Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp cần nhận biết sớm
Triệu chứng sốt phát ban thường gặp như sốt cao, phát ban, mệt mỏi, đau họng,… Khi có các biểu hiện này, cần tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của sốt phát ban
Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt phát ban
1. Sốt
Sau 1 tuần ủ bệnh, các triệu chứng sẽ bùng phát. Nhiệt độ cơ thể có thể dao động từ 37.5 – 38 độ C.
Sốt là một hiện tượng thông thường. Dựa vào thân nhiệt của trẻ, có thể xác định được mức độ nhiễm trùng do virus gây ra.
Xem thêm: Bị sốt phát ban nguy hiểm như thế nào? Bệnh có lây không?
2. Phát ban
Phát ban da xuất hiện khi cơ thể trẻ giảm sốt, thường sẽ ở mặt rồi lan xuống cổ, ngực và toàn thân.
Chia thành 2 dạng phổ biến nhất:
- Ban đỏ (do virus sởi): Sẩn nhỏ trên da, nổi cao hơn vùng da bình thường. Sau khi ban thuyên giảm, sẽ xuất hiện các vết thâm.
- Ban đào (do virus rubella): Ban do virus rubella gây ra thường có mật độ dày và màu sắc nhạt hơn so với ban sởi.
Ban tồn tại trên da khoảng 3 ngày. Một số trường hợp có thể mất khoảng 5 – 7 ngày để ban biến mất hoàn toàn.
3. Sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch bạch huyết thường gặp ở trẻ bị sốt phát ban do virus rubella.
Khi virus xâm nhập các hạch bạch huyết sẽ bắt giữ virus và tiến hành tạo kháng thể. Những hạch bạch huyết bắt giữ virus sẽ có hiện tượng sưng to hơn bình thường. Sốt phát ban thường sưng hạch ở tai, dưới chẩm và cổ.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban có nguy hiểm không? Cách điều trị
4. Đau khớp
Đau khớp là triệu chứng hệ lụy do nhiễm virus. Triệu chứng này có thể không gặp ở người lớn và những trẻ có sức đề kháng tốt.
5. Đau họng và ho
Đau họng và ho là triệu chứng sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhiễm virus sởi. Virus này có xu hướng tấn công vào các cơ quan của đường hô hấp trên và gây ra tình trạng viêm sưng, khó chịu.
6. Chán ăn và quấy khóc
Nhiễm trùng do virus gây ra khiến cơ thể mệt mỏi và bứt rứt. Tình trạng này sẽ khiến trẻ có dấu hiệu chán ăn, uể oải và thường xuyên quấy khóc – đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Đọc ngay: Dấu hiệu bệnh khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt
7. Tiêu chảy nhẹ
Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của trẻ. Ở những trẻ có cân nặng thấp và hệ miễn dịch yếu, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên cần phân biệt tiêu chảy do sốt phát ban và các tình trạng sức khỏe có liên quan.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, sốt phát ban cũng có thể gây ra một số triệu chứng ít gặp hơn như chảy nước mũi, đỏ mắt, táo bón,…
Các biểu hiện bất thường của cơ thể đều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng này, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiến hành điều trị.
Bài viết có liên quan:
- Sốt phát ban ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Gợi ý 9 cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban hiệu quả tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!