Đau vai gáy có nguy hiểm không, biến chứng của bệnh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ xương ở vùng cổ – vai – gáy thường gặp. Nếu không được chữa trị, hội chứng này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, gây rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể. Ngoài ra đau vai gáy còn làm phát sinh một số biến chứng nghiêm trọng như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình và rối loạn hệ thần kinh thực vật.

bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không
Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ – xương ở vùng cổ – vai – gáy. Hội chứng này thường gặp ở người làm công việc văn phòng, tài xế, người thường xuyên lao động nặng nhọc.

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do thói quen thiếu lành mạnh như ngồi hoặc đứng quá nhiều, ngồi làm việc sai tư thế, thường xuyên sử dụng máy tính, mang vác vật nặng ở trên vai,… Hoặc khởi phát do hệ quả của một số bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống cổ,…

Cơn đau do hội chứng này có thể phát sinh sau khi ngồi quá lâu, vận động nặng hoặc khi thời tiết thay đổi. Các triệu chứng của bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, mệt mỏi và giảm khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, quá trình học tập và sinh hoạt.

bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không
Các triệu chứng của đau vai gáy gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và hoạt động sinh hoạt

Ở những trường hợp bệnh kéo dài, cơn đau có thể ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt thông thường, gây rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể. Ngoài ra nếu khởi phát do các bệnh lý mãn tính, hội chứng này có thể tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nặng nề.

Các biến chứng thường gặp của bệnh đau vai gáy

Đau vai gáy là hội chứng rất phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu thăm khám sớm. Tuy nhiên tâm lý chủ quan ở một số bệnh nhân có thể khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra các biến chứng sau:

1. Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh đau vai gáy. Biến chứng này xảy ra khi lưu lượng máu tuần hoàn lên não bộ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

biến chứng đau vai gáy
Thiểu năng tuần hoàn não là biến chứng thường gặp của hội chứng đau vai gáy

Thiểu năng tuần hoàn não thường xảy ra do huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, suy tim, dị dạng mạch máu, viêm tắc động mạch,… Tuy nhiên hội chứng đau vai gáy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sự co cứng cơ và xương đột ngột ở vùng cổ – vai – gáy có thể gây chèn ép mạch máu và làm gián đoạn quá trình lưu thông máu lên não bộ. Dấu hiệu nhận biết thiểu năng tuần hoàn não, bao gồm: Đau nhức đầu, chóng mặt, dị cảm, đãng trí, khó ngủ, mất ngủ, rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc,…

2. Rối loạn thần kinh thực vật

Hội chứng đau vai gáy còn có thể gây chèn ép lên tủy sống cổ và gây ra biến chứng rối loạn thần kinh thực vật. Thần kinh thực vật có chức năng chi phối hoạt động của một số cơ quan như tim, hô hấp, tiêu hóa,…

Tuy nhiên hệ thần kinh này có thể bị tổn thương hoặc mất cân bằng do tủy sống bị chèn ép. Biến chứng rối loạn thần kinh thực vật đặc trưng bởi triệu chứng nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, hay lo âu, giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, dễ tiêu chảy, táo bón,…

Rối loạn hệ thần kinh thực vật không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên sự rối loạn và mất cân bằng ở cơ quan này có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3. Tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân gây ra hội chứng đau vai gáy. Tuy nhiên thực tế cho thấy, một số bệnh nhân bị đau vai gáy do thói quen sinh hoạt có khả năng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường.

Nguyên nhân được xác định là do sự rối loạn ở cơ và xương vùng cổ khiến cột sống mất tính ổn định và dễ bị chèn ép khi có tác động. Tình trạng này kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống và các cơ quan xung quanh diễn ra nhanh hơn bình thường.

4. Rối loạn tiền đình

Tiền đình là cơ quan nằm phía sau ốc tai, đảm nhiệm chức năng duy trì tư thế thăng bằng và phối hợp cử động của toàn bộ cơ thể. Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương dẫn đến triệu chứng ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, choáng đầu,…

biến chứng đau vai gáy
Đau vai gáy làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiền đình

Khi bị đau vai gáy, lưu lượng máu tuần hoàn lên não bộ thường có xu hướng suy giảm hơn bình thường. Tình trạng này không chỉ gây thiểu năng tuần hoàn não mà còn khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận “tín hiệu” chậm hoặc sai lệch, dẫn đế hội chứng rối loạn tiền đình.

5. Biến chứng do các phương pháp điều trị đau vai gáy

Ngoài các biến chứng trực tiếp, các phương pháp điều trị đau vai gáy cũng có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Hầu hết những loại thuốc này đều gây hại lên thận, dạ dày và gan. Vì vậy sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng men gan, tăng nguy cơ suy thận và viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra với những trường hợp dùng corticoid, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hội chứng Cushing, tăng huyết áp, loãng xương,…
  • Dùng bài thuốc Đông y, thuốc Nam: Thuốc Nam và thuốc Đông y chủ yếu sử dụng thảo dược tự nhiên nên có thể giảm độc tính lên thận và gan. Tuy nhiên nếu sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, bạn có thể đối mặt với những biến chứng như suy gan, suy thận, rối loạn tiêu hóa và dị ứng.
  • Châm cứu: Châm cứu ở những cơ sở y tế nhỏ lẻ với kim châm chưa được vô khuẩn có thể gây chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương dây thần kinh.

Phòng ngừa biến chứng của đau vai gáy

Bạn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng của bệnh đau vai gáy với những biện pháp sau:

biến chứng đau vai gáy
Nên thăm khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn biến chứng đau vai gáy
  • Chỉ sử dụng thuốc (thuốc Tây, thuốc Nam và thuốc Đông Y) khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc tăng/ giảm liều lượng.
  • Thay đổi các tư thế sai lệch khi ngồi, đứng hoặc nằm. Nếu phải mang vác vật nặng, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm hạn chế áp lực lên cổ – vai – gáy.
  • Chỉ thực hiện các phương pháp điều trị tại những phòng khám và bệnh viện uy tín.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, dành thời nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp như vitamin E, vitamin C, magie, canxi, Omega 3, đạm,… Hạn chế thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,…
  • Cung cấp đủ 2 lít nước/ ngày, đồng thời cần tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn khác.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều,…
  • Thường xuyên thăm khám để xem xét tiến triển của bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không” và giới thiệu một số biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể dễ dàng kiểm soát tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ:
Viêm đau khớp vai và cách chữa toàn diện, hết đau nhức

Viêm đau khớp vai, đau bả vai là bệnh xương khớp nhiều người gặp phải gây đau đớn và cản…

Cà Tím Chữa Bệnh Khớp – Tưởng lạ mà Hiệu quả Cực hay

Bệnh khớp khiến cho người bệnh phải hứng chịu những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng lớn đến đời…

Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

Bệnh nhân Trình Thị Thúy (65 tuổi, thôn Đống Long, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) Đau Đớn Không Thể Đi Lại Vì Viêm Khớp Cổ Chân – Tôi Đã Khỏi Bệnh Nhờ Biết Đến Cách Này!

Nhiều năm liền mắc viêm khớp cổ chân, bác Trình Thị Thúy đã tìm được cách điều trị dứt điểm…

Cách dùng tinh bột nghệ chữa viêm khớp có hiệu quả nhất

Cách dùng tinh bột nghệ chữa viêm khớp là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được Đông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua