Viêm nướu răng ở trẻ em và cách trị tại nhà + thuốc
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa rất phổ biến, nhất là ở trẻ em. Bởi trẻ nhỏ thường chưa tự có ý thức trong việc chăm sóc răng miệng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn gây ra nhiều biến chứng khác.
Viêm nướu răng ở trẻ – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Viêm nướu răng là bệnh răng miệng thường gặp đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kích hoạt tại lớp mô mềm bao phủ quanh răng. Bệnh lý này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến vẫn là ở trẻ nhỏ.
Bệnh không gây ảnh hưởng tới hệ thống nha chu như xương ổ răng, cement gốc răng, dây chằng nha chu. Tuy nhiên, nếu không sớm khắc phục thì trẻ có thể gặp phải nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Viêm nướu răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ khiến nướu bị tổn thương trầm trọng. Nguy hiểm hơn là khi nhiễm trùng lan rộng có thể hủy hoại tổ chức nha chu, khiến răng lung lay và thậm chí là rụng răng.
1. Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ em nhưng phổ biến nhất vẫn là do các mảng bám trên răng. Các mảng bám thường là nơi trú ngụ của rất nhiều loại hại khuẩn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ sản sinh độc tố gây kích ứng và làm tổn thương nướu răng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm nướu răng ở trẻ em:
- Viêm nướu răng do mọc răng:
Khi mọc răng, trẻ rất dễ bị viêm nướu nhưng đây được cho là tình trạng chỉ có tính chất tạm thời. Quá trình mọc răng sẽ khiến cho thức ăn dễ tích tụ và hình thành nên các mảng bám vi khuẩn. Trong một số ít trường hợp vẫn có thể gây viêm hoặc áp xe quanh thân răng. Thường gặp nhất là ở trẻ khoảng 6 – 7 tuổi khi thay răng.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng:
Trẻ nhỏ thường chưa tự hình thành cho mình ý thức chăm sóc răng miệng. Nhất là những trẻ còn nhỏ tuổi, phần lớn vấn đề này đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Đánh răng và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách cũng rất dễ khiến trẻ bị viêm lợi.
- Ăn uống thiếu lành mạnh:
Chế độ ăn uống của trẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Trẻ em thường có thói quen ăn theo sở thích. Nhiều bé ưa chuộng đồ cay nóng và thức ăn lạnh. Đây cũng là những lý do có thể gây tổn thương nướu răng và dẫn đến viêm.
- Viêm lợi do Herpes nguyên phát:
Trường hợp này còn được gọi là viêm lợi phồng rộp. Đây là một dạng bệnh nhiễm trùng cấp tính do Herpes single virus tuýp 1 gây ra. Loại virus này thường lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí và có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ lớn hơn. Tròn trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi thường ít mắc hơn do vẫn còn được nhận miễn dịch thụ động từ mẹ.
- Viêm nướu răng do tưa lưỡi:
Tưa lưỡi là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ do nấm candida gây ra. Thông thường loại nấm này cư trú trong khoang miệng và không gây bệnh. Tuy nhiên nếu sức đề kháng của mô mềm trong miệng trẻ giảm và vi nấm sinh sôi nhanh có thể gây bệnh.
Viêm nướu răng do tưa lưỡi thường xảy ra sau khi trẻ dùng liệu pháp kháng sinh tại chỗ. Hoặc cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm nấm khi sinh từ cơ quan sinh dục của người mẹ.
2. Dấu hiệu bệnh viêm nướu răng ở trẻ em theo từng giai đoạn
Tùy thuộc vào giai đoạn diễn tiến của bệnh mà sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Bệnh viêm lợi ở trẻ em được chia làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Lúc này tình trạng viêm nhiễm chỉ mới vừa khởi phát. Phần nướu răng của trẻ thường bị sưng đỏ lên. Đồng thời rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi trẻ đánh răng. Nếu phát hiện và có biện pháp can thiệp ngay từ giai đoạn này thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
- Giai đoạn thứ 2: Lúc này tình trạng viêm ở nướu răng bắt đầu nặng dần lên. Nếu thức ăn tích tụ vào khe hay chân răng không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây nhiễm trùng. Lúc này, lợi sẽ bị sưng viêm, đỏ nhiều và chảy máu gây đau nhức. Ngoài ra má cũng có thể bị sưng và miệng thì bốc mùi khó chịu.
Viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm nướu răng ở trẻ em là bệnh nha khoa thường gặp. Bệnh thường không gây ra quá nhiều phiền toái khi ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và chủ quan trong khắc phục thì tình trạng viêm có thể diễn tiến nặng nề.
Lúc này trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề biến chứng nghiêm trọng. Viêm lợi có thể trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng men răng. Từ đó khiến răng bị ngả màu và rất dễ bị sâu răng.
Hơn nữ tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan ra các tổ chức quanh răng. Từ đó làm suy yếu chức năng bảo vệ và nâng đỡ khiến răng dễ lung lay thậm chí trẻ còn có thể bị mất răng.
Cách điều trị viêm nướu răng cho trẻ
Viêm nướu răng không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên cần đặc biệt chú ý trong vấn đề điều trị. Sớm phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ giúp kiểm soát nhanh hiện trạng bệnh. Từ đó bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ bị viêm lợi, phụ huynh cần chú ý tới các vấn đề sau:
1. Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ
Khi trẻ có biểu hiện bị viêm nướu răng thì tốt nhất các bậc phụ huynh không nên tự ý điều trị cho trẻ. Hãy sớm đưa trẻ đến gặp nha sĩ để xác định mức độ bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện việc loại bỏ mảng bám và lấy cao răng. Đây là cách hữu hiệu giúp loại bỏ bớt vi khuẩn. Từ đó hỗ trợ kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Sau khi loại bỏ mảng bám, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng cũng như sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Đây là giải pháp rất hữu hiệu với quá trình điều trị viêm nướu răng ở trẻ em.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc sau đây để kiểm soát bệnh tốt hơn:
- Kamistad: Đây là loại thuốc bôi dạng gel. Trong thuốc Kamistad có chứa một số thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau. Từ đó có khả năng đáp ứng tốt với triệu chứng của bệnh viêm nướu răng. Trước khi thoa thuốc cần vệ sinh khoang miệng và lau khô vùng lợi. Sau đó bôi 1 lớp mỏng thuốc lên với tần suất 3 lần/ ngày.
- Thuốc hỗ trợ Ceelin: Đây không phải là thuốc đặc trị viêm lợi nhưng vẫn thường được chỉ định trong điều trị. Đây là thuốc ở dạng siro có tác dụng bổ sung vitamin C nhằm nâng cao khả năng đề kháng cho trẻ.
- Xanh methylen: Dung dịch sát trùng này cũng đem lại rất nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé rồi nhẹ nhàng bôi Xanh methylen lên vị trí bị sưng viêm.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại kháng sinh trong những trường hợp cần thiết. Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Phụ huynh cần theo dõi sát sao quá trình điều trị của trẻ. Nếu phát hiện có những bất thường, hãy báo ngay để bác sĩ có sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
2. Các giải pháp điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn cũng có thể cho trẻ áp dụng một số giải pháp tại nhà. Điều này mang đến nhiều lợi ích trong việc kiểm soát viêm nhiễm và khắc phục triệu chứng viêm nướu răng ở trẻ em.
Dưới đây là các giải pháp rất an toàn mà bạn có thể tham khảo để dùng điều trị viêm lợi cho trẻ:
– Cho trẻ súc miệng với nước muối:
Nước muối là dung dịch có đặc tính sát trùng, kháng viêm và chống khuẩn mạnh mẽ. Hơn nữa nó còn được đánh giá cao bởi sự lành tính với trẻ em. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối hằng ngày có thể hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh viêm nướu răng.
Cách này không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn ức chế hoạt động và hỗ trợ tiêu diệt hại khuẩn. Phụ huynh có thể mua nước muối sinh lý ở các quầy thuốc Tây hoặc tự pha nước muối loãng để con mình súc miệng 2 lần/ ngày.
– Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng tinh dầu sả:
Bên cạnh cách súc miệng với nước muối loãng thì sử dụng tinh dầu sả để súc miệng cũng là giải pháp hữu hiệu khi trẻ bị viêm nướu răng. Ngoài khắc phục tình trạng sưng viêm, ức chế hoạt động hại khuẩn thì dùng tinh dầu sả còn có thể cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ. Tuy nhiên cần chú ý pha loãng tinh dầu sả trước khi cho trẻ dùng để tránh gây kích ứng lợi.
- Chuẩn bị 2 – 3 giọt tinh dầu sả đem pha loãng với khoảng 250ml nước.
- Dùng nước này để hướng dẫn trẻ súc miệng khoảng 30 giây.
- Với cách này nên duy trì đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em
Trẻ rất dễ bị viêm nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý này mặc dù không nghiêm trọng nhưng có nguy cơ tái phát cao sau điều trị. Vì vậy, việc phòng ngừa là vấn đề được khuyến cáo hàng đầu các bậc phụ huynh cần chú ý.
Sau đây là một số giải pháp phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em:
- Với trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sử dụng gạc y tế để quấn vào ngón trỏ của mình sau đó nhúng vào nước sôi nguội và chà vào răng nướu của bé. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tới niêm mạc non nớt của bé.
- Còn với những trẻ lớn hơn thì phụ huynh nên chú ý dạy con vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ. Cách này sẽ giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm.
- Nên mua cho trẻ các loại bàn chải đánh răng lông mềm để chải sạch cả các vị trí như kẽ răng hay răng trong cùng nhưng không làm tổn thương đến lợi. Và đừng quên thay bàn chải đánh răng cho trẻ với tần suất tối thiểu 3 tháng/ lần.
- Ngoài việc đánh răng thì nên cho trẻ dùng thêm chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hết đồ ăn thừa bám ở kẽ răng. Đồng thời hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hay các loại dung dịch nước súc miệng.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học để tăng cường vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao đề kháng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt, món ăn lạnh, cay nóng hay chứa nhiều đường. Bởi đây là các loại thức ăn không lành mạnh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mảng bám.
- Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kiểm tra và ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lý nha khoa.
Các bậc phụ huynh nên cẩn trọng với bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Phát hiện sớm thì việc dùng thuốc và chăm sóc tại nhà có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên nếu không nghiêm túc điều trị thì trẻ có thể gặp phải nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!