biết để luôn đề cao cảnh giác.
1. Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là một trong các bệnh lý về tinh hoàn thường gặp nhất. Bệnh xảy ra khi cơ quan này bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus, chấn thương hay do dị ứng. Bệnh viêm tinh hoàn thường kích hoạt ở nhóm đối tượng nam giới sau tuổi dậy thì có đời sống tình dục quá độ.
Một số triệu chứng điển hình như:
- Bìu đau và xuất hiện tình trạng sưng
- Cơn đau bìu sẽ nặng hơn khi sờ vào hay có va chạm
- Đau rát, khó khăn khi quan hệ tình dục
- Vùng hạ vị xuất hiện những cơn đau âm ỉ
- Xuất tinh có lẫn máu hay mủ ở trong tinh dịch
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu toàn thân khác. Phải kể đến như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, tiểu buốt… Bệnh viêm tinh hoàn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để kéo dài thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng hiếm muộn – vô sinh ở nam giới.
2. Xoắn tinh hoàn
Bệnh lý về tinh hoàn này sẽ thường xuất hiện khi dây thừng tinh bị xoắn lại. Từ đó làm tắc nghẽn nguồn cung cấp máu tới tinh hoàn. Bệnh lý này phổ biến nhất ở các nam thanh thiếu niên trong độ tuổi khoảng từ 12 đến 18, chiếm đến gần 65%.
Bệnh xoắn tinh hoàn có thể do bẩm sinh, di truyền hay do các yếu tố nguy cơ khác làm kích hoạt. Người bệnh có thể nhận diện dựa theo các dấu hiệu sau đây:
- Đau nhức tinh hoàn đột ngột hay dữ dội, thường tại một bên tinh hoàn
- Vùng bìu bị sưng
- Xuất hiện khối u ở bìu
- Tinh dịch có lẫn máu
- Đau bụng, buồn nôn, nôn
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không kịp thời có thể dẫn tới mất tinh hoàn và gây vô sinh. Nhất là khi dây thừng tinh bị xoắn nhiều vòng khiến cho lưu lượng máu bị chặn hoàn toàn.
3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng là một trong số các bệnh thường gặp về tinh hoàn. Bệnh sẽ xảy ra khi các dây tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn và xoắn lại một cách bất thường.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này có thể là bởi van tĩnh mạch yếu khiến cho máu chảy ngược về vùng tĩnh mạch dưới. Từ đó kích hoạt hiện tượng ứ huyết.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiếm khi gây ra các triệu chứng trong giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên khi bệnh bước vào giai đoạn muộn thì bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng đau tức tinh hoàn. Cơn đau thường sẽ có xu hướng tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột hay khi vận động mạnh.
4. Teo tinh hoàn
Cần lưu ý rằng, bệnh teo tinh hoàn hoàn toàn khác biệt với chứng co giãn của tinh hoàn do tác động từ nhiệt độ. Bệnh teo tinh hoàn đặc trưng bởi sự co lại hay thu nhỏ một cách đáng kể về mặt kích thước hay trọng lượng thực tế của tinh hoàn bên trong bìu.
Bệnh có thể sẽ xuất hiện do rất nhiều nhóm nguyên nhân gây nên. Điển hình nhất là mất cân bằng hormone, tuổi tác, nghiện rượu, sử dụng Steroid hoặc Estrogen bổ sung.
Ngoài ra các bệnh lý khác về tinh hoàn cũng được cho là yếu tố liên quan trực tiếp. Nhất là viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Cần chú ý đến các dấu hiệu sau để sớm nhận biết bệnh teo tinh hoàn:
- Ham muốn tình dục suy giảm
- Khối lượng cơ bắp giảm
- Kém phát triển lông mu
- Râu, lông mặt và lông cơ thể cũng trở nên kém phát triển
- Tinh hoàn mềm hơn so với bình thường
Nếu tình trạng teo tinh hoàn liên quan đến các bệnh lý thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như sưng viêm, đau tinh hoàn, sốt, buồn nôn… Bệnh làm tăng nguy cơ vô sinh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
5. Sa tinh hoàn
Đây là một trong những vấn đề về tinh hoàn phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng tinh hoàn của nam giới bị xệ đi. Tình trạng này có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả người lớn và trẻ em.
Nguyên nhân gây sa tinh hoàn có thể là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ hay tuổi tác. Xoắn tinh hoàn, giãn mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn… cũng có thể là những bệnh lý liên quan.
Tinh hoàn bình thường sẽ có chiều dài tương đương với dương vật khi không cương cứng. Nếu như bạn nhận thấy nó dài hơn và khi ngồi da bìu không co lại để ôm gọn tinh hoàn thì có nguy cơ cao bạn đang gặp hiện tượng sa tinh hoàn. Cần thăm khám và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm: Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng gì? Có con được không?
6. Tràn dịch tinh mạc
Tràn dịch tinh mạc cũng là một trong các bệnh về tinh hoàn thường gặp, xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các khoang xung quanh ở một trong hai tinh hoàn. Bệnh lý này có thể là do bẩm sinh hay do chấn thương và nhiễm trùng gây ra.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Tinh hoàn sưng lên
- Đau âm ỉ ở vùng bìu
- Cảm thấy nặng trĩu ở bìu
Bệnh tràn dịch tinh mạc thường không cần phải điều trị trừ trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Thông thường bệnh có thể tự cải thiện nhưng trong một số ít trường hợp, người bệnh sẽ cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.
7. Ung thư tinh hoàn
So với các vấn đề bệnh lý được đề cập ở trên thì ung thư tinh hoàn là bệnh có phần hiếm gặp nhưng nguy hiểm hơn. Bệnh lý này xảy ra khi một trong hai tinh hoàn có sự xuất hiện của khối u ác tính. Rất hiếm khi tình trạng này xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn.
Đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy khối u ác tính ở tinh hoàn có thể phát triển do một tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành.
Người bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng đặc trưng như sau:
- Cảm giác vùng bìu nặng trĩu, sưng to hơn
- Đau ở vùng bụng dưới
- Xuất hiện hạch ở bẹn
- Bìu sưng đau, nóng rát do dịch mủ tụ lại
- Cơn đau tăng khi sờ nắn bìu hay quan hệ tình dục
- Đau mỏi lan tỏa ra cả vùng lưng
Tương tự như các dạng bệnh ung thư khác, ung thư tinh hoàn cũng có thể sẽ di căn. Cùng với đó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng nếu không can thiệp kịp.
Cách xử lý khi mắc các bệnh về tinh hoàn
Hầu hết các bệnh về tinh hoàn đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như không được xử lý đúng cách. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi mắc các bệnh về tinh hoàn, nam giới nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:
1. Sớm phát hiện và thăm khám
Phát hiện sớm chính là cách tốt nhất để giúp bạn đẩy lùi bất cứ bệnh lý nào. Các bệnh về tinh hoàn thường đặc trưng bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Chính điều này đã khiến cho việc phát hiện chính xác bệnh gặp nhiều khó khăn.
Khi gặp bất cứ triệu chứng khác thường nào, bạn nên sớm thăm khám nam khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Hãy chú ý thăm khám ngay khi gặp các triệu chứng sau:
- Đau tinh hoàn âm ỉ hay kéo dài
- Sưng tinh hoàn và vùng bìu
- Thường xuyên đi tiểu
- Đau lưng, đau bụng hay đau vùng chậu bất thường
- Mô vú phát triển một cách bất thường
2. Nghiêm túc điều trị theo phác đồ bác sĩ
Sau khi đưa ra chẩn đoán xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Mỗi loại bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà sẽ có phác đồ riêng biệt.
Điều quan trọng nhất cần là bạn phải tuyệt đối nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Phương pháp điều trị có thể là sử dụng thuốc, kháng sinh nhưng đôi khi sẽ cần đến can thiệp ngoại khoa.
Nếu dùng thuốc, cần chú ý uống thuốc đúng hướng dẫn, tuần thủ về cả liều lượng, thời gian cũng như tần suất. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay điều chỉnh liều khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Đối với những bệnh phải cần đến phẫu thuật thì đấng mày râu càng phải chú ý nhiều hơn. Hậu phẫu cần chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.
Trên đây là thông tin tổng quát liên quan đến các bệnh về tinh hoàn. Tốt nhất, phái mạnh nên đề cao cảnh giác, sớm thăm khám khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị đau tinh hoàn khám ở đâu? TOP 5 bệnh viện tốt nhất
- Bị viêm tinh hoàn nên kiêng gì trong ăn uống, sinh hoạt?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!