Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không? Cách thực hiện?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nước muối có tác dụng rất tốt với sức khỏe răng miệng. Ngậm nước muối cũng là một trong những bước chăm sóc cơ bản thường được khuyến khích khi vệ sinh răng miệng. Đặc biệt là đối với những trường hợp sâu răng, viêm lợi khi ngậm nước muối có thể cải thiện tốt mà không cần điều trị.

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không?
Viêm lợi ngậm nước muối là phương pháp được ứng dụng phổ biến vì tính hiệu quả cao

Nguyên nhân viêm lợi là gì?

Viêm lợi là bệnh răng miệng xảy ra phổ biến. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thói quen vệ sinh răng lợi chưa kỹ, đánh răng quá mạnh, chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc, hoặc do sự thay đổi hormone trong thai kỳ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… Trong đó nguyên nhân quan trọng và thường xảy ra nhất vẫn là do vi khuẩn phát triển từ mảng bám cao răng

Biểu hiện cụ thể nhất của viêm nướu chính là nướu bị sưng đỏ, nổi cục, chảy máu chân răng, tê nhức khi ăn nhai, hôi miệng…. Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn viêm nha chu, tại vùng nướu răng sẽ hình thành các túi mủ hình thành dưới nướu. Phần nướu sẽ có xu hướng tụt xuống làm lộ chân răng, chân răng không được bảo vệ nên dễ lung lay, lâu ngày sẽ dẫn tới rụng răng.

Bệnh viêm lợi có thể điều trị khỏi mà không cần sử dụng thuốc, tuy nhiên bệnh nhân cần chủ động hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Bệnh cũng dễ tái phát nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách, không làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Nếu để răng lợi hình thành mảng bám thì tái phát viêm lợi không tránh khỏi. Ở một mức độ nhất định, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, đây là bệnh lý nghiêm trọng dễ khiến người bệnh mất răng do tụt nướu.

Những công dụng của muối đối với răng lợi

Muối biển chưa qua tinh chế có chứa đầy đủ các khoáng vi lượng cần thiết hỗ trợ bảo vệ cấu trúc răng. Muối cung cấp các chất giúp làm chắc răng, cải thiện men răng, tăng cường miễn dịch cho răng lợi nhờ khả năng kháng khuẩn tốt. Muối còn có tính chống viêm, sát khuẩn cao, từ đó bảo vệ răng miệng khỏi khỏi sự tấn công của vi khuẩn. 

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không?
Súc miệng bằng nước muối giúp cải thiện tình trạng viêm lợi và giảm đau răng hiệu quả

Thông thường nước muối thường được sử dụng để vệ sinh răng miệng và sát trùng vết thương. Cách khử trùng đơn giản này có thể thực hiện ngay tại nhà và đạt những hiệu quả nhất định. Nước muối giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, đồng thời nước muối cũng mang lại sự dễ chịu, giảm sự ê buốt, đau nhức của răng. Một số tác dụng chính của nước muối được ghi nhận gồm có:

  • Giảm đau răng: Súc miệng với nước muối thường xuyên sẽ cải thiện các cơn đau răng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tinh thể muối len lỏi vào kẽ răng và kẽ li, phát huy hiệu quả sát khuẩn, loại bỏ mảng bám, làm răng miệng trở nên sạch hơn và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

  • Làm trắng răng: Một tác dụng hiệu quả của nước muối là giúp răng trắng sáng và đều màu. Súc miệng thường xuyên với nước muối có thể tiêu diệt được khuẩn, làm sạch vết bám trên răng, và giúp răng không bị ố vàng. Bạn có thể thêm 1 chút nước chanh để tăng hiệu quả làm trắng răng cùng nước muối.

  • Chữa hôi miệng: Hôi miệng xảy ra do vi khuẩn sinh sôi trong răng hoặc lợi. Điều này có thể được giải quyết tốt bằng nước muối. Súc miệng với nước muối 2 lần/ngày sẽ giúp giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

  • Duy trì độ PH tự nhiên: Độ pH tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu hóa, vị giác và sức khỏe răng miệng. Nước muối trung hòa axit , đồng thời cân bằng độ PH trong khoang miệng, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh nha chu liên quan.

  • Chữa chảy máu chân răng: Tình trạng chảy máu chân răng có thể cải thiện rõ khi bạn dùng nước muối súc miệng mỗi ngày. Nhờ hàm lượng chất khoáng tự nhiên có trong nước muối sẽ giúp chân răng khỏe mạnh hơn. Nước muối có khả năng làm đông máu tạm thời tại vùng chân răng bị chảy máu, giúp tổn tổn thương chân răng nhanh chóng phục hồi.

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: Rất nhiều nghiên cứu đã công nhận hiệu quả của nước muối trong phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm trùng được hô hấp. Nếu bạn súc miệng với nước muối ấm 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp lên tới 40%.

  • Giảm nghẹt mũi và tan đờm: Nước muối sinh lý được xem như dung dịch hỗ trợ làm hóa lỏng đờm, giúp việc đẩy các chất nhầy tích tụ trong cổ họng, khoang mũi triệt để hơn.

  • Tổn thương trong khoang miệng: Nước muối không chỉ có tác dụng sát khuẩn, sát trùng mà còn giúp kích thích các tuyến mô tổn thương tái tạo. Thông thường những tổn thương trong khoang miệng đơn giản có thể sử dụng nước muối để giảm đau và làm lành vết thương nhanh hơn.

  • Viêm amidan: Dùng nước muối súc họng là thói quen có lợi giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa tình trạng viêm amidan. Amidan là hai khối mô nằm ở mặt sau của cổ họng, chúng thường bị tấn công và gây nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Sử dụng nước muối ấm sẽ cải thiện được tình trạng đau và viêm họng, khó nuốt do amidan sưng to. 

  • Chống nấm Candida: Sử dụng nước muối phòng ngừa các bệnh phát sinh từ nấm Candida như nấm miệng, tưa lưỡi, viêm amidan… Nhiễm nấm Candida là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như tình trạng đốm trắng ở cổ họng, miệng, cảm giảm khó chịu, đau họng khi nuốt. Khi súc miệng với nước muối sẽ giúp chống lại sự sản sinh nấm Candida hiệu quả.

  • Bảo vệ men răng: Công dụng của nước muối còn phải kể đến ở khả năng bảo vệ men răng. Trong nước muối có thành phần forua giúp tạo sự bền vững cho răng và bổ sung khoáng chất cho men răng. Đồng thời nước muối cũng giúp trung hòa lượng axit trong khoang miệng kiểm soát tình trạng mài mòn men răng..

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không?

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không?
Người bị viêm lợi nên kết hợp súc miệng nước muối và vệ sinh răng lợi khoa học để cải thiện tình trạng đau răng

Viêm lợi là căn bệnh răng miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nếu như bệnh mới chớm, bạn hoàn toàn có thể súc miệng với nước muối để loại bỏ đi các vi khuẩn trong khoang miệng để kiểm soát triệu chứng không tiến triển nghiêm trọng hơn. Viêm lợi có thể gây viêm nướu và hôi miệng nhanh chóng nếu như người bệnh không vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Nhờ có tác động của nước muối sẽ làm tăng lưu lượng máu đến miệng bạn, hỗ trợ làm lành các vết xước hay loét hồi phục nhanh chóng hơn.

Ngoài ra trong thành phần muối có chữa lượng clo chống viêm, giúp ngăn ngừa viêm nha chu hiệu quả. Viêm lợi cũng giúp quyết tốt tình trạng tê buốt, đau nhức của răng. Bạn có thể sử dụng nước muối để ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Bằng cách này nước muối có thể tác động đến hầu hết những vùng răng lợi bị tổn thương, kẽ răng, kẽ nướu cũng được bao phủ tốt.

Súc miệng bằng nước muối tuy không tốn kém nhưng lại được coi là một trong những cách hữu ích và hiệu quả để điều trị viêm lợi và nhiều bệnh lý nha khoa khác nói chung. Nếu như bạn bị viêm lợi, nên sử dụng nước muối loãng súc miệng hàng ngày đề phòng tình trạng tiến triển thành viêm nha chu. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là nước muối không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm lợi cấp độ nặng, có hình thành tổn thương chân răng. Nếu bệnh tiến triển ở mức độ này, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Hướng dẫn cách ngậm nước muối chữa viêm lợi

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không?
Bạn có thể tự làm nước muối để ngậm chữa viêm lợi tại nhà

Viêm lợi ngậm nước muối giúp cải thiện tình trạng sưng, đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày như một cách vệ sinh răng lợi song song với chải răng. Cách thực hiện tuy đơn giản nhưng có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong việc điều trị và phòng tránh bệnh viêm nướu răng. 

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại hiệu thuốc hoặc tự pha chế nước muối sử dụng tại nhà. Hiện nay tại các cửa hàng thuốc tây đều có bán loại nước muối sinh lý nồng độ 0,9%. Theo các chuyên gia, đây là nồng độ tốt nhất đối với cơ thể người. Hoặc nếu bạn muốn pha nước muối, hãy dùng một lượng ít muối hòa tan vào một cốc nước theo tỉ lệ 9g muối/1000ml nước. Sau đó đem đun sôi để nguội và trữ trong chai dùng dần.

Khi súc miệng với nước muối sinh lý, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn ngậm 1 ngụm vừa đủ nước muối vào miệng, không nên ngậm lượng nước quá nhiều sẽ khó súc miệng.
  • Bước 2: Súc miệng mỗi bên 30 giây để nước muối di chuyển khắp các kẽ trong khoang miệng, súc miệng nhiều hơn tại những vị trí răng lợi bị bệnh.
  • Bước 3: Sau khi súc miệng lần đầu 30 giây, bạn tiếp tục súc miệng với nước muối lần 2 trong 60 giây, làm sạch   khoang miệng thêm một lần nữa.
  • Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp điều trị viêm lợi và các vấn đề khác ở răng miệng hiệu quả và an toàn. Để đảo bảo vệ sinh răng miệng, bạn suy trì thói quen súc miệng từ  3-4 lần/ngày sẽ ngăn chặn được sự hình thành mảng bám gây ra các bệnh nha khoa phổ biến.

Khi sử dụng nước muối súc miệng cần lưu ý gì?

Mặc dù sẽ không có ảnh hưởng xấu gì xảy ra khi bạn súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Tuy nhiên phương pháp này có thể không phát huy hiệu quả nếu bạn áp dụng chưa đúng cách. Những lưu ý quan trọng khi súc miệng bằng nước muối mà bạn nên lưu ý là:

  • Bạn cần đảm bảo muối đã hòa tan hoàn toàn, nếu như các hạt muối vẫn chưa được hòa tan có thể khiến tình trạng mòn răng xảy ra. Nếu như bạn súc miệng và có cảm giác quá mặc hoặc cảm giác buồn nôn nên giảm tỉ lệ muối xuống.

  • Bạn không nên súc miệng quá nhiều lần với nước muối (nhiều hơn 3 lần/ngày), nếu như natri từ nước muối tăng lên nhiều hơn mức cho phép có thể khiến lớp men răng bị bào mòn.

  • Tuyệt đối không pha nước muối đậm đặc ở nồng độ cao. Không phải cứ nhiều muối thì tính kháng khuẩn càng hiệu quả, ngược lại nếu như nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thừa muối.

  • Không nên nuốt nước muối sau khi súc miệng, đảm bảo bước vệ sinh bằng nước muối được thực hiện đầu tiên rồi mới đến đánh răng và súc miệng lại với nước sạch.

  • Khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên đánh răng sạch và kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách, cạo vôi răng định kỳ mới điều trị viêm nướu triệt để.

  • Bạn có thể súc miệng bằng nước muối vào thời gian buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này còn tùy thuộc vào thói quen của bạn nhưng cần đảm bảo làm sạch răng lợi tối thiểu 2 lần/ngày.

Những bài thuốc súc miệng chữa viêm lợi tại nhà dễ thực hiện

Viêm lợi súc miệng nước muối không phải là giải pháp duy nhất giúp điều trị tình trạng này. Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng các phương pháp súc miệng đơn giản sau:

Súc miệng bằng tinh dầu sả

súc miệng bằng nước muối chữa viêm lợi
Tinh dầu sả có hiệu quả trong điều trị chứng viêm lợi và sâu răng nói chung

Thành phần chất chống viêm và diệt khuẩn của tinh dầu sả là “khắc tinh” của mảng bám và sâu răng. Đồng thời tinh dầu cũng có thể dùng chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine. Tác dụng của tinh dầu sả trong điều trị viêm lợi đã được chứng minh. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn đơn giản sau:

Cách thực hiện

  • Sử dụng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
  • Bạn ngậm và súc miệng với dung dịch trên trong vòng 30 giây.
  • Sau đó bạn nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể súc miệng bằng tinh dầu sả 2–3 lần mỗi ngày.

Súc miệng bằng lô hội

Gel lô hội có tính chất và tác dụng tương tự như chất chlorhexidine – một chất tẩy lành tính có trong nước súc miệng. Vì thế gel lô hội có tác dụng giảm mảng bám và hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả. Người bệnh viêm lợi, viêm nha chu hay sâu răng đều có thể dùng nước lô hội nguyên chất 100% súc miệng. Hướng dẫn thực hiện đơn giản như sau:

  • Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
  • Nhổ dung dịch súc miệng ra, sau đó bạ lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.
  • Nếu bạn có dị ứng với lô hội thì không nên áp dụng phương pháp này.

Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể. Vì thế ngoài nước muối ra thì tinh dầu tràm trà cũng là một loại nước súc miệng hiệu quả bạn có thể sử dụng:

  • Dùng khoảng 3 giọt tinh dầu tràm trà pha với khoảng 225ml nước ấm.
  • Bạn súc miệng với dung dịch tràm trà trong khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra, áp dụng cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Hoặc bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng để vệ sinh răng thay vì súc miệng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, nếu mới bắt đầu sử dụng thì bạn nên pha loãng tinh dầu hoặc dùng với một lượng ít.

Súc miệng bằng nước xô thơm

viêm lợi ngậm nước muối
Súc miệng bằng nước lá xô thơm giúp loại bỏ mảng bám và mang lại hơi thở thơm mát

Tương tự như những loại thảo dược có tính chống viêm khác, cây xô thơm có thể được chiết lấy tinh dầu thơm sử dụng trong y học. Trong đó hiệu quả chữa viêm nướu và tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám răng của tinh dầu xô thơm rất hiệu quả. Đây cũng là thảo dược ít gâu dị ứng, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.

  • Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước, cho vào khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô nấu sôi.
  • Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút, sau đó để dung dịch nguội dần và lọc lấy nước súc miệng.
  • Bạn có thể dùng dung dịch đun từ xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Súc miệng bằng lá đinh hương

Lá đinh hương có mùi dễ chịu, bạn có thể sử dụng đinh hương để ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Những đặc tính khác có trong lá đinh hương là kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau. Do đó nếu bạn bị viêm lợi thì vẫn có thể sử dụng nước lá đinh hương để súc miệng. Hướng dẫn đơn giản như sau:

  • Nghiền nát khoảng 5g lá đinh hương và dùng tăm bông để thấm nước lá.
  • Bạn chà miếng bông có thấm đinh hương vào lợi, sau đó đợi trong khoảng một phút.
  • Súc miệng để loại bỏ phần đinh hương dính trong miệng và nhổ nước súc miệng ra.
  • Cũng nên lưu ý không sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài.
  • Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.

Súc miệng bằng nước lá ổi

Dân gian thường sử dụng nước lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giải quyết tốt sự hình thành mảng bám. Ngoài ra nước lá ổi dùng súc miệng cũng giúp giảm viêm lợi, giảm đau và làm hơi thở thơm mát hơn

  • Sử dụng 5–10 lá ổi mềm, đem giã nát và nấu cùng 225ml nước sôi.
  • Khi dung dịch đã nguội, bạn hãy thêm một chút muối.
  • Dùng nước này súc miệng trong 30 giây, sau đó nhổ nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không, cũng như những nguyên liệu tự nhiên có thể thay thế nước muối chữa viêm lợi. Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến và điều trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy sau một thời gian mà tình trạng viêm lợi vẫn không có cải thiện thì hãy đi khám nha sĩ ngay để được hỗ trợ khắc phục.

Chia sẻ:
Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi an toàn, hiệu quả Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi an toàn, hiệu quả

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đa số các bé đã gặp phải…

Viêm lợi nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị viêm lợi nên ăn các thực phẩm như gừng, tỏi, sữa chua, bột sắn dây. Tránh ăn đồ…

14 Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả từ dân gian

Những cách chữa viêm lợi tại nhà bằng muối, hạt cau, nha đam hay lá lốt đang được nhiều người…

Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không? Cách thực hiện? Viêm lợi ngậm nước muối có khỏi không? Cách thực hiện?

Nước muối có tác dụng rất tốt với sức khỏe răng miệng. Ngậm nước muối cũng là một trong những…

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến Thuốc Dân Tộc Viêm Lợi Có Niềng Răng Được Không? [ Điều Cần Biết ]

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Niềng răng là một thủ thuật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua