Bị viêm nang lông nên và không nên ăn gì tốt?
Viêm nang lông nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một chế độ dinh dưỡng chuẩn và khoa học là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện các tổn thương ngoài da do viêm nang lông gây ra.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm nang lông
Viêm nang lông do cơ địa, di truyền hoặc do ảnh hưởng từ virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, nhất là khi làn da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc ăn thực phẩm không phù hợp. Đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể tái phát và theo chân bệnh nhân suốt đời.
Bằng cách hạn chế các kích ứng, ăn uống hợp lý thì bệnh nhân hoàn toàn kéo dài được thời gian tái phát trong nhiều năm. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của người bệnh ưu tiên nhóm chất sau:
- Chất chống oxy hóa: Giúp các tổn thương, viêm nhiễm sẽ được hỗ trợ hồi phục nhanh hơn. Trong đó nhóm trái cây có tính chống oxy hóa cao gồm có táo, dứa, mâm xôi, anh đào, phúc bồn tử, việt quất, dâu tây,….
- Vitamin K: Nguồn vitamin K thường có trong chuối, rau cải xanh, diếp cá, cải xoăn, cải thìa, rau bó xôi,…. Chúng cũng được chứng minh là những hoạt chất có tác dụng làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.
- Hoạt chất gingerol: Chúng có nhiều trong gừng – một thực phẩm nổi tiếng nhờ khả năng chống viêm nang lông, viêm da nói chung. Ngoài ra những loại rau gia vị, rau thơm trong nền ẩm thực Việt Nam đều có thành phần kháng sinh tự nhiên cao, nhờ đó tăng cường sức khỏe cho làn da nói chung và phòng viêm nhiễm nói riêng.
- Lycopene: Là một hoạt chất có trong cà chua, với tác dụng chính là ngăn chặn những ảnh hưởng của hoạt chất tiền viêm và chất chỉ thị viêm. Lycopene có nhiều nhất trong cà chua, đây cùng là nguyên nhân vì sao mà cà chua thường được sử dụng như một thực phẩm chống viêm và giảm dị ứng ở bệnh nhân viêm da phổ biến.
- Catechin: Đây là hợp chất chống oxy hóa nổi bật từ thực phẩm, catechin có nhiều trong trà xanh.
=> ĐỌC NGAY: Bị Viêm Lỗ Chân Lông Nhẹ Có Cần Trị? Bao lâu Thì Khỏi?
Bị viêm nang lông nên ăn gì?
1. Trái cây tươi
Trái cây là là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng dễ hấp thu, tránh được tình trạng tích trữ quá nhiều chất dư thừa sinh độc tốt. Đặc biệt, trái cây cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và làm đẹp da. Đối với người bị viêm nang lông, nên ưu tiên các loại trái giàu vitamin E và vitamin C:
- Cam
- Bưởi
- Chuối
- Bơi
- Táo
- Phúc bồn tử.
- Dâu tây,….
2. Rau xanh
Rau xanh cũng giúp cho làn da thải độc, hoạt động tốt hơn. Nên bổ sung các loại rau có xanh đậm như:
- Rau cần tây
- Rau bina
- Rau cải
- Rau súp lơ,
- Rau xà lách xoong
- Cải bẹ xanh
- Cải xoăn…
3. Thực phẩm giàu protein và khoáng chất
Nhóm các thực phẩm giàu đạm và khoáng chất là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nhờ có nguồn đạm và khoáng chất cao giúp phục hồi làn da bị tổn thương sau viêm nang lông nhanh chóng.
- Thịt lợn
- Thịt gà
- Cá các loại
- Tôm
- Cua
- Ốc
- Rong biển…
4. Hạt khô
Các loại hạt dinh dưỡng sấy khô là món ăn nhẹ lý tưởng cho bệnh nhân viêm nang lông. Nhờ chứa hàm lượng cao vitamin E, các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm triệu chứng viêm và mụn, bổ sung độ ẩm cho da.
- Hạt óc chó
- Hạt hạnh nhân
- Hạt mác ca
- Hạt hồ đào
- Hạt dẻ
- Hạt hồ trăn…
5. Các loại cá béo
Các loại cá biển rất có lợi cho sức khỏe, chứa hàm lượng cao chất chống viêm. Cá béo cũng có chất chống viêm selen và Cobalamin giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng tốc quá trình chữa lành da.
Một số loại cá béo tốt cho sức khỏe và làn da của bạn gồm:
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Cá thu
- Cá mòi
- Cá bơn
- Cá nục…
6. Nha đam
Những thành phần chính của lô hội gồm có aloe emodin, barbaloin,… đây là những hoạt chất giúp bảo vệ tế bào da, chống lão hóa. Cùng với các loại vitamin như vitamin E, C cũng với các khoáng chất giúp duy trì và tái tạo da… Người bệnh có thể chế biến lô hội bằng cách nấu chè hoặc ăn cùng với sữa chua làm đẹp da.
7. Dầu oliu
Trong dầu oliu chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, chống sưng viêm và kháng nấm. Đồng thời, bổ sung vitamin A và vitamin E khỏi sự sản sinh các gốc tự do.
Người bệnh cũng có thể sử dụng dầu oliu để chế biến thực phẩm thay dầu ăn hàng ngày. Tốt nhất người bị viêm nang lông hoặc mắc phải các bệnh ngoài da nên dùng dầu oliu nguyên chất để giữ nguyên được dinh dưỡng và tác dụng của oliu.
8. Nước lọc
Uống đủ nước là nguyên tắc cơ bản để giữ được làn da khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục sau tổn thương. Trong đó lượng nước mà cơ thể cần là khoảng 8 ly nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước trái cây…
=> XEM THÊM: Kinh Nghiệm Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Thành Công
Bị viêm nang lông nên kiêng ăn gì?
Nhóm thực phẩm người bệnh viêm nang lông không nên ăn như:
- Các loại tinh bột đã qua chế biến như các loại mì ống, mì ăn liền, bánh mì…;
- Nội tạng động vật;
- Thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ;
- Rượu bia, chất kích thích;
- Thức ăn quá mặn, quá ngọt;
Người bị viêm nang lông nên thăm khám sớm để bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về cách điều trị. Đồng thời, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
Tham khảo thêm
- TOP 5 sữa tắm trị viêm nang lông và liệu pháp dứt điểm bệnh từ thảo dược
- Trị viêm nang lông bằng aspirin có thực sự hiệu quả?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!