Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là một dạng khuyết tật ống thần kinh xảy ra do mẹ thiếu hụt vitamin B9 trong thai kỳ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ, làm giảm sự tiếp thu và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm.

gai đôi cột sống s1 bẩm sinh
Hình ảnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh – Thuật ngữ đề cập đến tình trạng khuyết tật của ống thần kinh

Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống S1 là khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp khiến ống thần kinh không được đóng kín hoàn toàn. Tình trạng này thường xuất hiện ở vị trí S1, L5 và S2.

Ống thần kinh ở cột sống được hình thành vào ngày thứ 28 sau quá trình thụ thai. Trong thời gian này nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, quá trình này sẽ bị gián đoạn và dẫn đến tình trạng hình thành các khiếm khuyết bất thường.

Các loại gai đôi cột sống S1

Dựa vào mức độ tổn thương và khiếm khuyết ở ống thần kinh S1, các chuyên gia chia bệnh lý này thành 3 dạng chính sau:

  • Gai đôi cột sống có nang (Myelomeningocele): là dạng tổn thương nặng nề nhất. Ở thể bệnh này, các mạch máu, mô mềm và dây thần kinh đi qua lỗ hở của ống thần kinh và khu trú trên bề mặt da, tạo thành khối u nhỏ.
  • Thoát vị màng não (Meningocele): là dạng khiếm khuyết màng não (màng bảo vệ tủy sống) tạo thành túi nhỏ và chứa đầy dịch lỏng bên trong.
  • Gai đôi cột sống ẩn (Spina bifida occulta): đây là dạng khiếm khuyết nhẹ nhất và ít khi gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Tham khảo: Gai cột sống chèn dây thần kinh và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây nên gai đôi cột sống S1 bẩm sinh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra khiếm khuyết ở ống thần kinh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên nếu sản phụ mắc sai lầm trong thời gian mang thai, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ dị tật cao.

Nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống bẩm sinh
Đường huyết tăng quá mức là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành dị tật ở ống thần kinh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khiếm khuyết ở ống thần kinh, bao gồm:

  • Thiếu vitamin B9: Không bổ sung đủ lượng vitamin này trong thời gian mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến các dị tật thai nhi.
  • Sử dụng thuốc động kinh trong thời gian thai kỳ: Dùng thuốc động kinh trong thời gian mang thai có thể cản trở quá trình hấp thu vitamin B9 và làm phát sinh các khiếm khuyết bất thường
  • Tăng đường huyết: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có lượng đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi, cụ thể là gây ra dị tật ở ống thần kinh.
  • Sốt ác tính trong thời gian mang thai: Sốt cao trong tháng đầu thai kỳ tăng nguy cơ gai đôi cột sống S1.

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gai đôi cột sống S1 tùy thuộc vào loại khiếm khuyết mà trẻ mắc phải.

Trong đó biểu hiện của thể gai đôi cột sống ẩn có mức độ nhẹ nhất. Một số trẻ mắc thể bệnh này có thể không phát sinh bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên bạn có thể quan sát thấy bên ngoài đốt sống thắt lưng S1, vùng da thường có xu hướng hình thành vết lún nhỏ hoặc có màu sắc khác thường.

Ở thể gai đôi cột sống mở và thoát vị màng não, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn như:

  • Giảm khả năng vận động
  • Động kinh
  • Cong vẹo cột sống
  • Yếu cơ
  • Đi lại bất thường
  • Gãy xương
  • Rối loạn cảm giác

Trẻ bị gai đôi cột sống mở còn có nguy cơ bị nhiễm trùng do toàn bộ dây thần kinh và mạch máu khu trú trên bề mặt da.

Biến chứng

Trẻ bị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các biến chứng này đều phát sinh ở thể thoát vị màng não và gai đôi cột sống mở.

  • Rối loạn cảm giác và kiểm soát bàng quang ruột: Do khiếm khuyết ở ống thần kinh sẽ gây ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, gây rối loạn cảm giác, tê bì. Trong trường hợp nghiêm trọng, hoạt động của ruột và bàng quang có thể bị mất kiểm soát.
  • Nhiễm trùng tủy sống: Dây thần kinh và mạch máu bị phơi bày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng tủy sống, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thắt tủy sống: Ống thần kinh không đóng kín, dây thần kinh bao quanh có thể xiết chặt theo thời gian, gây thắt tủy sống, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.
  • Viêm màng não: Vi khuẩn từ tủy sống di chuyển lên não, gây viêm màng não, một tình trạng viêm nghiêm trọng ở não.

Ngoài ra, trẻ bị gai đôi cột sống S1 có thể đối mặt với các biến chứng xảy ra khi trưởng thành như giảm khả năng tiếp nhận, rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Xem thêm: Bị gai cột sống có nên tập GYM? Lời khuyên từ bác sĩ

Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh

Chẩn đoán gai đôi cột sống S1 bao gồm chẩn đoán sàng lọc trong thời kỳ mang thai và chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.

Chẩn đoán bệnh gai cột sống
Chẩn đoán sàng lọc trong thời kỳ mang thai có thể phát hiện dị tật ở ống thần kinh của thai nhi

Chẩn đoán sàng lọc trong thời kỳ mang thai:

  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm có thể phản ánh tình trạng khiếm khuyết ở ống thần kinh. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau khi ống thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định nồng độ alpha fetoprotein. Sản phụ có nồng độ alpha faetoprotein cao có nguy cơ sinh con bị dị tật.
  • Chọc dò ối: Xét nghiệm này có thể dẫn đến sinh non, rò rỉ nước ối nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết. Chọc dò ối cho thấy nồng độ alpha fetoprotein chính xác hơn so với xét nghiệm máu.

Khi trẻ sinh ra, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hình ảnh (MRI, CT,..) nếu nghi ngờ trẻ có khiếm khuyết ở cột sống.

Điều trị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 là dạng khiếm khuyết bẩm sinh không thể khắc phục hoàn toàn. Vì vậy việc điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát biến chứng, cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống.

1. Phẫu thuật

Với những trường hợp bị gai đôi cột sống mở hoặc thoát vị màng não, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để dự phòng những biến chứng trong tương lai. Phương pháp điều trị này nhằm mục đích đưa các bộ phận trong cột sống về vị trí và đóng phần ống thần kinh bị hở. Khi cấu trúc cột sống được ổn định, các triệu chứng đau nhức, rối loạn cảm giác… sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh và mô mềm lân cận. Vì vậy bác sĩ sẽ đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ trước khi thực hiện.

Phương pháp chữa bệnh gai đốt sống
Phẫu thuật gai đôi cột sống có thể được thực hiện ngay trong thời gian mang thai

Nếu nhận thấy trẻ bị khiếm khuyết ống thần kinh nghiêm trọng trong sàng lọc trước khi sinh, bác sĩ có thể đề nghị sản phụ thực hiện phẫu thuật trong thời gian mang thai. 

Việc phẫu thuật trong thời gian mang thai có thể hạn chế và làm giảm mức độ khiếm khuyết khi trẻ sinh ra. Tuy nhiên phẫu thuật này chỉ được thực hiện khi thai nhi và sản phụ đều có sức khỏe ổn định.

Tham khảo: Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?

2. Điều trị nội khoa gai đôi cột sống S1

Đối với những trường hợp không bắt buộc phải phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng các biện pháp bảo tồn để cải thiện triệu chứng.

Phương pháp chính trong điều trị nội khoa là sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng do gai đôi cột sống gây ra.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải thực hiện vật lý trị liệu để duy trì khả năng đi lại. Hầu hết các những trường hợp mắc bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh đều không thể học tập và làm việc như bình thường. Do đó cần theo sát người bệnh và tiến hành các biện pháp khắc phục kịp thời.

Phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống S1

Để giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khiếm khuyết, dị tật ở ống thần kinh, mẹ bầu cần bổ sung đủ hàm lượng Vitamin B9 và những thành phần dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai.

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm chứa thành phần này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng viên uống acid folic (dạng tổng hợp của vitamin B9).

gai đôi cột sống bẩm sinh
Cần bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B9 trong thời gian mang thai

Nên cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian mang thai. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, cần điều chỉnh lượng đường huyết và thường xuyên thăm khám trong suốt thời gian thai kỳ.

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể của bé. Vì vậy phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám và sàng lọc lâm sàng để kịp thời phát hiện khiếm khuyết ở thai nhi.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:05 - 07/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:46 - 15/04/2024
Chia sẻ:
Cách trị gai cột sống bằng hạt đười ươi hiệu quả theo dân gian

Hạt đười ươi được coi là "bảo bối" trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là…

Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?

Bị gai cột sống uống thuốc gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất? Để chọn được loại thuốc…

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y tập trung vào các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Mổ gai gót chân là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai được thực hiện khi người bệnh bị…

Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?

Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên thực hiện ở bệnh viện nào tốt? Chi phí phẫu thuật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua