Sốt phát ban ở người lớn – Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Sốt phát ban ở người lớn ít phổ biến hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng virus cấp tính, đặc trưng bởi tình trạng sốt cao đi kèm mệt mỏi, tổn thương da,…
Nguyên nhân và triệu chứng sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người lớn.
1. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở người lớn
Nguyên nhân trực tiếp gây sốt phát ban ở người lớn là do virus Human herpes 6 và 7 gây ra. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể phát sinh do virus sởi, echo, rubella và adenovirus,…
Với những trường hợp chưa từng mắc bệnh, virus có thể xâm nhập và gây bệnh ngay cả khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Virus gây sốt phát ban có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, sử dụng chung vật dụng cá nhân,…
Xem thêm: Trẻ bị phát ban sau khi sốt có gây nguy hiểm không?
2. Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban ở người lớn thường có mức độ nhẹ hơn. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần, các triệu chứng do sốt phát ban sẽ xuất hiện trong khoảng 1 tuần.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm:
- Sốt cao.
- Phát ban da.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Nhiễm trùng cấp tính.
- Mệt mỏi, đau nhức.
- Ăn không ngon, đau họng và ho.
- Tiêu chảy, đỏ mắt.
3. Sốt phát ban ở người lớn có nguy hiểm không?
Người lớn ít có khả năng gặp phải biến chứng của bệnh sốt phát ban. Hầu hết các triệu chứng đều có xu hướng thuyên giảm sau khi được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách.
Tuy nhiên sốt phát ban do virus rubella trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Gợi ý cho bạn: Sốt phát ban kéo dài bao lâu? Cách điều trị hiệu quả
Các phương pháp điều trị sốt phát ban ở người lớn
1. Điều trị tại nhà
Phần lớn các trường hợp sốt phát ban đều được điều trị tại nhà. Với những bệnh nhân có đáp ứng tốt, bệnh sẽ giảm sau khoảng 3 – 7 ngày.
Các biện pháp điều trị bệnh sốt phát ban tại nhà, bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 3 ngày đầu có thể giúp cơ thể ổn định và hạn chế nhiễm trùng, lây nhiễm người khác.
- Uống nhiều nước: Thiếu hụt nước có thể làm mất cân bằng điện giải, cần bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Mặc quần áo rộng rãi: Để làm giảm thân nhiệt do virus gây ra, nên ưu tiên các trang phục thoải mái, mát mẻ.
- Vệ sinh thường xuyên: Khi điều trị sốt phát ban, nê tắm với nước ấm để làm giảm cảm giác ớn lạnh hoặc có thể dùng khăn ẩm lau cơ thể.
- Hạn chế làm việc trong thời gian điều trị: Làm việc khi bị nhiễm trùng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy nên hạn chế làm việc trong 2 – 3 ngày đầu tiên.
2. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị sốt phát ban ở người lớn, như:
- Thuốc hạ sốt (Paracetamol): Trong trường hợp triệu chứng sốt không giảm khi chăm sóc tại nhà, có thể dùng thuốc trong 2 – 3 ngày để cải thiện.
- Viên ngậm giảm ho, đau họng: Để làm giảm đau rát, sưng viêm và ho, có thể dùng các viên ngậm thảo dược nhằm làm dịu niêm mạc và loãng dịch đờm.
- Thuốc chống viêm (NSAIDs): Với những trường hợp đau nhức cơ thể, có thể dùng NSAIDs để giảm đau cơ và khớp.
Các loại thuốc trên chỉ được dùng trong khoảng 2 – 5 ngày. Nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi sử dụng.
Tham khảo thêm: Trẻ bị phát ban nhưng không sốt biểu hiện bệnh gì?
Phòng ngừa bệnh sốt phát ban ở người lớn
Các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban ở người lớn:
- Tránh tiếp xúc với những người đang bị sốt phát ban hoặc người đang điều trị các bệnh viêm nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời.
- Nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng bằng chế độ ăn khoa học và luyện tập thể thao đều đặn.
Sốt phát ban ở người lớn khá lành tính và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi các dấu hiệu của bệnh phát sinh, cần chủ động điều trị nhằm hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Có thể bạn quan tâm:
- Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Sốt phát ban dạng sởi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!