Viêm niệu đạo ở trẻ em và thông tin cần biết
Viêm niệu đạo ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không sớm khắc phục. Phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Viêm niệu đạo ở trẻ em – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở trẻ em
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới viêm niệu đạo ở trẻ là do sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm men, ký sinh trùng. Thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn có các chủng vi khuẩn khác như Pseudomonas aeruginosa, Enterococci và Klebsiella. Yếu tố thuận lợi ở bé trai và bé gái có thể sẽ khác nhau:
- Đối với bé trai: Thường là do dị tật ở ống niệu đạo. Hoặc trong nhiều trường hợp cũng có thể do hẹp bao quy đầu. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
- Đối với bé gái: Niệu đạo ngắn và lỗ niệu đạo nằm gần với hậu môn. Vì vậy mà vi khuẩn và các vi sinh vật có thể dễ di chuyển từ hậu môn sang.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm
- Vệ sinh và chăm sóc trẻ không đúng cách
- Trẻ dưới 2 tuổi do có hệ miễn dịch còn chưa đầy đủ
- Bàng quang giãn to gây rối loạn trương lực co bóp
- Nhiều trẻ có thói quen uống ít nước hay nhịn đi tiểu
- Chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản
- Sỏi ở bàng quang và niệu quản
- Trẻ mắc một số bệnh gây suy giảm miễn dịch
- Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài
Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo không đặc hiệu: Nguyên nhân, cách điệu trị
2. Các dấu hiệu nhận biết
– Đối với trẻ trên 3 tuổi:
- Trẻ thường đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
- Tiểu són ra quần, tiểu rắt, tiểu dầm về đêm
- Trẻ có thể kêu đau khi đi tiểu
- Cảm giác mệt mỏi và luôn thấy không khỏe trong người
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
- Nhiều trẻ còn bị sốt cao
- Trẻ có thể kêu đau tức ở vùng bụng dưới hoặc vùng hông lưng
– Đối với trẻ dưới 3 tuổi:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải những triệu chứng thầm lặng và không điển hình. Hơn nữa bạn cũng rất khó để theo dõi được việc trẻ đi tiểu lắt nhắt hay tiểu nhiều lần hơn bình thường. Bởi trẻ thường được quấn tã và ở độ tuổi này thì trẻ cũng đang đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.
Lúc này, bạn có thể chú ý phát hiện thông qua các triệu chứng gián tiếp. Ví dụ như trẻ có thể bị sốt, bứt rứt khó chịu trong người. Trẻ có càng nhỏ thì biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo sẽ càng nặng hơn. Do trẻ rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết.
Gợi ý: Viêm niệu đạo có mủ: Cách điều trị và những lưu ý
Viêm niệu đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niệu đạo ở trẻ nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm. Bởi những biến chứng và hệ quả nghiêm trọng sẽ dễ dàng phát sinh bất cứ lúc nào. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em:
1. Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn tác động xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên thiếu năng động, không hòa đồng và chậm lớn. Nhiều trẻ dễ rơi vào trầm cảm.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận
Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp tới thận. Thậm chí trong nhiều trường hợp trẻ còn bị suy thận. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Hơn nữa, bệnh còn khiến trẻ gặp phải tình trạng đau, buốt và rát khi đi tiểu. Điều này sẽ khiến cho trẻ rất sợ hãi việc đi tiểu dẫn đến phản ứng nhịn tiểu.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh đường sinh dục
Bàng quang, tuyến tiền liệt, các cơ quan sinh dục là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà chức năng sinh sản của trẻ về sau cũng sẽ bị đe dọa.
Xem thêm: 5cây thuốc nam chữa viêm niệu đạo an toàn, đơn giản
Cách điều trị viêm niệu đạo ở trẻ em
1. Đưa trẻ thăm khám bác sĩ
Việc đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ là hoàn toàn cần thiết. Bởi phát hiện và can thiệp càng sớm thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn và không tốn quá nhiều thời gian.
Việc dùng thuốc cho trẻ, nhất là những trẻ dưới 2 tuổi cần đặc biệt cẩn trọng. Bạn cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn.
Trường hợp trẻ gặp phải các triệu chứng bất thường khi điều trị, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để được hướng dẫn xử lý đúng đắn và kịp thời.
2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày.
- Sau khi tắm cần chú ý lau khô cơ thể cho trẻ trước khi mặc quần áo.
- Có thể sử dụng nước muối loãng với nồng độ nhẹ hay nước sắc từ các thảo dược lành tính như lá chè xanh, ngải cứu… để vệ sinh vùng kín cho trẻ.
- Sau mỗi lần thay tã cho trẻ nên chú ý vệ sinh vùng kín và lau khô. Đừng nên cho trẻ mặc tã quá nhiều vào ban ngày.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước. Đồng thời đi tiểu nhiều lần, không nhịn tiểu.
- Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh lý thường gặp tuyệt đối không được xem nhẹ. Tốt nhất nên dẫn trẻ thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Đồng thời đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc trẻ tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh biến chứng phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 địa chỉ khám viêm niệu đạo uy tín hiện nay
- 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!