Viêm Tuyến Vú

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Viêm tuyến vú là tình trạng nhiễm trùng tuyến vú do vi khuẩn, phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú. Bầu ngực sưng đau, nóng đỏ khiến bạn cảm thấy khó chịu, kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn. Tiên lượng điều trị viêm tuyến vú tốt thông qua các biện pháp điều trị nhiễm trùng bằng thuốc hoặc dẫn lưu dịch áp xe. 

Viêm tuyến vú xảy ra khi các mô vú bị nhiễm trùng do sự phát triển của vi khuẩn

Tổng quan

Vú là cơ quan co cấu tạo từ các biểu mô gồm các tiểu thùy, nơi tạo ra sữa và nối với các ống dẫn ra ngoài núm vú. Riêng ở nam giới, cấu trúc vú cũng gần giống với nữ giới, chỉ khác là không có các tiểu thùy chuyên biệt do nam giới không có khả năng sinh lý sản xuất sữa.

Viêm tuyến vú (Mastitis/ Breast Infection) là tình trạng sưng viêm, đau nhức mô vú dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú là đối tượng mắc bệnh chủ yếu (tỷ lệ ảnh hưởng khoảng 30%). Tỷ lệ nam giới bị viêm vú tương đối hiếm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây viêm tuyến vú là do nhiễm trùng. Sự phát triển của vi khuẩn trên da và xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua vết nứt, rách hoặc tổn thương trên núm vú. Một số loại vi khuẩn dễ gây viêm tuyến vú như:

  • Vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus;
  • Vi khuẩn liên cầu nhóm B Streptococcus agalactiae;

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây viêm tuyến vú như:

Tắc ống dẫn sữa là tác nhân hàng đầu gây viêm tuyến vú ở phụ nữ đang cho con bú

  • Đối với phụ nữ cho con bú:
    • Tắc ống dẫn sữa: Tình trạng này khiến sữa trào ngược và bắt đầu phát sinh nhiễm trùng;
    • Nứt núm vú: Xảy ra khi khoang miệng của trẻ nhiễm vi khuẩn và được cho bú mẹ trực tiếp, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thông qua vết nứt núm vú;
    • Vắt sữa nhiều lần trong ngày;
    • Mặc áo ngực quá chật;
  • Những đối tượng khác: Viêm tuyến vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ có hệ thống miễn dịch suy yếu, bao gồm:
    • Viêm tuyến vú mãn tính;
    • Tiền sử mắc bệnh tiểu đường;
    • Tiền sử phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị;
    • Áp xe dưới quầng vú;
    • Tập thể dục quá sức, mệt mỏi và căng thẳng quá mức;
    • Dinh dưỡng kém và hút thuốc thường xuyên;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Các triệu chứng viêm tuyến vú thường xuất hiện đột ngột, đặc trưng với các biểu hiện sau:

Viêm tuyến vú gây sưng, đau, nóng, đỏ vú kèm theo sốt, mệt mỏi

  • Căng tức, sưng đau ngực;
  • Có cảm giác nóng ấm khi chạm vào;
  • Sờ thấy cục u trên vú;
  • Núm vú tiết dịch có mủ;
  • Vùng da ngực nổi đỏ theo hình nêm;
  • Sốt cao > 38 độ, ớn lạnh;
  • Mệt mỏi, suy nhược, đau nhức cơ thể;
  • Buồn nôn, nôn mửa;

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng trên, bạn có thể tự nghi ngờ bản thân bị viêm tuyến vú. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thăm khám sức khỏe, kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và kết hợp các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng sau:

  • Siêu âm: Giúp phát hiện khối u (không phải ung thư) hoặc áp xe ở vú.
  • Chụp quang tuyến vú: Đây là kỹ thuật giúp sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú bằng tia X liều thấp. Bạn có thể được chụp kỹ thuật số 2D hoặc 3D tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nuôi cấy sữa mẹ hoặc máu: Được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng kháng sinh.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm tuyến vú phát triển và gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người bệnh, thậm chí phát sinh nhiều biến chứng khó lường nếu không điều trị sớm.

Hình thành áp xe vú là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm tuyến vú

  • Không thể cho con bú: Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích, tuy nhiên cần đảm bảo tuyến vú sản sinh sữa an toàn, không bị nhiễm trùng. Nhưng với viêm tuyến vú, bạn sẽ không thể cho con bú bình thường vì cảm giác đau nhức, khó chịu và nguồn sữa có thể bị nhiễm trùng có hại cho con.
  • Áp xe vú: Áp xe là khối u mềm, bên trong chứa đầy chất dịch lỏng được hình thành bên trong vú do viêm nhiễm nặng kéo dài. Áp xe có thể được điều trị bằng thủ thuật chích rạch và dẫn lưu chất dịch lỏng bằng kim.
  • Bệnh tưa miệng: Đây là bệnh nhiễm trùng nấm Candida albicans được tìm thấy trên cơ thể, nhất là ở vú. Đặc trưng với các triệu chứng như đau nhức núm vú, sưng viêm, dễ bị kích ứng và thay đổi màu sắc vùng da xung quanh vú.

Viêm tuyến vú là bệnh lý không quá nghiêm trọng và thường không gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Tiên lượng bệnh thường tốt khi được phát hiện sớm, chăm sóc tích cực tại nhà và điều trị y tế khi cần thiết. Trường hợp bạn đang trong giai đoạn cho con bú, hãy tạm ngưng cho con bú cho đến khi loại bỏ nhiễm trùng.

Bệnh viêm tuyến vú thường khỏi hoàn toàn trong vòng 10 - 14 ngày. Nhưng các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ có thể được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng sau 24 - 72 tiếng chăm sóc tích cực. Vấn đề duy nhất của bệnh là nguy cơ tái phát viêm vú nhiều lần.

Điều trị

Viêm tuyến vú có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Điều trị tại nhà

Các triệu chứng viêm tuyến vú có thể được kiểm soát và cải thiện hiệu quả bằng các biện pháp tích cực sau:

Thủ thuật vuốt ve và xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực giúp cải thiện độ cương cứng của bầu ngực, giảm đau an toàn

  • Chườm vú: Dùng túi nước đá chườm trực tiếp lên ngực để giảm đau. Nên nằm ngửa trên giường để hỗ trợ chỗ sưng viêm xẹp xuống vào các hạch bạch huyết. Hoặc chườm gạc ấm giúp trợ giảm đau và thúc đẩy sản sinh sữa. Nên thực hiện 3 lần/ ngày và khoảng 15 phút trước khi cho bú.
  • Kỹ thuật vuốt: Kỹ thuật vuốt giúp dẫn lưu chất dịch viêm về hạch bạch huyết. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay vuốt nhẹ bầu ngực về phía hạch bạch huyết ở nách và trên xương quai xanh. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người thân để đảm bảo lực xoa bóp nhẹ nhàng vừa phải.
  • Làm mềm áp lực ngược (RPS): Đây cũng là kỹ thuật xoa bóp hiệu quả giúp giảm triệu chứng sưng viêm vú bằng cách dịch chuyển chất lỏng sang vị trí khác. Bạn cần xoa bóp ở mọi góc độ để tạo áp lực xung quanh núm vú.
  • Mặc áo nâng đỡ ngực: Bạn có thể mặc áo ngực vừa vặn, không quá bó sát, không tạo áp lực và nâng đỡ ngực. Nhờ đó giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi vận động, đi lại,

Dùng thuốc 

Điều trị viêm tuyến vú bằng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng như:

  • Dicloxacillin;
  • Clindamycin;
  • Cephalexin;
  • Erythromycin;

Điều trị nhiễm trùng viêm tuyến vú bằng thuốc kháng sinh hiệu quả

Khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú cần tạm ngưng cho con bú trong quá trình dùng kháng sinh. Chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách trong thời gian quy định để giảm thiểu các tác dụng phụ như dị ứng, tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn C.difficile hoặc vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.

Nhiễm trùng tuyến vú có thể khỏi trong vòng 10 ngày. Trong quá trình này, cần kết hợp sử dụng thuốc không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen hỗ trợ giảm đau và sưng viêm.

Can thiệp ngoại khoa

Những trường hợp viêm tuyến vú nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa, có thể được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu mủ bằng kim hoặc thông qua phẫu thuật. Sau đó, kết hợp dùng kháng sinh loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm.

Phòng ngừa

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển viêm tuyến vú bằng các phương pháp sau:

Cho con bú đúng cách và đúng tư thế để giảm nguy cơ tổn thương gây viêm tuyến vú

  • Cho con bú đúng cách, đúng tư thế để giảm thấp nhất nguy cơ gây tổn thương núm vú.
  • Phụ nữ cho con bú nên thường xuyên thay miếng lót ngực để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Mặc áo ngực vừa vặn, thoải mái để giảm thiểu áp lực lên ngực, giảm nguy cơ nhiễm trùng vú.
  • Nếu muốn cai sữa cho trẻ, mẹ nên có kế hoạch cai từ từ, tránh đột ngột vì có thể gây căng sữa trong bầu ngực, giảm nguy cơ tắc ống dẫn sữa gây viêm tuyến vú.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh bầu ngực và cả khoang miệng của trẻ để giảm nguy cơ gây viêm tuyến vú.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước và nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, mệt mỏi căng thẳng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị viêm tuyến vú?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán viêm tuyến vú?

3. Tình trạng viêm tuyến vú của tôi có nghiêm trọng không?

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị viêm tuyến vú sớm?

5. Phương pháp điều trị viêm tuyến vú tốt nhất dành cho tôi là gì?

6. Quá trình điều trị viêm tuyến vú mất bao lâu thì khỏi?

7. Tôi cần làm gì để giảm đau nhức vú?

8. Tôi có cần ngưng cho con bú trong quá trình điều trị hay không?

9. Nhiễm trùng tuyến vú có lây lan cho trẻ qua đường sữa không?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát viêm tuyến vú?

Viêm tuyến vú chủ yếu xảy ra ở nữ giới, dù đang hoặc không đang trong giai đoạn cho con bú. Bệnh gây những ảnh hưởng khó chịu đến sức khỏe thể chất và các vấn đề như cho con bú, mặc áo ngực... Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em cần chủ động thăm khám sớm và điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến trong thời điểm khoảng 24 - 28 tuần. Nguyên nhân được cho có liên quan nhất là sự rối loạn hormone…
Bệnh Xoắn Buồng Trứng
Xoắn buồng trứng là một trong những cấp cứu phụ…
Hội chứng Vulvodynia
Hội chứng Vulvodynia được mô tả là tình trạng đau…
Hội chứng Apert
Hội chứng Apert là một dạng rối loạn di truyền…
Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai là vấn đề sản khoa hiếm gặp, thường xảy ra ở những cặp sinh…

Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh (thalassemia)

Bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia là bệnh di truyền do thừa hưởng gen đột biến huyết sắc tố từ…

Viêm lộ tuyến tử cung Bệnh Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung

Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới, nhất là các chị em…

Hội chứng Kallmann

Hội chứng Kallmann là một rối loạn di truyền hiếm về thiểu năng tuyến sinh dục do thiếu sự phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua