Những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban đơn giản tại nhà
Có nhiều cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tại nhà an toàn và hiệu quả cao. Người bệnh có tìm hiểu một số biện pháp phổ biến, đơn giản để cải thiện và giảm bớt khó chịu do bệnh mang lại.
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban
Dưới đây là những cách đơn giản nhưng có thể giúp giảm nhanh cơn ngứa khi bị sốt phát ban:
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh là một trong những cách giảm ngứa nhanh và dễ thực hiện nhất. Người bệnh có thể làm ẩm một chiếc khăn sạch hoặc bọc một viên đá vào khăn mỏng và đặt lên vùng da phát ban.
Chườm lạnh hạn chế lưu lượng máu đến khu vực phát ban. Mang lại hiệu quả giảm sưng, viêm và giảm cơn ngứa gần như ngay lập tức.
Đọc thêm: Sốt phát ban tắm lá gì? Gợi ý một số loại lá nên dùng
2. Dưỡng ẩm cho da
Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp Hydrat hóa lớp ngoài cùng của da. Điều này mang lại hiệu quả kiểm soát các tình trạng mề đay mẩn ngứa và khô da do sốt phát ban mang lại.
3. Tắm bột yến mạch
Bột yến mạch được cho là có tính oxy hóa, thành phần chống viêm tự nhiên như: dầu Linoleic, Axit Oleic và Avenanthramides. Do đó, tắm bột yến mạch có thể hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da, giảm ngứa, khô và kích ứng da.
Gợi ý: Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà phụ huynh cần nên lưu ý
4. Sử dụng Baking Soda
Trong Baking Soda chứa các thành phần hóa học giữ cho trạng thái kiềm – axit trên bề mặt da cần bằng, làm dịu da, chống ngứa và cân bằng nồng độ pH của da.
Có thể cho 1 – 2 chén Baking Soda vào bồn nước ấm và tiến hành ngâm, tắm, vệ sinh vùng da bệnh.
5. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu có thể giảm ngứa khi bị sốt phát ban bao gồm:
- Tinh dầu bạc hà.
- Tinh dầu tràm trà khử trùng và chống viêm.
- Tinh dầu hoa cúc giảm đau, viêm, sưng và ngứa.
6. Sử dụng dầu thực vật
Các loại dầu chống ngứa do viêm phát ban phổ biến bao gồm:
- Dầu ô liu giảm viêm và chữa lành tổn thương.
- Dầu hạt nghệ tây với đặc tính chống viêm và ngứa.
- Dầu Jojoba giúp tăng khả năng hấp thụ của các loại thuốc bôi điều trị ngứa.
- Dầu Argan cải thiện độ đàn hồi da, mềm da và giảm ngứa.
7. Tránh các chất kích thích
- Nước nóng là mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô, đỏ và ngứa.
- Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm có thể làm khô da, gây bong tróc và ngứa.
- Các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm sẽ gây kích ứng và làm cơn ngứa nghiêm trọng.
- Len và các sợi tổng hợp có thể gây ma sát, gây ngứa và kích ứng da.
Tham khảo thêm: Bị sốt phát ban có được tắm không? Bác sĩ giải đáp thắc mắc
8. Sử dụng các loại thuốc không kê đơn
Nếu các cách trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một số loại thuốc không kê đơn.
- Thuốc hạ sốt như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen, Paracetamol….
- Thuốc kháng Histamin để giảm ngứa hoặc điều trị các triệu chứng dị ứng.
- Thuốc thoa Corticosteroid.
- Thuốc kháng virus.
Việc sử dụng thuốc cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn, đặc biệt là khi dùng thuốc điều trị ngứa do sốt phát bản ở trẻ nhỏ.
9. Các biện pháp khác
- Uống nhiều nước để tránh làm da bị khô và mất nước.
- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường đề kháng.
- Tránh các hoạt động ở nơi đông người, tránh lây lan.
- Tắm, vệ sinh cơ thể và vùng da tổn thương sạch sẽ.
- Không nên cào, gãi hoặc làm trầy xước da tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động căng thẳng, stress
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tại nhà thường đơn giản và cho hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bác sĩ để được sử dụng thuốc theo đơn điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm:
- Bị sốt phát ban nguy hiểm như thế nào? Bệnh có lây không?
- Sốt phát ban dạng sởi là gì? Có gây nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!