Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm không? Cách điều trị
Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm niệu đạo do cơ quan này nằm khá gần hậu môn. Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có thể gây đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho chị em dùng kháng sinh hoặc các thuốc ức chế virus, thuốc kháng nấm để tiêu diệt mầm bệnh và khắc phục tổn thương viêm trong niệu đạo.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới
Viêm niệu đạo ở nữ giới là tình trạng sưng viêm, phù nề xảy ra ở ống dẫn nước tiểu của phụ nữ. Bệnh có nguyên nhân khá đa dạng. Xác định được chính xác thủ phạm gây bệnh có thể giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Do điểm đặc thù trong cấu tạo niệu đạo của nữ giới
Lỗ niệu đạo của nữ giới có kích thước rộng và chỉ cách hậu môn một đoạn khá ngắn nên vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có thể dễ dàng xâm nhập vào gây nhiễm trùng.
Đặc biệt là ở các trường hợp có thói quen vệ sinh vùng kín từ sau ra trước thì nguy cơ bị viêm niệu đạo càng cao. Đây chính là một trong những lý do mà tỷ lệ nữ giới bị viêm niệu đạo cao hơn so với nam giới.
Do đặt dụng cụ tránh thai
Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra ở một số phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo. Dụng cụ này mặc dù có tác dụng ngừa thai tốt nhưng chất tiệt trùng có trong màng ngăn lại có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo. Đây chính là thời cơ lý tưởng để hại khuẩn E.coli phát triển mạnh mẽ và tấn công vào trong niệu đạo khiến cho bộ phận này bị viêm nhiễm.
Viêm niệu đạo ở nữ giới do vệ sinh vùng kín không đúng cách:
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm niệu đạo ở nữ giới. Bệnh có thể khởi phát từ những thói quen xấu trong việc vệ sinh vùng kín hàng ngày như:
- Không chú trọng vệ sinh vùng kín thường xuyên
- Thụt rửa mạnh vào sâu trong âm đạo
- Chỉ dùng khăn giấy lau chùi qua loa sau khi đi cầu hoặc rửa hậu môn từ sau ra trước.
- Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, có chất tạo màu hoặc chất tạo mùi hương.
- Dùng băng vệ sinh có chất lượng kém hoặc không thay băng thường xuyên trong ngày “đèn đỏ”.
- Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ quá mức
Tất cả những thói quen trên đều tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo ở nữ giới khiến cho cơ quan này bị sưng viêm, phù nề.
Do ảnh hưởng của các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục
Phụ nữ có thể bị nhiễm bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh. Phổ biến nhất là bệnh lậu, mụn rộp sinh dục hay bệnh chlamydia. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào niệu đạo hay các cơ quan khác như đường tiết niệu hay vùng chậu của nữ giới và gây nhiễm trùng.
Mang thai:
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới cũng thường xảy ra ở bà bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, tử cung phải nới rộng hết cỡ để có chỗ cho em bé phát triển làm gia tăng sức ép lên bàng quang và niệu đạo.
Cùng với đó hiện tượng rối loạn nội tiết trong thai kỳ cũng khiến các cơ trong niệu đạo bị giãn to và co bóp kém. Điều này sẽ khiến cho nước tiểu tồn đọng trong bàng quang và niệu đạo lâu hơn
Ảnh hưởng từ việc mang thai:
Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kì, kích thước tử cung sẽ ngày càng gia tăng gây đè nén lên bàng quang cũng như ống dẫn nước tiểu.
Thêm vào đó, sự thay đổi của nội tiết tố trong thời kì mang thai cũng khiến niệu đạo bị giãn to, khả năng co bóp kém nên nước tiểu sẽ tồn đọng lại lâu hơn. Chính vì vậy mà vi khuẩn nhanh chóng phát triển mạnh làm tổn thương đến niệu đạo.
Suy giảm nội tiết tố estrogen:
Sai độ tuổi mãn kinh, hàm lượng hóc môn nữ estrogen bị suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, các mô nằm trong niệu đạo của nữ giới có khuynh hướng suy yếu và trở nên mỏng manh, nhạy cảm hơn. Bộ phận này rất dễ bị kích ứng và viêm nhiễm khi có tác động xấu từ bên ngoài môi trường.
Viêm niệu đạo do các kích thích ở khu vực sinh dục nữ:
Một số kích thích xảy ra ở bộ phận sinh dục nữ có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo ở phái yếu. Chẳng hạn như:
- Sự chà sát của đáy quần
- Áp lực từ quan hệ tình dục
- Đạp xe đạp thường xuyên
- Sử dụng xà phòng, dung dịch phụ khoa có chất tẩy mạnh
- Kích ứng với bao cao su, đặc biệt là các loại bao chứa chất chống xuất tinh sớm hoặc chất tiệt trùng.
Các nguyên nhân khác gây viêm niệu đạo ở nữ giới:
Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến ở trên, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu ở nữ giới như:
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
- Thức khuya nhiều, ngủ không đủ giấc gây rối loạn nội tiết và làm sức đề kháng suy giảm
- Nhịn tiểu thường xuyên
- Nhiễm HIV/AIDS
- Căng thẳng, lo âu quá độ
- Quan hệ tình dục bừa bãi mà không mang bao cao su để bảo vệ an toàn
- Mắc các bệnh lý mãn tính như nhiễm trùng bàng quang, tiểu đường
Đọc thêm: Thông tin cần biết về viêm niệu đạo ở trẻ em
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
Các bất thường khi đi tiểu:
Niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu. Chính vì vậy, khi cơ quan này bị viêm thì chị em có thể gặp nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động tiểu tiện, chẳng hạn như đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, tiểu rắt, bí tiểu hay thường xuyên mót tiểu…
Sưng đỏ lỗ niệu đạo:
Khi phụ nữ bị viêm niệu đạo, quan sát bên ngoài có thể thấy được hiện tượng viêm, sưng đỏ ở lỗ niệu đạo. Kèm theo đó, chị em còn có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy. Niệu đạo bị viêm nhiễm nghiêm trọng còn tiết ra nhiều dịch khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Dịch tiết ra từ lỗ niệu đạo thường nhớt và có màu vàng đục do liệu đạo làm mủ. Chất dịch có mùi hôi tanh khó chịu.
Đau ở vùng bụng và lưng:
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có thể khiến phái đẹp bị đau tức ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể lan lên khu vực xương chậu hoặc cả lưng. Một số trường hợp còn bị nóng sốt, mệt mỏi, ớn lạnh trong người.
- Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục:
Khi giao hợp, những va chạm mạnh ở vùng kín có thể tác động đến vùng niệu đạo bị viêm gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Trường hợp viêm nhiễm nặng còn có thể bị chảy máu.
Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xảy ra khi mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chị em cần thận trọng đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh.
Viêm niệu đạo ở nữ giới có nguy hiểm không?
Niệu đạo là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu. Chính vì vậy, khi cơ quan này bị viêm sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của chị em.
Đặc biệt nếu để bệnh kéo dài, viêm niệu đạo ở nữ giới có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Một số tác hại bệnh viêm niệu đạo có thể gây ra cho nữ giới:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm niệu đạo gây ra khiến nhiều chị em lo lắng. Bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần cũng gây tâm lý hoang mang cho phái đẹp.
- Mất tập trung trong công việc: Cảm giác mệt mỏi, tình trạng mót tiểu thường xuyên hoặc khó đi tiểu khiến người bệnh không thể tập trung học tập, làm việc.
- Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới nếu không được khống chế tốt sẽ khiến nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan lân cận. Chị em có thể mắc thêm nhiều căn bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung – tử cung, viêm bàng quang…
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Khi bị viêm niệu đạo, cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục có thể biến chuyện ấy trở thành cực hình đối với chị em phụ nữ. Việc “ân ái” trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí không thể diễn ra, đặc biệt là khi bị viêm niệu đạo do mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Vô sinh: Đây chính là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới. Chị em có thể bị vô sinh, khó có con nếu nhiễm trùng ở niệu đạo lây lan và làm tổn thương đến cả tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Gợi ý: Viêm niệu đạo có lây không? Lây qua đường nào?
Chẩn đoán viêm niệu đạo ở nữ giới
Để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể bộ phận sinh dục, bụng, đồng thời trao đổi về các triệu chứng đang gặp phải cũng như lịch sử sức khỏe chung của chị em.
Một số kỹ thuật cận lâm sàng dưới đây cũng có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân cũng như mức độ nhiễm trùng ở niệu đạo:
- Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh được phát một hũ nhỏ để lấy mẫu nước tiểu đem vào phòng thí nghiệm kiểm tra sự hiện diện của các tác nhân gây viêm niệu đạo, chẳng hạn như vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Xét nghiệm máu: Sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trong máu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng.
- Nuôi cấy dịch tiết âm đạo: Bác sĩ có thể sử dụng một miếng bông gòn đưa vào trong âm đạo để lấy mẫu dịch tiết đem vào phòng thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn.
- Nội soi bàng quang: Một ống nội soi mỏng, linh hoạt có gắn đèn và camera được đưa vào niệu đạo và bàng quang. Nó cho phép bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tổn thương bên trong, đồng thời xác định chính xác vấn đề mà người bệnh đang gặp phải.
- Siêu âm: Kỹ thuật này cho phép quan sát được chi tiết hình ảnh bên trong khung xương chậu của chị em. Mặc dù tình trạng viêm niệu đạo không được hiển thị qua siêu âm nhưng nó có thể giúp chỉ ra được các dấu hiệu khác của bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân gây viêm niệu đạo.
- Kiểm tra axit nucleic (NAT): Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán viêm niệu đạo do virus hoặc vi khuẩn. Nó cho kết quả chẩn đoán nhanh hơn so với phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới thường được điều trị bằng thuốc tây. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một trong các loại thuốc dưới đây:
– Thuốc chữa viêm niệu đạo do nhiễm trùng Chlamydia hay Mycoplasma
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể giúp ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn này. Bao gồm:
- Thuốc Azithromycin 1g: Uống liều cao nhất trong giai đoạn tấn công
- Thuốc Doxycyclin: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 100mg. Liều dùng tiếp theo uống sau liều đầu tiên 12 tiếng. Liệu trình điều trị bằng loại thuốc này thường kéo dài trong 7 ngày.
- Thuốc Ofloxacin: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 300mg. Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc là 12 tiếng. Thời gian điểu
- Erythromycin: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 500mg. Cách 4 giờ uống 1 liều. Thời gian điều trị bằng loại thuốc này thường kéo dài trong 14 ngày.
Thông thường, trong thời gian đầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng sinh Azithromycin và Doxycycline. Nếu không đáp ứng được thì mới chuyển qua dùng thuốc khác để thay thế.
– Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do Trichomonas:
Phụ nữ bị viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas nặng thường được chỉ định điều trị bằng phác đồ kháng sinh chứa Metronidazol. Tuy nhiên loại thuốc này không được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo khi mang thai.
- Liều dùng: Mỗi lần uống 500mg
- Tần suất sử dụng: Ngày dùng 2 lần trong ít nhất 7 ngày liên tục.
– Thuốc chữa viêm niệu đạo ở nữ giới do nhiễm nấm:
Nấm Candida albicans là thủ phạm gây bệnh viêm niệu phổ biến ở phụ nữ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm để tiêu diệt mầm bệnh. Dưới đây là các thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc Fluconazol ( viên 50mg hoặc 150mg):
Bệnh nhân được uống với liều duy nhất là 150mg. Duy trì uống 1 liều 150mg mỗi tháng trong 6 – 12 tháng để dự phòng tái phát bệnh.
- Thuốc Itraconazol ( viên uống 100mg)
Thuốc được chỉ định với liều lượng là 2 viên/lần/ngày. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong 3 – 5 ngày.
Khi sử dụng thuốc chống nấm trị viêm niệu đạo ở nữ giới cần thận trọng với các tác dụng phụ như: Phát ban, nổi mẩn, ngộ độc ở gan, thận.
– Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do các loại vi khuẩn thông thường:
Trường hợp này, bệnh nhân sẽ được dùng một trong các loại kháng sinh như:
- Beta-lactam
- Trimethoprim-sulfamethoxazol
- Fluoroquinolone
Các thuốc này thường được sử dụng trong thời gian từ 3 – 5 ngày.
– Cách điều trị viêm niệu đạo cho nữ giới do nhiễm virus herpes simplex:
Sử dụng các thuốc ức chế virus như:
- Acyclovir
- Famciclovir
- Valacyclovir
Khi sử dụng thuốc chữa viêm niệu đạo ở nữ giới cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh hiện tượng lờn thuốc cùng nhiều tác dụng có hại cho sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh viêm niệu đạo mãn tính và cách điều trị bệnh
Cách phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới
Không một biện pháp nào có thể giúp ngăn ngừa được hoàn toàn bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản dưới đây có thể giúp chị em giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày:
Việc vệ sinh vùng kín cần được đặc biệt chú trong ngay cả đối với những người phụ nữ không bị viêm niệu đạo. Hàng ngày, chị em nên rửa vùng kín thường xuyên với nước ấm hoặc nước mát. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ trong những ngày trứng rụng hoặc khi có kinh nguyệt để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển.
Tránh rửa vùng kín bằng xà phòng tạo bọt hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh. Không thụt rửa vào sâu trong âm đạo. Khi vệ sinh vùng kín, chị em cũng nên lau chùi nhẹ nhàng và rửa từ trước ra sau để vi khuẩn từ hậu môn không có cơ hội xâm nhập vào trong niệu đạo.
- Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm
Các chất bẩn và vi khuẩn ẩn chứa trong bồn tắm có thể theo dòng nước đi vào trong niệu đạo của nữ giới và dẫn đến viêm nhiễm. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất chị em nên tắm bằng vòi hoa sen. Nếu sử dụng bồn tắm thì không nên ngâm mình quá lâu và cần vệ sinh tẩy rửa bồn tắm thường xuyên.
- Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước giúp thông tiểu, tạo điều kiện để cơ thể đào thải hết được các chất cặn và vi khuẩn, virus trong niệu đạo ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện.
Mỗi ngày, chị em nên uống ít nhất 2 lít nước. Có thể dùng thêm nước ép trái cây hoặc trà thảo mộc để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, đảm bảo cho hoạt động tiểu tiện luôn diễn ra thông suốt.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một chồng một vợ
Việc xây dựng một đời sống tình dục lành mạnh cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới. Chị em không nên quan hệ tình dục bừa bãi. Trường hợp không chắc chắn bạn tình có mang mầm bệnh hay không thì nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn khi quan hệ.
Đối với những chị em đang bị viêm niệu đạo thì nên kiêng làm “chuyện ấy”, ít nhất là cho đến khi niệu đạo đã được chữa lành và mần bệnh được giải quyết triệt để. Nếu nghi ngờ bạn tình cũng nhiễm bệnh thì nên tiến hành điều trị song song cho cả hai.
- Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị giữ lại lâu hơn, tạo điều kiện cho chất độc và vi khuẩn tấn công vào niệu đạo. Nếu có thói quen này, chị em nên từ bỏ ngay.
- Đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày:
Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng rối loạn hormone nữ – một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nữ giới.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, giấc ngủ vào ban đêm nên được diễn ra trước 11 giờ đêm và mỗi ngày chị em cần ngủ từ 7 – 8 tiếng để sức khỏe luôn được đảm bảo.
- Tránh stress:
Căng thẳng gây suy giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tốt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới. Phái đẹp nên cố gắng giữ cho tâm lý được thoải mái, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để công việc không bị quá tải.
- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan:
Như đã đề cập, bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có thể phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm vùng chậu, viêm bàng quang… Song song với việc tích cực điều trị bệnh viêm niệu đạo, chị em cũng cần khắc phục triệt để các bệnh lý này để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm bệnh.
Viêm niệu đạo ở nữ giới cũng là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh vẫn có thể khắc phục hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tránh chủ quan kéo dài bệnh sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Thông tin hữu ích liên quan
- 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, đơn giản
- Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì mau hồi phục bệnh
Bình luận (1)
Cháu đg bị đau phần bụng dưới bên phải rất nhiều và có vài lúc đi tiểu hơi rát là bị sao vậy ạ