Dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn và cách chữa trị tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trong âm đạo. Điều này gây mất cân bằng vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.

Thế nào là bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn?

Viêm âm đạo do vi khuẩn còn được gọi là nhiễm khuẩn âm đạo – một tình trạng nhiễm trùng âm đạo phổ biến. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn thường sống trong âm đạo.

Viêm âm đạo do vi khuẩn
Sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng âm đạo

Thông thường các vi khuẩn tự nhiên cân bằng với nhau, giúp âm đạo được khỏe mạnh. Tuy nhiên một số loại vi khuẩn xấu có thể phát triển quá mức, lấn át vi khuẩn tốt dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo. Kết quả là gây viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn.

Bệnh thường gây đau và khó chịu ở âm đạo, kèm theo khí hư có mùi tanh và kích ứng âm đạo. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân nữ không có bất kỳ triệu chứng nào.

ĐỌC THÊM: Viêm Âm Đạo Do Nấm: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Triệu chứng và dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn

Có khoảng 84% bệnh nhân không có triệu chứng khi viêm âm đạo do vi khuẩn. Nhiều trường hợp khác có thể nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

  • Khí hư âm đạo ra nhiều, có màu trắng đục, xanh lục hoặc xám
  • Khí hư có mùi tanh, nhất là sau khi quan hệ tình dục
  • Kích ứng hoặc ngứa âm đạo
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật (vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo). Trong đó vi khuẩn xấu (vi khuẩn kỵ khí) phát triển quá mức, lấn át lactobacilli – vi khuẩn tốt.

Bất kỳ điều gì có khả năng làm thay đổi tính chất hóa học tự nhiên của âm đạo đều có thể khiến vi khuẩn xấu phát triển và ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong âm đạo. Chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, thụt rửa…

Yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên bạn sẽ có nhiều nguy cơ hơn nếu có một hoặc nhiều yếu tố sau:

Thụt rửa âm đạo
Thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo
  • Thụt rửa âm đạo: Âm đạo có khả năng tự làm sạch, không cần rửa âm đạo bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh. Việc thụt rửa có thể gây rối loạn cân bằng vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn kỵ khí, cuối cùng gây ra bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Thiếu vi khuẩn lactobacilli tự nhiên: Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo nếu âm đạo không sản xuất đủ vi khuẩn lactobacilli tự nhiên.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Chẳng hạn như không mang màng chắn miệng hoặc bao cao su.
  • Nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới: Bệnh thường xảy ra ở những người có nhiều hơn 1 bạn tình hoặc có bạn tình mới. Bệnh phổ biến hơn khi cả hai bạn tình đều là nữ.
  • Đã hoạt động tình dục: Bệnh hiếm khi xảy ra ở những bạn nữ chưa quan hệ tình dục.
  • Những yếu tố khác:
    • Có vòng tránh thai trong tử cung (IUD)
    • Đang dùng thuốc kháng sinh
    • Dùng vòi sen
    • Đang mang thai

HỮU ÍCH: Cách Nhận Biết và Điều Trị An Toàn Khi Bị Viêm Âm Đạo Khi Mang Thai

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy hiểm không?

Ít khi viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn gây ra biến chứng. Tuy nhiên bạn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây nếu việc điều trị không diễn ra sớm:

  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn nếu bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, chẳng hạn HIV, bệnh lậu, virus herpes simplex, chlamydia… Ngoài ra, nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn cũng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền virus HIV cho bạn tình nếu bạn đang bị HIV.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm vùng chậu. Người bệnh sẽ có nguy cơ vô sinh cao nếu bị viêm ở tử cung hoặc ống dẫn trứng.
  • Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật phụ khoa: Bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật phụ khoa, chẳng hạn như nong niệu đạo hoặc phẫu thuật cắt tử cung.
  • Các vấn đề về thai kỳ: Nếu xảy ra trong thời kỳ mang thai, bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có thể dẫn đến những biến chứng như sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Biến chứng viêm vùng chậu (PID) có thể xảy ra nếu bệnh nhiễm trùng âm đạo không được điều trị

Chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Bệnh nhân được hỏi về bệnh sử (như STI hoăc bất kỳ bệnh nhiễm trùng âm đạo nào mà bạn từng mắc trước đây). Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra âm đạo tìm dấu hiệu nhiễm trùng; khám vùng chậu bằng cách đưa hai ngón tay vào âm đạo trong khi một tay còn lại ấn vào bụng.

Để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây nhiễm trùng, người bệnh sẽ được thực hiện thêm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Trong xét nghiệm này, bác sĩ dùng tăm bông y tế lấy một mẫu dịch tiết âm đạo để kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu bị nhiễm trùng, tế bào âm đạo của bạn sẽ được bao phủ bởi vi khuẩn.
  • Kiểm tra độ pH âm đạo: Dùng que thử pH để kiểm tra độ axit của âm đạo. Độ pH âm đạo > 4,5 cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn.

Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn như thế nào?

Để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. Thuốc có thể được dùng ở dạng viên uống hoặc thuốc đặt âm đạo. Những loại thường dùng gồm:

  • Metronidazole
  • Clindamycin
  • Tinidazole (Tindamax)
  • Secnidazole (Solosec)

Kháng sinh cần được dùng theo liệu trình từ 7 – 10 ngày nhằm đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát. Không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã giảm nhằm tránh vi khuẩn kháng thuốc và tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Dùng kháng sinh
Bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh với liều lượng thích hợp để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Một số tác dụng phụ có thể gặp như nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn, kích thích âm đạo. Lưu ý không dùng thức uống có cồn như rượu bia trong thời gian dùng thuốc, vì điều này có thể khiến các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngay cả khi được điều trị đúng cách, bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn thường tái phát trong vòng 3 – 12 tháng. Nếu các triệu chứng tái phát sau điều trị, bạn cần thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Phần lớn bệnh nhân sẽ được dùng metronidazole kéo dài.

Thường không cần điều trị cho bạn tình là nam.

Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Không có cách ngăn ngừa hoàn bệnh nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên những biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Không thụt rửa âm đạo. Chỉ nên rửa bên ngoài với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và nước sạch.
  • Không để âm đạo tiếp xúc với bất kỳ thứ gì đã chạm vào hậu môn, chẳng hạn như giấy vệ sinh.
  • Chung thủy với một bạn tình.
  • Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn. Nên dùng màng chắn miệng hoặc bao cao su. Ngoài ra nên vệ sinh sạch sẽ mọi đồ chơi tình dục.
  • Mặc đồ lót vừa vặn, thoáng mát, có chất liệu được làm bằng cotton. Cotton giúp thấm hút mồ hôi, ngăn tình trạng ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh.

Những câu hỏi liên quan đến bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến liên quan đến bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và câu trả lời chi tiết nhất:

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có lây không?

Bệnh không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục, không có khả năng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên những hoạt động tình dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.

Các nghiên cứu cho thấy, những hoạt động tình dục không an toàn sẽ làm thay đổi môi trường vi khuẩn trong âm đạo. Từ đó làm tăng khả năng phát triển quá mức của các loại vi khuẩn kỵ khí.

Nhiễm trùng âm đạo có thể tự khỏi không?

Bệnh không thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Chính vì vậy người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhiễm trùng âm đạo không thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng âm đạo không thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh

Có cách điều trị tại nhà cho bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn không?

Những cách điều trị tại nhà, chẳng hạn như dùng thảo dược tự nhiên hay các sản phẩm không kê đơn, không thể giúp điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Mặt khác những sản phẩm như thuốc thụt rửa có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Nhiễm trùng âm đạo kéo dài bao lâu?

Thông thường một đợt thuốc kháng sinh (7 – 10 ngày) có thể loại bỏ được nhiễm trùng. Tuy nhiên một số người có thể cần thêm một đợt điều trị khác.

Có thể bị viêm âm đạo do vi khuẩn nhiều lần không?

Một người có thể bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn nhiều lần. Có đến 80% trường hợp tái phát bệnh.

Có nên điều trị nhiễm trùng âm đạo khi đang mang thai không?

Nếu bà bầu bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn để điều trị bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai.

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn cần được điều trị sớm, dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng do bệnh gây ra.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Chia sẻ:
Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas) và giải pháp chữa trị
Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas) còn được gọi là bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) thường thấy…
Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có thực sự hiệu quả?

Nhiều chị em sử dụng lá bàng chữa viêm phụ khoa theo lời người khác mà chưa rõ về hiệu…

Viêm âm đạo do vi khuẩn Dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn và cách chữa trị tốt nhất

Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trong…

Lộ trình điều trị các vấn đề viêm nhiễm có liên quan đến bệnh khí hư tại Thuốc dân tộc Khám Phá Công Thức Đặc Biệt Bài Thuốc Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Âm Đạo 

Không mất quá 1 phút để tìm các giải pháp điều trị viêm âm đạo như xông lá trầu không,…

viêm âm đạo khi mang thai Bị viêm âm đạo khi mang thai và cách điều trị an toàn

Viêm âm đạo khi mang thai thường liên quan đến yếu tố căng thẳng, stress, thay đổi nội tiết tố,…

Viêm âm đạo có mang thai được không? Thông tin hữu ích

Viêm âm đạo có mang thai được không? Đây là câu hỏi của nhiều phụ nữ khi gặp vấn đề…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua